I. Gọi vốn là gì?
Về cơ bản, gọi vốn có nghĩa là nhận được số tiền Bạn cần để phát triển Doanh nghiệp của mình từ các Nhà đầu tư. Gọi vốn là một cách nói khác về kêu gọi tài trợ cho Doanh nghiệp của Bạn. Một Công ty gọi vốn để thêm tiền mặt vào bảng cân đối kế toán, để trả bớt nợ, mở rộng kinh doanh hoặc để có vốn mua lại Doanh nghiệp khác, hoặc đơn giản là cần ‘’đốt’’ tiền mặt để phát triển sản phẩm và tồn tại, như với một số startup.
II. Tài chính là Trái tim của Doanh nghiệp
Tài chính được coi là huyết mạch của Doanh nghiệp kinh doanh. Nó là nền tảng cơ bản của mọi loại hoạt động kinh tế. Sự thành công của một tổ chức phần lớn phụ thuộc vào việc hoạch định, sử dụng và quản lý hiệu quả tài chính.
Tài chính là một trong những lĩnh vực chức năng trọng nhất của tất cả các chức năng kinh doanh. Nó có thể được mô tả như trái tim trong cơ thể con người. Chức năng cơ bản của tim trong cơ thể con người là bơm máu cần thiết đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Tương tự, tài chính trong tổ chức phải cung cấp tài chính cần thiết cho tất cả các bộ phận (chức năng) khác để thực hiện các hoạt động. Tài chính có trách nhiệm xác định các yêu cầu tài chính và cung cấp các khoản tiền cần thiết vào đúng thời điểm.
III. Vòng đời Tài chính của Doanh nghiệp
IV. Những Doanh nghiệp nào cần gọi vốn?
Hầu như tất cả Doanh nghiệp đều cần gọi vốn khi lợi nhuận giữ lại của họ hàng năm không đủ tài trợ cho các dự án mới. Các startup cần gọi vốn để phát triển sản phẩm và tung ra thị trường. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần gọi vốn để mở rộng kinh doanh hoặc nắm bắt các cơ hội mới.
V. Qui trình gọi vốn thông thường gồm những bước nào?
Về cơ bản, qui trình gọi vốn thường qua 4 bước sau:
- Bước 1: Tiếp cận Nhà đầu tư tiềm năng và quan tâm đến dự án của Bạn.
Giai đoạn này, Bạn cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết (Như Teaser, PitchDeck…) để gửi cho các Nhà đầu tư tiềm năng. - Bước 2: Nhà đầu tư đánh giá và rà soát Công ty của Bạn trên 3 khía cạnh chủ chốt:
– Rà soát về mặt Pháp lý,
– Rà soát về mặt Hoạt động,
– Rà soát về mặt Tài chính. - Bước 3: Các bên định giá và đàm phán về các điều khoản, điều kiện đầu tư.
- Bước 4: Giao dịch, gồm các thủ tục như ký MOU, Hợp đồng Đầu tư, Thỏa thuận Cổ đông, Sửa đổi Điều lệ (Nếu cần), Thay đổi Giấy phép kinh doanh, Phát hành cổ phần cho Nhà đầu tư mới, Lập Sổ quản lý Cổ đông…
VI. Những thách thức thường gặp trong gọi vốn
8 thách thức trong việc gọi vốn
1. Đánh giá thấp thời gian và nỗ lực của việc gọi vốn
Sự hấp dẫn của tiền bạc khiến các nhà sáng lập đánh giá thấp thời gian, nỗ lực và năng lượng cần thiết để có được nguồn vốn. Ở các Công ty mới nổi, trong chu kỳ huy động vốn, các nhà quản lý thường dành một nửa thời gian và phần lớn năng lượng của họ để cố gắng huy động vốn bên ngoài. Chúng tôi đã thấy những người sáng lập bỏ gần như mọi thứ khác mà họ đang làm để tìm các nguồn tiền tiềm năng cho Doanh nghiệp của mình.
