I. Người ta bán Doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Có nhiều lý do khiến người ta muốn bán Doanh nghiệp của họ. Đối với một số người, quyết định này được đưa ra dựa trên lý do tài chính thuần túy, đối với những người khác, chính yếu tố lối sống đóng vai trò là chất xúc tác.
Dưới đây là 12 lý do phổ biến nhất để bán Doanh nghiệp:
6 lí do phổ biến đầu tiên khi bán doanh nghiệp
1. Nghỉ hưu
Nghỉ hưu là một trong những lý do phổ biến nhất được đưa ra để bán một Doanh nghiệp. Khi đến lúc Bạn muốn bỏ lại thế giới công việc, nếu không có ai phù hợp hoặc sẵn sàng tiếp quản công việc kinh doanh của Bạn, thì lựa chọn tốt nhất là bán đi. Lợi ích của việc bán do nghỉ hưu thường là Bạn có nhiều thời gian để hoạch định chiến lược bán Công ty.
2. Sức khỏe của Chủ sở hữu / Giám đốc
Rất tiếc có thể có lúc sức khỏe của Bạn không cho phép Bạn tiếp tục điều hành công việc kinh doanh của mình. Rất nhiều Doanh nghiệp nhỏ có thể đạt thành công nhờ vào sự chăm chỉ và cống hiến của Chủ sở hữu; một khi Chủ sở hữu không thể tiếp tục đóng vai trò tích cực trong hoạt động, Doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Do đó, thời gian ít ỏi là một thách thức khi tiến hành thương vụ khi sức khỏe yếu buộc Bạn phải bán Doanh nghiệp.
3. Cơ hội mới
Có những cơ hội mới trong thế giới kinh doanh luôn xuất hiện. Cho dù công việc kinh doanh hiện tại của Bạn có thành công hay không, Bạn có thể muốn thử một loại hình kinh doanh khác nếu Bạn thấy có cơ hội tốt để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, trước tiên Bạn phải bán Doanh nghiệp hiện tại của mình để tài trợ cho dự án kinh doanh mới nhất này. Ngoài ra, Bạn có thể sẽ không có thời gian để điều hành hai Doanh nghiệp cùng một lúc. Tốt hơn hết là Bạn nên dành tất cả thời gian của mình cho cơ hội kinh doanh mới đến và cố gắng làm điều đó tốt nhất có thể. Trong khi đó, Bạn có thể bán Doanh nghiệp hiện tại của mình cho một Người mua có đam mê để duy trì thành công của nó và thậm chí có thể làm cho nó thành công hơn.
4. Các Chủ sở hữu hiện tại đã đưa Doanh nghiệp đi xa nhất có thể
Đôi khi, một Doanh nghiệp có thể phát triển đến mức những người sáng lập Công ty cảm thấy rằng họ không thể làm gì được nữa. Để một Doanh nghiệp đặc biệt thành công tiếp tục phát triển, nó có thể cần phải trở thành một phần của một Tổ chức lớn hơn với nhiều nguồn lực hơn.
5. Chủ sở hữu có thể ‘’thấy trước’’ sự sụt giảm lợi nhuận sắp tới
Điều tự nhiên là nếu Bạn cảm thấy Doanh nghiệp của mình đã đạt đến đỉnh cao lợi nhuận thì Bạn muốn thoát ra trước khi sự sụt giảm bắt đầu.
6. Lo ngại về những thay đổi trong ngành
Điều này có thể bao gồm luật lệ hay qui định mới được đưa ra, sự suy thoái chung của khu vực hoặc các yếu tố chính trị.
6 lý do thường phổ biến tiếp theo khi bán doanh nghiệp
7. Kinh doanh sa sút
Một chủ Doanh nghiệp có thể muốn bán Doanh nghiệp của họ nếu Doanh nghiệp đang giảm sút. Có lẽ họ đã thử mọi cách để xoay chuyển tình hình kinh doanh và tạo ra lợi nhuận, nhưng không có kết quả. Sự lựa chọn duy nhất mà họ còn lại là bán Doanh nghiệp trước khi giá trị của nó giảm nhiều hơn nữa.
Bạn có thể không nghĩ rằng Người mua sẽ quan tâm đến việc mua các Doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, Người mua nhìn nhận các Doanh nghiệp đang sa sút như một cơ hội để nhảy vào và xoay chuyển công việc kinh doanh đó. Những cơ sở kinh doanh này thường bán với giá rẻ vì Chủ sở hữu muốn thoát hàng nhanh chóng. Vì vậy, Người mua mua Doanh nghiệp và sau đó sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật của riêng họ để thử và làm cho nó có lãi trở lại.
8. Thay đổi bối cảnh kinh doanh
Các tình huống bất ngờ trên toàn thế giới như đại dịch, cũng như chiến tranh thương mại toàn cầu, hạn chế thương mại địa phương, v.v., có thể thay đổi cục diện kinh doanh trong nhiều ngành một cách đáng kể. Luôn có những người chiến thắng từ những cơ hội mới, nhưng rất nhiều chủ Doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là trong các ngành truyền thống, có thể chọn bán tháo.
9. Chán
Một chủ Doanh nghiệp có thể cảm thấy nhàm chán khi làm cùng một việc mỗi ngày. Ngay cả khi họ đang kiếm tiền từ công việc kinh doanh của mình, Chủ sở hữu có thể vẫn muốn thử một cái gì đó mới. Cần rất nhiều ý chí để điều hành cùng một Doanh nghiệp trong 10, 20, hoặc thậm chí 30 năm. Có thể họ không bao giờ ngờ điều hành một Doanh nghiệp lâu như vậy. Mặt khác, họ cũng có thể là một chủ Doanh nghiệp mới chỉ kinh doanh được vài năm và không thực sự thích thú với công việc đó. Bất kể lý do khiến họ chán nản là gì, họ có thể quyết định bán Doanh nghiệp hiện tại của mình và sau đó cố gắng điều hành một Doanh nghiệp khác mà họ sẽ thấy thích thú hơn.
10. Lời đề nghị Bạn không thể từ chối
Trong những trường hợp hiếm hoi, chủ Doanh nghiệp thậm chí có thể không nghĩ đến việc bán Doanh nghiệp của họ cho đến khi có một Người mua đưa ra cho họ một đề nghị mà họ không thể từ chối. Đây sẽ là một lời đề nghị rất hấp dẫn đối với Chủ sở hữu đến nỗi họ không thể từ bỏ được. Một lời đề nghị như vậy rõ ràng sẽ là một mức giá chào mua cao hơn giá trị thị trường cho Doanh nghiệp. Vì những loại tình huống này rất hiếm, có thể Bạn sẽ không muốn bỏ qua vì Bạn có thể không nhận được một lời chào mua hấp dẫn khác giống như vậy trong tương lai.
Có rất nhiều lý do khiến Người mua đưa ra đề nghị cho Chủ sở hữu Doanh nghiệp chưa niêm yết. Người mua có thể cảm thấy đam mê với Doanh nghiệp của Bạn và cảm thấy họ có thể điều hành nó tốt hơn nữa. Họ cũng có thể là đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp của Bạn và đang tìm cách mở rộng bằng cách mua Doanh nghiệp của Bạn để gia tăng thị phần và hợp nhất với Doanh nghiệp của họ. Dù lý do là gì, đó sẽ là một thỏa thuận hấp dẫn dành cho Chủ sở hữu.
11. Nghĩa vụ với gia đình
Giả sử Bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình với tư cách là một người độc thân nhưng sau đó lại gặp một người Bạn yêu. Nếu Bạn ổn định cuộc sống và có con với người yêu của mình, điều này sẽ buộc Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và ít thời gian hơn cho công việc kinh doanh của mình. Loại phân tâm này có thể khiến công việc kinh doanh của Bạn bị ảnh hưởng, vì vậy Bạn có thể quyết định bán Doanh nghiệp và đảm nhận một công việc không tiêu tốn nhiều thời gian của Bạn. Hoặc đôi khi Bạn bán Công ty để xuất cảnh cùng gia đình.
12. Chủ Doanh nghiệp có những nhu cầu tài chính cá nhân khác
Ví dụ như họ có thể muốn bán bớt một phần Công ty để trả bớt một số khoản nợ về mặt cá nhân của họ, để cho con cái đi du học, hỗ trợ người thân hoặc đơn giản là có nguồn tiền mặt để cuộc sống tiện nghi hơn.
Dù lý do bán Doanh nghiệp của Bạn là gì, việc có một Chuyên gia hướng dẫn Bạn thực hiện quy trình là tối cần thiết.
II. Có những hình thức bán Doanh nghiệp nào?
- Bán một phần thiểu số
- Bán phần lớn (cổ phần) Doanh nghiệp
- Bán đứt / toàn bộ Doanh nghiệp
III. Những khó khăn & thách thức trong việc bán Doanh nghiệp
1. Sự xao nhãng
Bán một Doanh nghiệp đòi hỏi sự cam kết đáng kể về thời gian và nguồn lực của Chủ sở hữu và do đó, có thể gây ra sự xao lãng rất lớn khỏi hoạt động của Doanh nghiệp hiện tại của họ.
2. Không đánh giá được giá trị Công ty
Khi bắt đầu quy trình bán Công ty, hầu hết các Chủ sở hữu có khuynh hướng định giá quá cao Công ty của họ. Cũng dễ hiểu, đây đã là đứa con của họ trong nhiều năm và rất nhiều tâm huyết đã được dồn vào đó. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, mức định giá cao như vậy không phải là dấu hiệu của mức giá thị trường thực tế. Nếu họ đưa ra với một mức giá chào bán phi thực tế, họ thực sự đang tự gây khó khăn cho chính mình vì không tìm được Người mua ở mức giá đó.
3. Bảo mật
Đối với một Doanh nghiệp hiện có và đang hoạt động, việc duy trì tính bảo mật tối đa là yếu tố then chốt cho sự thành công của việc kinh doanh và giao dịch. Không giống như việc bán một tài sản điển hình như nhà, xe hơi, sản phẩm hoặc dịch vụ, việc bán một Doanh nghiệp yêu cầu bí mật. Bạn đang phải gánh thêm nhiệm vụ bán một tài sản có giá trị mà không thể quảng cáo nó để bán hoặc cho phép nó trở thành thông tin công bố rộng rãi. Nếu không được bảo mật, những người liên quan đến Doanh nghiệp của Bạn, bao gồm khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và nhà tài chính, ngân hành của Bạn sẽ trở nên bất an. Bạn có nguy cơ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh hiện tại, cơ sở khách hàng, khả năng giữ chân nhân viên, chiến lược và và cuối cùng là lợi nhuận của Bạn. Chưa kể đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng để nói xấu Công ty Bạn.
4. Không có mạng lưới Người mua
Thị trường mua bán Doanh nghiệp không nhộn nhịp như thị trường mua bán Bất động sản hay Ô tô. Và thường Người mua thì ít hơn Người bán nên Bạn cần phải có sẵn mạng lưới các Nhà đầu tư, hoặc Bạn cần một bên Môi giới bán Doanh nghiệp chuyên nghiệp. Thường các đơn vị này đã xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ với Nhà đầu tư hoặc họ sẽ giúp Bạn ‘’săn tìm’’ Người mua phù hợp.
5. Tiến hành thương vụ như thế nào
Khi quyết định bán một Doanh nghiệp, Chủ Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một loạt thách thức mới chờ đợi họ. Họ sẽ phải đối mặt với sự phức tạp của cấu trúc thỏa thuận thương vụ, đàm phán, các vấn đề pháp lý, thẩm định, tình huống dự phòng, khung thời gian và việc chuẩn bị không ít tài liệu. Quá trình này bao gồm một loạt các nhiệm vụ, thời hạn, thủ tục giấy tờ và các Chuyên gia phải quản lý từ đầu đến cuối. Tất nhiên, mọi thỏa thuận đều có những trục trặc và bế tắc và để vượt qua những rào cản bất ngờ này, và cần phải có sự sáng tạo, chuyên môn và kỹ năng đàm phán lão luyện.
IV. Nên bán Doanh nghiệp cho Nhà đầu tư Tài chính hay Nhà đầu tư Chiến lược?
Bạn thường nghe nói đến Nhà đầu tư Tài chính hay Nhà đầu tư Chiến lược, vậy hai loại hình này khác nhau như thế nào khi thực hiện thương vụ bán Công ty?
1. Về cơ bản có hai loại hình Người mua / Nhà đầu tư:
Tìm Người mua / Nhà đầu tư Tài chính (Financial Exit / Investors):
Là bán (cổ phần) Doanh nghiệp theo tính chất thương mại (trade sale) hoặc IPO, trong đó giá trị thu được dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty của Bạn.
Tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược (Strategic Exit / Investors):
Không dựa trên cơ sở lợi nhuận có thể tạo ra của Công ty của Bạn, mà trên cơ sở lợi nhuận trong tương lai có thể được tạo ra bởi Người mua / Nhà đầu tư khi họ khai thác tài sản hoặc khả năng (capability) của Công ty của Bạn.
Trong trường hợp của tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược, không quan trọng việc kinh doanh của Công ty của Bạn có tạo ra lợi nhuận nhiều, có doanh thu tăng trưởng hoặc đang phát triển hay không. Điều này trái ngược với Tìm Người mua / Nhà đầu tư Tài chính trong đó hoàn toàn dựa vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mà Công ty của Bạn đem lại cho Chủ sở hữu mới.
2. Vậy Công ty của Bạn phù hợp với hướng tìm Nhà đầu tư nào?
So sánh lựa chọn giữa Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược và Tài chính
Như vậy, trong trường hợp các con số về kết quả kinh doanh và tăng trưởng ủng hộ hướng Tìm Người mua / Nhà đầu tư Tài chính thì Công ty của Bạn có thể theo hướng này. Nếu không thì Công ty của Bạn có thể hướng về Tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược. Mặt khác, giá bán cao nhất của Công ty của Bạn là hữu hạn nếu tìm Người mua / Nhà đầu tư tài chính, vì dựa trên dòng tiền có thể tạo ra. Còn nếu tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược, giá bán chỉ bị giới hạn bởi khả năng tạo ra cơ hội cho Người mua / Nhà đầu tư. Tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược thông thường có lợi hơn.
Chìa khóa cho việc tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược là tìm một Công ty lớn mà có thể khai thác các tài sản, khả năng của Công ty của Bạn để tạo ra doanh thu lớn. Trong tình huống này, doanh thu, số lượng khách hàng hoặc nhân viên hoặc mức độ lợi nhuận của Công ty của Bạn có thể không quá quan trọng, mà là độ lớn của các cơ hội doanh thu dành cho Người mua / Nhà đầu tư.
Quá trình này bắt đầu bằng việc xem xét tài sản và khả năng riêng của Công ty của Bạn. Những gì Công ty của Bạn có hoặc làm mà có thể làm cơ sở để giải quyết các mối đe dọa nghiêm trọng hoặc cho phép một cơ hội doanh thu quy mô lớn cho một Tập đoàn lớn?
Tiếp theo, Công ty của Bạn cần phải xác định được các Tập đoàn lớn có thể khai thác cơ hội như thế nào.
Hoặc có một khả năng nữa là Công ty của Bạn có thể chia nhỏ ra để bán cho các Người mua / Nhà đầu tư khác nhau.
V. Bạn có gì để ‘’bán’’ cho Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược?
Khi tiếp cận được một Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược, Bạn hãy xác định Giá trị Chiến lược của Công ty của mình để chào cho họ.
Để tính toán một Giá trị chiến lược, Công ty của Bạn cần phải hoàn toàn thoát khỏi cách định giá thông thường.
Để hiểu được tiềm năng Giá trị chiến lược của Công ty của Bạn, Công ty của Bạn cần phải đặt mình vào vị trí của Người mua, xem xét từ bên trong tổ chức của Người mua để xem làm thế nào họ có thể khai thác được Giá trị chiến lược của Công ty của Bạn.
1. Tài sản Chiến lược (Strategic Assets):
Trong bối cảnh này là những điều mà Công ty của Bạn có mà có thể loại bỏ các mối đe dọa hoặc tạo cơ hội cho Người mua.
Ví dụ như:
- Sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu)
- Cơ sở khách hàng
- Kênh phân phối
- Công nghệ hoặc một quy trình kỹ thuật
- Dữ liệu và kiến thức hệ thống hóa
- Hợp đồng
- Tài sản vật chất, trang thiết bị và hàng hóa
- Địa điểm
- Cố vấn, Giám đốc, quản lý và nhân viên
- Mối quan hệ với các tổ chức cụ thể
- Giấy phép
- Tiết giảm thời gian và chi phí thâm nhập thị trường: Đối với Người mua muốn nhảy ngay vào ngành của Bạn mà không muốn tốn thời gian bắt đầu mọi thứ xây dựng doanh nghiệp mới từ con số không thì việc mua Công ty Bạn sẽ giúp họ hiện diện ngay vào ngành, và trường hợp này thì đây chính là một loại ‘tài sản’ mà Bạn có thể bán.
