TÀI KHOẢN Ở DOANH NGHIỆP
Đầu tư tài chính bằng vốn đầu tư mạo hiểm còn khá mới mẻ và không mấy phổ biến ở Việt Nam và có nhiều lý do để giải thích cho việc các doanh nghiệp nhỏ khó nhận được sự tài trợ vốn.
– Các ngân hàng thường ít đồng ý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn vì không có đủ tài sản thế chấp
– Các nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro để đầu tư vào một kế hoạch kinh doanh.
Vậy phải làm gì để những kế hoạch kinh doanh tuyệt vời có cơ hội phát triển, làm thế nào để những start – up được chắp thêm đôi cánh để phát triển lớn mạnh? Sẽ có nhiều điều cần phải tìm hiểu.
VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
Việc kinh doanh vốn liên doanh thường được hiểu không chính xác. Nhiều công ty mới thành lập buồn lòng các công ty đầu tư mạo hiểm vì họ không đầu tư vào các dự án mạo hiểm. Họ cho rằng các nhà đầu tư mạo hiểm đã bỏ mất cơ hội của họ nhưng họ không hiểu được rằng, mỗi dự án là không giống nhau và các nhà đầu tư luôn cân nhắc khi đầu tư vào bất kì dự án nào.
Đầu tư vốn mạo hiểm cũng là một loại hình kinh doanh, mà ở đó các nhà đầu tư là những người kinh doanh với trách nhiệm đầu tư tiền của người khác. Họ là những người có chuyên môn và trách nhiệm của họ là giảm thiểu rủi ro càng nhiều càng tốt và đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và giảm tổn thất cho những người góp vốn.
Vốn đầu tư mạo hiểm không phải là nguồn tài trợ cho bất kỳ một doanh nghiệp mới thành lập nào trừ khi có sự kết hợp với các cơ hội sản phẩm, cơ hội thị trường và được chứng minh là có khả năng mang lại lợi nhuận. Việc đầu tư vốn liên doanh phải tập trung vào các sản phẩm và thị trường mới, các sản phẩm này có khả năng làm tăng doanh số bán lên gấp 10 trong vòng 3 năm.
Nếu bạn muốn biết, liệu các công ty mới có phải là một cơ hội để đầu tư mạo hiểm không thì câu trả lời có lẽ là không phải. Những công ty mới được đầu tư mạo hiểm thường là những công ty trong những ngành công nghiệp tăng trưởng, truyền thông đa phương tiện, công nghệ sinh học hay các sản phẩm công nghệ cao…và kế hoạch kinh doanh trong những ngành này thường rất phức tạp. Chúng phải bao gồm các cuộc thảo luận về định giá, chiến lược rút lui, chào bán cổ phần cho nhà đầu tư, chiến lược pha loãng và tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đầu tư mạo hiểm không phải là bỏ tiền mạo hiểm và mong nó sẽ sinh lời.
Vốn đầu tư mạo hiểm không phải là nguồn đầu tư duy nhất của các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp được các nhà đầu tư nhỏ đầu tư và những khoản đầu tư này thường được gọi là đầu tư cá nhân. Ở nhiều nước trên thế giới, những nhà đầu tư thường đến gặp các dự án tiềm năng để gặp mặt và nghe các đề xuất và đây chính là những nhà đầu tư “thiên thần” với các doanh nghiệp non trẻ.
Vậy làm thế nào để bạn cũng được gặp những thiên thần này? Điều này là không dễ vì thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn rất non sơ và những nhà đầu tư kiểu này phải là người hiểu biết rất rõ về thị trường và nhận thấy được tiềm năng trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Nhưng nếu bạn đủ tự tin với kế hoạch kinh doanh của mình hãy nhờ đến sự trợ giúp của cơ quan Chính phủ, trung tâm phát triển doanh nghiệp, các tổ chức gắn kết cộng đồng đầu tư trong nước. Không gì là không thể!
Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn tìm được thiên sứ?
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng thậm chí còn ít khả năng đồng ý cho vay hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm để các doanh nghiệp thực hiện Start-up. Các ngân hàng không phải là nhà đầu tư vào các doanh nghiệp và bị giới hạn bới luật pháp nghiêm ngặt đối với các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp xã hội vì không muốn ngân hàng đầu tư tiền tiết kiệm từ người dân vào các dự án kinh doanh nhiều rủi ro. Nếu đứng ở vị thế người gửi tiền bạn có muốn ngân hàng của mình đem tiền đầu tư vào các dự án nhiều rủi ro. Dĩ nhiên…không.
Một lý do nữa là vì Ngân hàng Trung ương muốn các ngân hàng đảm bảo các khoản cho vay bằng các tài sản thế chấp. Điều này là một cái khó cho các doanh nghiệp mới thành lập vì họ không đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp.