Quá trình này rất căng thẳng và có thể kéo dài trong nhiều tháng khi các Nhà đầu tư quan tâm tham gia vào các kỳ “rà soát và thẩm định” Doanh nghiệp gọi vốn.
2. Việc kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nếu không hoạch định tốt
Do phải dành nhiều thời gian và năng lượng để gọi vốn mà khách hàng của Doanh nghiệp có khi cảm thấy bị bỏ quên, dù không cố ý. Kết quả là, doanh số bán hàng chững lại hoặc sụt giảm, thu tiền mặt chậm và lợi nhuận giảm dần. Và nếu nỗ lực gọi vốn cuối cùng không thành công, thì tinh thần chủ Doanh nghiệp bị suy giảm và những người chủ chốt thậm chí có thể rời đi. Những tác động có thể làm tê liệt một Doanh nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn.
3. Bạn không có quyền riêng tư
Khi tìm kiếm nguồn vốn, Bạn phải chuẩn bị để nói chuyện và trình bày với 5, 10, thậm chí hàng chục người khác nhau về công việc kinh doanh của Bạn, chẳng hạn như Doanh nghiệp Bạn phụ thuộc vào một kỹ thuật viên hay kỹ sư xuất sắc nào đó, khả năng và thiếu sót của ban quản lý là gì, Bạn sở hữu bao nhiêu Công ty, Bạn được trả thù lao như thế nào, và chiến lược tiếp thị và cạnh tranh của Bạn là gì. Và Bạn sẽ phải chia sẻ báo cáo tài chính Doanh nghiệp của mình.
Tiết lộ những thông tin như vậy khiến các doanh nhân không thoải mái. Mặc dù hầu hết các Nhà đầu tư tiềm năng đều tôn trọng tính bảo mật của Doanh nghiệp thông qua một NDA (Non-Disclosure Agreement, Thỏa thuận Bảo mật Thông tin), nhưng thông tin đôi khi bị rò rỉ một cách vô tình.
Xác suất để thông tin lọt vào tay kẻ xấu là rủi ro cố hữu trong việc tìm kiếm vốn, cho nên hãy đảm bảo rằng Bạn thực sự cần tiền và đang nhận tiền từ những nguồn có uy tín cao. Mặc dù Bạn không thể loại bỏ rủi ro, nhưng Bạn có thể giảm thiểu nó, bằng cách thảo luận thương vụ với những Nhà đầu tư rõ ràng, tránh một số nguồn gần gũi với đối thủ cạnh tranh và chỉ nói chuyện với những nguồn có uy tín.
4. Quá tập trung vào tiền bạc mà bỏ qua các yếu tố có giá trị khác
Mặc dù tiền thúc đẩy nỗ lực gọi vốn của Bạn, nhưng đó không phải là điều duy nhất mà các đối tác tài chính tiềm năng cung cấp. Vì ngoài tiền ra, Bạn có thể cần chú ý xem liệu đối tác có kinh nghiệm trong ngành không, họ có nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp hoặc khách hàng tiềm năng và danh tiếng tốt hay không. Việc tìm một Nhà đầu tư Chiến lược đôi khi đem lại cho Doanh nghiệp của Bạn những lợi ích to lớn khác ngoài tiền bạc, một ví dụ là nếu Bạn có thể đồng thời tận dụng được kênh phân phối rộng lớn của họ nữa thì thật tuyệt vời.
5. Giới hạn việc Bạn có thêm khách hàng
Có một Nhà đầu tư chiến lược là một điều tốt nhưng đôi khi điều này có một chút cản trở Bạn có thêm khách hàng tiềm năng mới. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh của Nhà đầu tư chiến lược có thể không muốn mua sản phẩm từ Công ty Bạn, vì nếu làm như vậy sẽ làm giàu cho đối thủ của họ.
6. Không có mạng lưới Nhà đầu tư
Thị trường đầu tư vào Doanh nghiệp, nhất là đối với Doanh nghiệp chưa niêm yết không nhộn nhịp như thị trường mua bán Bất động sản hay Ô tô. Và thường số lượng Nhà đầu tư Vốn tư nhân (Private Equity Investors) thì ít hơn số lượng Doanh nghiệp cần vốn nên Bạn cần phải có sẵn mạng lưới các Nhà đầu tư, hoặc Bạn cần một bên Môi giới Đầu tư chuyên nghiệp. Thường các đơn vị này đã xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ với Nhà đầu tư hoặc họ sẽ giúp Bạn ‘’săn tìm’’ Nhà đầu tư phù hợp.
7. Tiến hành thương vụ như thế nào
Khi quyết định gọi vốn, Chủ Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một loạt thách thức mới chờ đợi họ. Họ sẽ phải đối mặt với sự phức tạp của cấu trúc thỏa thuận thương vụ, đàm phán, các vấn đề pháp lý, thẩm định, tình huống dự phòng, khung thời gian và việc chuẩn bị không ít tài liệu. Quá trình này bao gồm một loạt các nhiệm vụ, thời hạn, thủ tục giấy tờ và các Chuyên gia phải quản lý từ đầu đến cuối. Tất nhiên, mọi thỏa thuận đều có những trục trặc và bế tắc và để vượt qua những rào cản bất ngờ này, và cần phải có sự sáng tạo, chuyên môn và kỹ năng đàm phán lão luyện.
8. Pha loãng quá nhiều và mất quyền kiểm soát Công ty
Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc gọi vốn là: Quyền kiểm soát và Lợi ích Kinh tế. Có thêm cái này có thể buộc Bạn phải đánh đổi cái còn lại. Cho nên Bạn cần phải cân bằng hai thứ này. Gọi quá nhiều vốn cùng một lúc có thể khiến tỷ lệ sở hữu của Chủ Doanh nghiệp hoặc Người sáng lập giảm đi nhanh chóng và mất quyền kiểm soát Công ty. Cho nên việc hoạch định một lộ trình gọi vốn qua các vòng, bao nhiêu vốn cho từng vòng, giá trị Doanh nghiệp ước tính sau mỗi vòng, tỷ lệ sở hữu còn lại sau mỗi vòng là bao nhiêu, là rất cần thiết.
VII. Profit Station giúp được gì cho Bạn?
Như Bạn đã thấy, gọi vốn là một công việc đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm, Profit Station:
- Chúng tôi am hiểu những yêu cầu và mong đợi của các Nhà đầu tư, chúng tôi có thể giúp Bạn trình bày Kế hoạch Kinh doanh / Dự án của Bạn theo “ngôn ngữ” của họ.
- Lợi thế của chúng tôi là chúng tôi đã xây dựng được Mạng lưới với hơn 300+ Nhà đầu tư và số lượng này không ngừng mở rộng. Chúng tôi đã giúp nhiều Công ty gọi vốn thành công. Chúng tôi có thể giúp Bạn gia tăng đáng kể cơ hội kết nối với Nhà đầu tư.