2. Khả năng Chiến lược (Strategic Capability):
Khả năng Chiến lược của Công ty của Bạn là những điều mà Người mua có thể được sử dụng làm đòn bẩy hoặc có thể giải quyết một vấn đề đối với họ.
Khả năng được dựa trên kiến thức và kỹ năng của người làm việc. Như vậy, trong khi một tài sản có thể có thể được bán ra một cách tách biệt, khả năng gắn liền với nguồn nhân lực.
Ví dụ về các Khả năng chiến lược là:
- Khả năng Tiếp thị và khuyến mãi
- Khả năng Phát triển sản phẩm
- Khả năng Thiết kế sản phẩm
- Khả năng Bán hàng và hỗ trợ sau bán hàng
- Khả năng Kiểm soát chất lượng
- Khả năng Quản lý nhà phân phối
- Khả năng Quản lý các dự án lớn, phức tạp
VI. Cách tìm Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược
Công ty của Bạn cần làm một Nghiên cứu để xác định:
- Ai kiếm được tiền khi Công ty của Bạn kiếm được tiền? (Đối tác phân phối)
- Ai không làm ra tiền khi Công ty của Bạn kiếm được tiền? (Đối thủ cạnh tranh)
- Ai có thể kiếm tiền nhiều hơn Công ty của Bạn có thể từ sản phẩm của Công ty của Bạn? (Ai có kênh phân phối rộng hơn Công ty của Bạn?)
- Ai có thể loại bỏ một hạn chế về trong hoạt động kinh doanh của Công ty của Bạn? (Nguồn lực tài chính?)
- Ai có một vấn đề mà Công ty của Bạn có thể sửa chữa?
- Ai có mối đe dọa mà Công ty của Bạn có thể làm giảm hoặc loại bỏ? (Tích hợp dọc)
- Ai bán cho cùng một khách hàng giống Công ty của Bạn? (Sản phẩm bổ sung)
- Ai sử dụng công nghệ giống Công ty của Bạn?
- Ai cần cơ sở khách hàng của Công ty của Bạn? (Bán chéo sản phẩm)
- Ai cần công nghệ hoặc những nhân sự của Công ty của Bạn?
Tiêu chí lựa chọn Người mua / Nhà đầu tư Chiến lược cũng nên xem xét đến kinh nghiệm của họ trong hoạt động mua lại, họ càng có kinh nghiệm, công việc càng trôi chảy & Người mua tìm kiếm Giá Trị Chiến Lược thường sẵn sàng một mức giá công bằng cho giá trị của Công ty của Bạn.
- Công ty của Bạn sẽ trình bày cho Người mua như thế nào về việc có thể khai thác các tiềm năng của Công ty của Bạn?
- Người mua thành công thường trả một mức giá cao hơn và cũng ít có khả năng sa thải nhân viên của Công ty của Bạn.
- Nếu Người mua đã có một số hoạt động mua lại trước đây, Công ty của Bạn cần tìm hiểu sự thành công hay thất bại trước đó của họ.
- Trong thực tế, tổng số tiền thu về có thể nhiều hơn đáng kể nếu Doanh nghiệp được bán theo các giai đoạn khác nhau cho những Người mua khác nhau.
VII. “Dọn dẹp’’ gì để hấp dẫn Người mua?
Công ty của Bạn cũng cần phải cấu trúc Doanh nghiệp theo hướng sẽ giúp Người mua thực hiện nhanh chóng các cơ hội. Điều này có thể đòi hỏi Công ty của Bạn xây dựng một nền tảng cho khả năng mở rộng quy mô và thay đổi Doanh nghiệp của Công ty của Bạn để giảm thiểu các vấn đề trong quá trình tích hợp.
Giá bán mà Công ty của Bạn sẽ nhận được có liên quan trực tiếp đến độ lớn và thời gian (nhanh hay chậm) của dòng doanh thu và lợi nhuận mà Người mua có thể tạo ra từ Giá Trị Chiến Lược của Công ty của Bạn.
Mục tiêu của Công ty của Bạn, do đó, phải là tạo ra một tập hợp các điều kiện cho phép tích hợp nhanh chóng Doanh nghiệp của Công ty của Bạn vào Người mua và khai thác các cơ hội.