Thế nhưng đây vẫn là một nguồn tài trợ tài chính mà các doanh nghiệp start-up không thể bỏ qua. Trong thực tế, nhiều khoản vay của doanh nghiệp được thực hiện dựa trên tài sản thế chấp của chủ doanh nghiệp, chẳng hạn như quyền sở hữu nhà ở…
Đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động một vài năm, tạo ra một dòng tiền ổn định và có tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ có công thức tính toán để xác định số lượng tiền cho vay phù hợp dựa trên lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.
CÁC KHOẢN CHO VAY KHÁC
Ngoài các khoản vay trên, doanh nghiệp cũng có thể xem xét đến các khoản phải thu tài chính. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng để hỗ trợ lưu chuyển tiền mặt khi vốn lưu động bị treo trong các khoản phải thu. Lãi suất và lệ phí của nguồn vốn tài trợ này thường khá cao nhưng vẫn là nguồn tài chính tốt cho các doanh nghiệp nhỏ. Trong một số trường hợp, người vay mất khả năng thanh toán, nếu khách hàng của họ không trả tiền thì bạn phải là người trả tiền. Nguồn tài trợ này thường được gọi là bao thanh toán trong thanh toán quốc tế.
TRÌNH KẾ HOẠCH CHO NGÂN HÀNG
Qúa trình vay vốn Ngân hàng khác với việc huy động vốn mạo hiểm hoặc đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Các Ngân hàng không được đầu tư vào các kế hoạch kinh doanh với mục đích kinh doanh vì họ đang sử dụng tiền của người dân và phải luôn có tài sản để dự phòng cho mọi khoản vay. Do đó, kế hoạch kinh doanh gửi cho Ngân hàng sẽ khác với kế hoạch gửi cho các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch này có thêm chi tiết về tài chính, lịch sử và nhưng thông tin về tình hình tài chính cá nhân của những người trong Ban quản lý, bảng cân đối tài chính và lịch sử tài chính của doanh nghiệp. Các chủ sở hữu phải gửi cả báo cáo tài chính cá nhân và tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro cho khoản vay.
Cùng với bảng kế hoạch, Ngân hàng còn muốn xem đơn vay vốn, bản sao báo cáo thuế, tài liệu về kết quả tài chính trong quá khứ, báo cáo tài chính cá nhân…Hầu hết các Ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp đánh giá thương mại để đánh giá khoản vay dựa trên các chỉ số bao gồm giá trị tài sản đảm bảo, tỷ lệ vay nợ, chỉ số thanh khoản, các chỉ số kinh doanh khác để đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
TRÌNH KẾ HOẠCH CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Để kế hoạch kinh doanh thuyết phục được các nhà đầu tư phải thể hiện được những điều mà các nhà đầu tư muốn xem:
- Số tiền bạn kiếm được và mức độ sở hữu của bạn;
- Đánh giá của bạn về giá trị của công ty;
- Các cổ đông hiện tại, số cổ phần hiện tại, các quyền chọn hiện tại và khả năng pha loãng trong tương lai;
- Có đội ngũ quản lý vững chắc;
- Mô hình kinh doanh đáng tin cậy;
- Bằng chứng đáng tin cậy về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Để thu hút các nhà đầu tư, nội dung trình bày nên ngắn gọn, làm bật lên những nét tiêu biểu mà các nhà đầu tư quan tâm nhất và đừng lãng phí thời gian với những vấn đề mà họ không quan tâm.
Các chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm nhất:
- NPV (giá trị hiện tại ròng) là thước đo giá trị hiện tại của dòng tiền mặt trong tương lai. Để tính NPV bạn cần có một tỷ lệ chiết khấu giả định và phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Các nhà đầu tư thường chỉ đầu tư cho dự án có NPV >0.
- IRR (tỷ suất hoàn vốn của nhà đầu tư) được tính toán dựa trên chỉ số NPV. Đây là tỷ suất chiết khấu tại đó NPV = 0, hầu hết các bảng tính có chức năng giúp bạn tính IRR từ dòng tiền mặt.
- Thời gian hoàn vốn sẽ sớm hơn với các dự án có IRR cao hơn, đối với những dự án có NPV bằng nhau thì nhà đầu tư thường dựa vào IRR để ra quyết định.
TỔNG KẾT
Hầu hết các doanh nghiệp khi khởi nghiệp thường dựa vào vốn chủ sở hữu hoặc tiền tiết kiệm của bản thân, hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, rất ít các dự án có thể kêu gọi sự đầu tư bên ngoài. Nhưng nếu bạn có một dự án kinh doanh đột phá và hứa hẹn đem lại sẽ tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp có thể kêu gọi đầu tư vốn ở các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc nhà đầu tư thiên thần. Và khi trình bày kế hoạch đến những tổ chức tài chính này, cách trình bày phải phù hợp, doanh nghiệp phải trình bày được điều họ muốn.
Để xây dựng tạo ấn tượng với nhà đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh và gọi vốn thành công. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn