Profit Station

Tư vấn Doanh nghiệp

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Thông cáo báo chí
    • Thư viện ảnh
    • Liên hệ
  • Sản phẩm & Dịch vụ
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Góc chuyên gia
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Nghề nghiệp

Th7 03 2018

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ (PHẦN 2)

Trong phần một của đề tài “Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả”, Profit Station đã chia sẻ các giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh. Trong phần hai, chúng tôi sẽ gửi đến bạn các danh mục cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh.

TÓM TẮT

Đây là phần xuất hiện đầu tiên, tuy nhiên nó lại là phần được viết cuối cùng khi lập kế hoạch kinh doanh. Bởi vì, bạn chỉ có thể tóm tắt được khi bạn biết nội dung từng phần của bản kế hoạch kinh doanh.

Thông thường, phần tóm tắt có thể là một văn bản tách biệt và bao gồm những điểm nổi bật của phần nội dung chi tiết. Phần tóm tắt là phần then chốt trong việc kinh doanh nên bạn cần phải đảm bảo nó được viết một cách rõ ràng và súc tích. Bạn nên khái quát những điểm nổi bật trong việc kinh doanh của bạn mà không cần chi tiết quá.

 

Bảng tóm tắt cần ngắn gọn, không nên quá chi tiết

Mỗi bảng tóm tắt thường có những phần chủ yếu sau:

  • Một câu khái quát về việc kinh doanh: Đầu trang, ngay dưới tên dự án, bạn nên có một câu khái quát việc kinh doanh của bạn.
  • Vấn đề. Mô tả vấn đề thị trường mà bạn bạn đang giải quyết. Mọi việc kinh doanh đều phải giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Giải pháp. Sản phẩm và dịch vụ của bạn chính là giải pháp để giải quyết vấn đề.
  • Mục tiêu thị trường. Phần này cần phải xác định rõ được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, phạm vi và số lượng ra sao…
  • Cạnh tranh. Mọi loại hình kinh doanh đều có sự cạnh tranh và nó là phần quan trọng để có một cái nhìn khái quát trong phần tóm tắt.
  • Đội ngũ. Khái quát và giải thích ngắn một cách ngắn gọn về đội ngũ nhân lực mà bạn có.
  • Tóm tắt tài chính. Phần này nên trình bày bằng bảng và biểu đồ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
  • Điều kiện tài trợ. Bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn rằng bạn cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp.
  • Sự kiện quan trọng và thu hút đầu tư

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Đây là phần ngắn nhất trong kế hoạch kinh doanh. Phần này thường bao gồm những nội dung là:
– Trình bày nhiệm vụ. Bạn không nên dành quá nhiều thời gian để trình bày nhiệm vụ. Phần này chỉ nên gói trọn trong độ một đến hai câu.
– Cấu trúc và quyền sở hữu hợp pháp.
– Lịch sử công ty. Nếu bạn cần lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho một công ty đang hoạt động, bạn nên tóm tắt lịch sử phát triển của công ty và những thành tựu đã đạt được.
– Vị trí của công ty. Khái quát về công ty nên có cả phẩn mô tả về vị trí hiện tại và những lợi thế về địa lý của công ty.

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Đây là phần rất quan trọng để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Ở phần này, bạn sẽ mô tả việc giải quyết vấn đề mà bạn gặp phải và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và bạn sẽ cung cấp. Phần này quan trọng cũng bởi vì những khái quát ban đầu sẽ được cụ thể hóa.

Vấn đề và giải pháp. Mở đầu phần này, bạn nên đề cập đến vấn đề về khách hàng mà bạn đang giải quyết. Để biết được bạn có đang giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng của bạn gặp phải không, đó là hãy ra ngoài tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Sau khi đã tìm thấy vấn đề, bạn phải có giải pháp để giải quyết nó. Giải pháp đó chính là sản phẩm và dịch vụ mà bạn định cung cấp.