Công ty của Bạn có thể giảm thời gian và chi phí tích hợp bằng cách:
“Dọn dẹp” doanh nghiệp để hấp dẫn người mua
1. Sản phẩm cũ?
Có bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ mà Công ty của Bạn hiện đang cung cấp mà những Người mua không quan tâm hoặc sẽ làm mất sự tập trung của Người mua / Nhà đầu tư tiềm năng vào các cơ hội chính? –> Nên loại bỏ trước.
2. Các bộ phận kinh doanh không liên quan
Có bộ phận kinh doanh của Công ty của Bạn không liên quan đến giá trị cho Người mua? –> Nên tách ra thành một Công ty riêng hoặc bán nó trước.
Điều này sẽ có tác dụng đẩy nhanh tiến độ thẩm định, giảm bớt thời gian để tích hợp các hoạt động chính và giảm chi phí cho Người mua phải đối mặt với các khả năng dư thừa.
3. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn
Có tiêu chuẩn nào mà Công ty của Bạn phải tuân thủ liên quan đến các lĩnh vực như thiết kế, sản xuất, đóng gói mà Người mua sẽ muốn thực hiện trước khi tung ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới?
Bạn xem xét xem việc tuân thủ các tiêu chuẩn có thể được thực hiện trước khi bán không.
4. Khách hàng, nhà cung cấp và thỏa thuận hợp tác
Nếu Công ty của Bạn thấy rằng một số hoặc tất cả các thỏa thuận của Công ty của Bạn sẽ cần phải được thay đổi để cho phép Công ty của Bạn bán các năng lực kinh doanh và chuyển giao các nghĩa vụ hợp đồng cho Người mua, thì những thay đổi phải được thực hiện trước.
5. Giao diện hệ thống thông tin
Gần như chắc chắn là báo cáo tài chính nội bộ của Công ty của Bạn và hệ thống ứng dụng IT khác sẽ cần phải được thay thế bởi Người mua hoặc sẽ cần phải tương thích với Người mua.
6. Thù lao
Công ty của Bạn cần ra soát lại các gói thù lao, các kỳ nghỉ, ngày lễ, thưởng và có kế hoạch xử lý trước khi chuyển giao Doanh nghiệp cho Người mua.
7. Kế hoạch nhân sự
Người mua sẽ quan tâm tới số nhân sự rời khỏi Công ty của Bạn tại thời điểm bán hoặc ngay sau đó.
Hầu hết các Giám đốc điều hành hoặc Quản lý cấp cao trong các Công ty nhỏ không thích làm việc tại một vị trí thấp hơn ở một Công ty lớn. Đồng thời, các cá nhân, những người có nhiều khả năng tài chính từ việc bán Công ty, sẽ muốn sử dụng số tiền mới này để theo đuổi các sở thích khác.
Điều quan trọng là phải đảm bảo những kiến thức và khả năng trong kinh doanh được bảo vệ đầy đủ. Điều này có thể được bảo đảm bằng cách Công ty của Bạn có chính sách thưởng cho cho Giám đốc Điều hành cấp cao, nhân viên chủ chốt để họ ở lại với Người mua.
8. Sắp xếp chuyển giao
Người mua cần được Công ty của Bạn hỗ trợ trong suốt thời gian chuyển giao. Công ty của Bạn có thể xem xét giữ lại Điều hành cấp cao theo thỏa thuận tư vấn trong một khoảng thời gian hạn chế để hỗ trợ Người mua. Thay vì để Người mua có thể “tưởng tượng” ra những rủi ro trong quá trình chuyển đổi, Công ty của Bạn có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách đưa ra các giải pháp trước.
9. Huỷ bỏ các mối quan hệ bên ngoài
Trong một số trường hợp, Người mua có khả năng sẽ thay thế một số hợp đồng sẵn có với một nhà cung cấp bên ngoài hoặc nhà phân phối và họ sẽ muốn chấm dứt thỏa thuận hiện tại của Công ty của Bạn. Nếu dự đoán có một khả năng như vậy, Công ty của Bạn cần phải có thỏa thuận cho phép Công ty của Bạn chấm dứt hoặc Công ty của Bạn cũng cần sắp xếp cho phép việc chuyển giao bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào theo thỏa thuận với các đối tác bên ngoài cho Người mua.
10. Giúp Người mua khai thác các cơ hội
Nhiều Doanh nghiệp được mua lại không thể tăng được qui mô vì những kiến thức mà các Doanh nghiệp sử dụng để tạo ra doanh thu bị “chôn” trong đầu của Người sáng lập hoặc nhân viên chủ chốt.