Nội dung Công việc Tư vấn Gọi vốn – Tìm Nhà đầu tư cho Công ty của Bạn bao gồm:
1. Tư vấn đầu tư
a. Chuẩn bị Teaser – Tài liệu chào cho Nhà đầu tư bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (trong trường hợp PROFIT STATION chào cho nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài)
Nội dung Teaser bao gồm:
i. Tổng quan về công ty
-
- Sơ lược về công ty
- Thông tin cổ đông / thành viên góp vốn
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tổng quan về sản phẩm dịch vụ
- Hình ảnh cơ sở vật chất
- Năng lực sản xuất (nếu là công ty sản xuất)
- Điểm mạnh / lợi thế của công ty
- Đối thủ cạnh tranh (Top 3 đối thủ)
- Định hướng / Kế hoạch phát triển
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ nhân sự chủ chốt
ii.Triển vọng thị trường
-
- Qui mô & mức tăng trưởng của thị trường
- Các yếu tố thúc đẩy thị trường tăng trưởng
iii. Thông tin tài chính: Thông tin tài chính 3 năm vừa qua và dự báo 3 năm tiếp theo
iv, Thông tin định giá và nhu cầu bán cổ phần/phần vốn góp
v. Kế hoạch sử dụng vốn (Trường hợp gọi thêm vốn)
vi. Luận điểm đầu tư (Điểm nổi bật khi đầu tư)
b. Rà soát Doanh nghiệp (Due Diligence): Rà soát trước để rút ngắn thời gian làm việc với nhà đầu tư, gồm 3 phần:
i. Rà Soát Pháp Lý (Legal Due Diligence)
-
- Quyền sở hữu cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Tài sản doanh nghiệp
- Lao động
- Sở hữu trí tuệ
- Thuế
- Giấy phép và điều kiện kinh doanh
- Tranh chấp & Khiếu kiện
- Hợp đồng và giao dịch khác
ii. Rà Soát Hoạt Động (Operations Due Diligence)
Khảo sát thị trường, vị thế cạnh tranh và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường. Rà Soát Hoạt Động cũng chỉ ra những tác động ngoại vi đến hoạt động của doanh nghiệp.
iii. Rà Soát Tài Chính (Finance Due Diligence)
Rà soát tài chính bao gồm việc đánh giá doanh số, chi phí, thu nhập, tài sản, công nợ, vốn góp của chủ sở hữu, dòng tiền, các khoản vay cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
c. Rà soát giá trị thương vụ: Rà soát cho KHÁCH HÀNG những vấn đề liên quan đến đầu tư như:
- Giá trị thương vụ.
- Cấu trúc thương vụ (Deal structure)
- Cơ cấu sở hữu và kịch bản pha loãng.
- Khả năng thoái vốn
- Quyền chọn và cổ phần ưu đãi.
- Thỏa thuận Cổ đông / Thỏa thuận Thành viên.
- Các điều khoản đầu tư có liên quan.
2. Môi giới đầu tư
a. Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp từ các cổ đông/thành viên góp vốn hiện hữu của KHÁCH HÀNG.
b. Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn phát hành thêm của KHÁCH HÀNG.
c. Tìm kiếm nhà đầu tư có nguồn lực tài chính để cung cấp vốn cho KHÁCH HÀNG dưới hình thức cho vay hoặc các hình thức cấp vốn hợp pháp khác.
d. Tìm kiếm nhà đầu tư có nhu cầu nhận chuyển nhượng/mua lại tài sản, trang thiết bị, tài sản sở hữu trí tuệ và các dịch vụ liên quan mà KHÁCH HÀNG đang sở hữu và vận hành.
e. Nhà đầu tư tiềm năng bao gồm: Các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính và/hoặc định hướng đầu tư chiến lược.
f. Số lượng Nhà đầu tư dự kiến tiếp cận: 10 (mười) Nhà đầu tư tiềm năng. (Trường hợp chốt được sớm Nhà đầu tư thì số lượng thực tế có thể thấp hơn).
g. Hướng tiếp cận: Bằng nghiệp vụ và mạng lưới của PROFIT STATION
h. Tư vấn, hỗ trợ KHÁCH HÀNG đàm phán, giao dịch với nhà đầu tư trong trường hợp KHÁCH HÀNG có yêu cầu.
Có được nguồn vốn đầu tư nghĩa là việc kinh doanh của Bạn thành công được một nửa. Hãy gọi cho chúng tôi hôm nay, đội ngũ Chuyên gia đã gọi vốn thành công cho nhiều Doanh nghiệp của Profit Station sẽ thảo luận thêm với Bạn về dịch vụ Tư vấn Gọi vốn – Tìm Nhà đầu tư.
Xem Khách hàng nói về chúng tôi
Hotline: 091 984 4298 | Email: contact@profitstation.vn
Các Dự án Profit Station đã thực hiện