Cạnh tranh. Việc kinh doanh nào cũng có cạnh tranh. Có cả cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. Khả năng đáp ứng của nguồn cung cấp. Bạn phải xác định được nguồn cung cấp và làm sao để bạn có được nó, ước tính làm sao để sản phẩm được chuyển đến khách hàng. Nếu vận chuyển đến khách hàng thì bạn dùng phương pháp nào để vận chuyển.

lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Cần xác định phương pháp vận chuyển hảng hóa đến khách hàng

Công nghệ. Nếu bạn kinh doanh công nghệ thì đây là phần không thể thiết cho kế hoạch kinh doanh. Bạn nên mô tả công nghệ của bạn có gì khác với những nguồn khác ngoài thị trường.

Tài sản trí tuệ. Nếu bạn có bằng sáng chế hoặc đang trong quá trình làm bằng sáng chế, phần này bạn nên mô tả những điểm chính trong sáng chế của bạn

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả (Phần 3)

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.

Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Lập kế hoạch kinh doanh

Th7 03 2018

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ (PHẦN 3)

Phần ba của đề tài “Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả” sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn các

TIẾP THEO MARKETING VÀ BÁN HÀNG

Đây là phần thể hiện phương pháp tiếp cận đến khách hàng và bán hàng. Trước khi viết kế hoạch marketing, thị trường mục tiêu của bạn phải được xác định rõ và phải có khách hàng tiềm năng. Nếu không hiểu rõ đối tượng mà bạn tiếp thị, kế hoạch marketing của bạn sẽ có vấn đề.

Định vị thương hiệu là bước đầu tiên để tiếp cận khách hàng

Định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu là giới thiệu công ty của bạn đến khách hàng, để khách hàng biết được vị thế của công ty bạn

Trước khi định vị thương hiệu, bạn cần phải ước lượng thị trường hiện tại và phải trả lời được các câu hỏi như khách hàng chủ yếu của bạn cần và muốn gì, những đối thủ cạnh tranh khác định vị thương hiệu như thế nào… Một khi trả lời được các câu hỏi trên, bạn có thể có chiến lược định vị thương hiệu và chỉ rõ ra trong kế hoạch kinh doanh.

Giá bán. Sau khi có chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần quan tâm đến giá thành. Giá thành là điều mà khách hàng rất quan tâm và là một công cụ để khách hàng biết đến thương hiệu của bạnh.

Khi quyết định giá bán, có một vài nguyên tắc sau:

  • Giá bán phải bao gồm cả chi phí.
  • Giá ban đầu không phải là lợi nhuận.
  • Giá bán phải phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Bạn có thể thiết lập giá dựa trên nhiều nhân tố và phải dựa trên chi phí. Thường gọi là chi phí – phần thặng dư – giá bán. Một phương pháp khác là nhìn vào giá bán của những đối thủ cạnh tranh và dựa vào đó để định giá theo nhu cầu thị trường.

Xúc tiến. Khi đã định vị thương hiệu và quyết định giá bán, bạn cần phải có một chiến lược xúc tiến. Một chiến lược xúc tiến thường có những phần như:

  • Đóng gói sản phẩm. Vẻ ngoài của sản phẩm cần phải giúp bạn định vị được thương hiệu và cạnh tranh được với các đối thủ khác.
  • Quảng cáo. Bạn cần phải chi ra một khoản cho hoạt động này và phải lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp. Bạn có thể quảng cáo online hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Quan hệ công chúng.
  • Nội dung marketing.
  • Truyền thông xã hội.

Phân phối. Phân phối là bạn sẽ đưa hàng hóa đến với khách hàng. Có một vài cách phân phối mà bạn có thể tham khảo như: bán hàng trực tiếp, bán lẻ, trưng bày sản phẩm, sản xuất thiết bị gốc, liên kết phân phối.

CỘT MỐC

Phần này có thể không dài nhưng nó cũng rất quan trọng để có cái nhìn khái quát về những chặng phát triển tiếp theo của việc kinh doanh.

Những cột mốc thể hiện những thành tựu mà bạn đạt được rất có ý nghĩa

Cột mốc là những mục tiêu mà bạn đã lên kế hoạch để đạt được. Ngoài ra, các cột mốc cũng là những gì mà bạn đã đạt được trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như khách hàng đầu tiên, tìm được nhà sản xuất và đơn hàng đầu tiên.