Để mở rộng, những người khác cần phải tiếp thu được những kiến thức hay sự hiểu biết cần được hệ thống hóa và / hoặc ghi chép.
11. Tài liệu
Công ty của Bạn có thể cung cấp các tài liệu cần thiết của sản phẩm, quy trình, hệ thống, hoạt động để hỗ trợ triển khai nhanh chóng?
12. Tạo ra giá trị chiến lược bổ sung
Một cách để Công ty của Bạn có thể làm điều này bằng cách thay đổi các sản phẩm, dịch vụ và quy trình để trở nên tương thích hơn với Người mua tiềm năng. Ví dụ, sản phẩm của Công ty của Bạn có thể được thiết kế để khớp với các danh mục sản phẩm của Người mua. Có tính năng nào mà Công ty của Bạn có thể thêm vào đó sẽ có lợi cho khách hàng của Người mua?
VIII. Những rủi ro khiến Người mua boăn khoăn khi mua Công ty
Trước khi quyết định mua một Doanh nghiệp, Người mua thường băn khoăn trước một số rủi ro. Người mua sẽ quan tâm ba khía cạnh trước khi họ quyết định mua Công ty của Bạn:
- Những rủi ro trong kinh doanh của Công ty sau khi được mua lại là gì?
- Những vấn đề mà họ sẽ phải đối phó khi thay đổi quyền sở hữu?
- Những chi phí, sự chậm trễ, các vấn đề mà họ sẽ trải qua trong việc đạt được các mục tiêu mua lại.
1. Các khía cạnh thường tạo ra các vấn đề bao gồm:
- Hợp đồng khách hàng không chuẩn;
- Thỏa thuận cung cấp không chuẩn;
- Các điều kiện thuê bất lợi;
- Thỏa thuận SHTT lỏng lẻo;
- Hệ thống khen thưởng và thù lao quá hào phóng;
- Bảo hiểm sức khỏe hoặc các kỳ nghỉ hào phóng;
- Hệ thống báo cáo chưa đầy đủ;
- Kết quả công việc đầu ra chất lượng kém;
- Sử dụng công quỹ Công ty hoặc các nguồn lực cho mục đích cá nhân;
- Những ràng buộc của chủ nợ hiện có;
- Hàng tồn kho dư thừa;
- Tài sản định giá quá cao;
- Có những quy định chưa tuân thủ.
Chủ động nhận ra và điều chỉnh / giải quyết sớm những vấn đề này sẽ giúp quá trình làm việc giữa Bạn và Người mua được đẩy nhanh hơn.
2. Ngoài ra, Bạn cũng cần trấn an nội bộ
Nhân viên Công ty sẽ cảm thấy lo lằng về tương lai nghề nghiệp của họ khi Bạn quyết định bán Công ty. Nếu nhân viên Công ty có động lực thực hiện việc chuyển giao, họ sẽ có xu hướng hỗ trợ nhiều hơn. Các ưu đãi dành cho Nhân viên có thể là dưới hình thức tiền thưởng…
Cần có một sự liên kết các lợi ích của cổ đông, các nhà quản lý, nhân viên của Công ty của Bạn và các Chủ sở hữu mới.
IX. Profit Station giúp được gì cho Bạn?
Như Bạn đã thấy, bán Doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm, Profit Station:
- Chúng tôi am hiểu những yêu cầu và mong đợi và tâm lý của Người mua
- Lợi thế của chúng tôi là chúng tôi đã xây dựng được Mạng lưới với hơn 300+ Nhà đầu tư và số lượng này không ngừng mở rộng. Chúng tôi đã giúp khách hàng bán được nhiều Doanh nghiệp. Chúng tôi có thể giúp Bạn gia tăng đáng kể cơ hội kết nối với Người mua.
Nội dung Công việc Tư vấn Bán Doanh nghiệp cho Công ty của Bạn bao gồm:
1. Tư vấn đầu tư
a. Chuẩn bị Teaser – Tài liệu chào cho Nhà đầu tư bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (trong trường hợp PROFIT STATION chào cho nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài)
Nội dung Teaser bao gồm:
i. Tổng quan về công ty
-
- Sơ lược về công ty
- Thông tin cổ đông / thành viên góp vốn
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tổng quan về sản phẩm dịch vụ
- Hình ảnh cơ sở vật chất
- Năng lực sản xuất (nếu là công ty sản xuất)
- Điểm mạnh / lợi thế của công ty
- Đối thủ cạnh tranh (Top 3 đối thủ)
- Định hướng / Kế hoạch phát triển
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ nhân sự chủ chốt
ii.Triển vọng thị trường
-
- Qui mô & mức tăng trưởng của thị trường
- Các yếu tố thúc đẩy thị trường tăng trưởng
iii. Thông tin tài chính: Thông tin tài chính 3 năm vừa qua và dự báo 3 năm tiếp theo
iv, Thông tin định giá và nhu cầu bán cổ phần/phần vốn góp
v. Kế hoạch sử dụng vốn (Trường hợp bán một phần công ty và gọi thêm vốn)
vi. Luận điểm đầu tư (Điểm nổi bật khi đầu tư)
b. Rà soát Doanh nghiệp (Due Diligence): Rà soát trước để rút ngắn thời gian làm việc với nhà đầu tư, gồm 3 phần:
i. Rà Soát Pháp Lý (Legal Due Diligence)
-
- Quyền sở hữu cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Tài sản doanh nghiệp
- Lao động
- Sở hữu trí tuệ
- Thuế
- Giấy phép và điều kiện kinh doanh
- Tranh chấp & Khiếu kiện
- Hợp đồng và giao dịch khác
ii. Rà Soát Hoạt Động (Operations Due Diligence)
Khảo sát thị trường, vị thế cạnh tranh và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường. Rà Soát Hoạt Động cũng chỉ ra những tác động ngoại vi đến hoạt động của doanh nghiệp.
iii. Rà Soát Tài Chính (Finance Due Diligence)
Rà soát tài chính bao gồm việc đánh giá doanh số, chi phí, thu nhập, tài sản, công nợ, vốn góp của chủ sở hữu, dòng tiền, các khoản vay cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
c. Rà soát giá trị thương vụ: Rà soát cho KHÁCH HÀNG những vấn đề liên quan đến đầu tư như:
- Giá trị thương vụ.
- Cấu trúc thương vụ (Deal structure)
- Cơ cấu sở hữu và kịch bản pha loãng.
- Khả năng thoái vốn
- Quyền chọn và cổ phần ưu đãi.
- Thỏa thuận Cổ đông / Thỏa thuận Thành viên.
- Các điều khoản đầu tư có liên quan.
2. Môi giới đầu tư
a. Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp từ các cổ đông/thành viên góp vốn hiện hữu của KHÁCH HÀNG.
b. Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn phát hành thêm của KHÁCH HÀNG.
c. Tìm kiếm nhà đầu tư có nguồn lực tài chính để cung cấp vốn cho KHÁCH HÀNG dưới hình thức cho vay hoặc các hình thức cấp vốn hợp pháp khác.
d. Tìm kiếm nhà đầu tư có nhu cầu nhận chuyển nhượng/mua lại tài sản, trang thiết bị, tài sản sở hữu trí tuệ và các dịch vụ liên quan mà KHÁCH HÀNG đang sở hữu và vận hành.
e. Nhà đầu tư tiềm năng bao gồm: Các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính và/hoặc định hướng đầu tư chiến lược.
f. Số lượng Nhà đầu tư dự kiến tiếp cận: 10 (mười) Nhà đầu tư tiềm năng. (Trường hợp chốt được sớm Nhà đầu tư thì số lượng thực tế có thể thấp hơn).
g. Hướng tiếp cận: Bằng nghiệp vụ và mạng lưới của PROFIT STATION
h. Tư vấn, hỗ trợ KHÁCH HÀNG đàm phán, giao dịch với nhà đầu tư trong trường hợp KHÁCH HÀNG có yêu cầu
Bán được Công ty nghĩa là Bạn có điều kiện thực hiện được những kế hoạch, dự tính cá nhân của Bạn. Hãy gọi cho chúng tôi hôm nay, đội ngũ Chuyên gia đã bán thành công nhiều Doanh nghiệp của Profit Station sẽ thảo luận thêm với Bạn về dịch vụ Tư vấn Bán Công ty.
Xem Khách hàng nói về chúng tôi
Hotline: 0947 966 905 | Email: contact@profitstation.vn
Các Dự án Profit Station đã thực hiện.