Việc kinh doanh của bạn nên liệt kê chi tiết những việc mà bạn đã từng gánh vác. Biết được những việc gì cần phải đảm đương sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn thành công

ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ

Trong phần này, bạn nên chứng minh rằng mình có một đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện kinh doanh. Phần đội ngũ quản lý thường bao gồm tóm tắt thông tin của mỗi thành viên với trình độ nổi bật và kinh nghiệm. Để công ty phát triển được, bạn cần yêu cầu các thành viên có những kinh nghiệm và kiến thức đa dạng.

Đội ngũ quản lý của bạn không nhất thiết phải được hoàn thành để có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nếu bạn biết được chỗ trống trong đội ngũ quản lý là gì thì không sao. Thực tế, các nhà đầu tư hiểu rằng bạn biết trong đội ngũ quản lý của bạn có những chỗ trống. Chỉ cần bạn chỉ ra rằng bạn đang tìm người thích hợp cho những vị trí ấy.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Một bản kế hoạch tài chính thường có dự báo cho 12 tháng đầu và dự báo cho những năm tiếp theo, thường là từ 3 đến 5 năm. Một bản báo cáo tài chính chi tiết thường có những phần sau:

  • Dự báo bán hàng. Bạn dự báo số lượng sản phẩm bán được trong năm là bao nhiêu. Một bản dự báo bán hàng thường được chia thành các cột, mỗi cột là một sản phẩm và dịch vụ. Nhưng bạn không nên làm bản dự báo bán hàng quá chi tiết đến nỗi khắt khe. Chẳng hạn như bạn có một nhà hàng, bạn hãy chia bản kế hoạch bán hàng của bạn thành những nhóm là đồ ăn trưa, đồ ăn tối và đồ uống.
  • Bảng dự báo bán hàng cũng bao gồm các cột để dự tính chi phí cho việc bán hàng. Những cột này sẽ cho thấy được những chi phí liên quan để tạo ra sản phẩm và vận chuyển dịch vụ.
  • Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra hàng tháng.
  • Báo cáo lãi và lỗ. Những số liệu về dự báo bán hàng hay kế hoạch nhân sự cũng sẽ được chỉ ra ở phần này.
  • Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra hàng tháng.
  • Bảng cân đối kế toán. 
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
  • Sử dụng quỹ. 

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ

Dự báo bán hàng là một phần của kế hoạch tài chính 

PHỤ LỤC

Đây không phải là phần bắt buộc nhưng sẽ là phần rất hữu dụng khi lập kế hoạch kinh doanh và là phần thích hợp để bạn đính kèm biểu đồ, bảng, định nghĩa, ghi chú pháp lý hoặc các thông tin quan trọng khác. Hoặc bạn có một bằng sáng chế, hình minh họa cho sản phẩm thì đây là phần bạn thể hiện chúng.

Sau khi tường tận và hiểu rõ đầy đủ các phần cần có cũng như ý nghĩa của chúng trong bản kế hoạch kinh doanh, việc lập kế hoạch kinh doanh đã không còn là một việc quá xa tầm tay, thậm chí với các cá nhân vừa bắt tay vào con đường kinh doanh, chỉ với niềm say mê và ý tưởng khả thi. Theo hướng dẫn này, cơ bản bạn sẽ tạo được một bản kế hoạch kinh doanh đầyđủ các bước.

Tuy nhiên, muốn kế hoạch này có thể thực thi được, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Họ sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan, toàn cảnh về kế hoạch của bạn, cũng như định hướng phát triển dự án theo đúng mục tiêu bạn đã đề ra.

Xem thêm bài viết về hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh:

  • Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả (Phần 1)
  • Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả (Phần 2)

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.

Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Lập kế hoạch kinh doanh

Th7 03 2018

XÂY DỰNG DÀN Ý CHO KẾ HOẠCH KINH DOANH

Để tạo được ấn tượng với các ngân hàng và các nhà đầu tư, bạn cần xây dựng và hoạch định một bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và trình bày theo thứ tự nhất định.
Kế hoạch kinh doanh của bạn nên là những gì mà ngân hàng hoặc những người cung cấp nguồn vốn mong đợi và nó cần được trình bày theo thứ tự. Một bản dàn ý đạt tiêu chuẩn sẽ giúp bạn có thể đi đúng hướng, tránh khỏi những sai sót để có được cơ hội tốt nhất để gây quỹ

Trình tự thực hiện các phần trong kế hoạch kinh doanh rất quan trọng

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KẾ HOẠCH

Bạn không cần xây dựng kế hoạch theo thứ tự mà bạn trình bày nó như trong tài liệu đã hoàn thành. Ví dụ, phần tóm tắt rõ ràng là phần đầu tiên của kế hoạch kinh doanh, nhưng nó cần được viết sau cùng sau mọi thứ khác, bởi khi những thứ khác được thực hiện, bạn mới có thể hiểu được kế hoạch kinh doanh của bạn gồm những nội dung gì để mà tóm tắt. Tương tự vậy, mặc dù phần tóm tắt quản lý thường được trình bày vào phần cuối của kế hoạch kinh doanh nhưng nó có thể là phần được viết đầu tiên.

THỨ TỰ CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Nếu bạn có các phần chính rồi thì thứ tự sẽ không quan trọng nhiều lắm, nhưng những gì trình bày ở đây là trình tự và được triển khai thành những vấn đề sau:
– Mục lục đơn của kế hoạch kinh doanh.
– Mục lục chi tiết của kế hoạch kinh doanh.
– Tiêu chuẩn khi làm bảng và biểu đồ.

MỤC LỤC ĐƠN GIẢN CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH

– Tóm tắt:
Phần này sẽ được viết cuối cùng. Chỉ cần tóm gọn những điểm nổi bật trong kế hoạch kinh doanh của bạn vào một hoặc hai trang giấy. Tóm tắt các vấn đề bạn đang giải quyết cho khách hàng, giải pháp của bạn, các thị trường mục tiêu, nhóm các nhà đầu tư và dự báo tài chính. Bạn cần viết một cách càng ngắn gọn càng tốt, như thế bạn có thể thu hút được người đọc tìm hiểu nhiều hơn về công ty.

– Sản phẩm và dịch vụ.
Đôi khi, phần này có thể gồm bảng biểu để cung cấp thông tin chi tiết, như là hóa đơn nguyên vật liệu hoặc danh sách giá bán. Nhưng chủ yếu, trong phần này bạn nên mô tả bạn đang bán gì và sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng ra sao.

– Tóm tắt phân tích thị trường.
Bạn cần xác định được thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mà bạn đang tìm kiếm.
Phần này dùng để thảo luận về những nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm khách hàng và làm thế nào để tiếp cận được khách hàng và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Bạn cũng cần biết đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và bạn sẽ cạnh tranh thế nào với họ.

– Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện.
Phần này để phác thảo những kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và những những vấn đề liên quan khi xây dựng kế hoạch kinh doanh.

– Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý.
Phần này bạn mô tả về tổ chức việc kinh doanh của bạn và các thành viên chủ chốt của đội ngũ quản lý. Và cũng nên bao gồm phần tóm tắt kiến thức và kinh nghiệm của những người quản lý.

– Kế hoạch tài chính.
Phần này nên bao gồm những dự báo về dự báo bán hàng, lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, chỉ số kinh doanh và điểm hòa vốn.

Mục lục cần được viết từ đơn giản đến chi tiết

MỤC LỤC CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH

Tóm tắt:

  • Vấn đề
  • Giải pháp
  • Thị trường
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Tình hình tài chính

Sản phẩm và dịch vụ

  • Vấn đề cần giải quyết
  • Giải pháp
  • Xác nhận của vấn đề và giải pháp
  • Lộ trình/Kế hoạch tương lai

Tóm tắt phân tích thị trường

  • Phân đoạn thị trường
  • Chiến lược phân đoạn thị trường mục tiêu
  • Nhu cầu thị trường
  • Xu hướng thị trường
  • Phát triển thị trường
  • Khách hàng chủ yếu
  • Thị trường tiềm năng
  • Đối thủ cạnh tranh

Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện

  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch bán hàng
  • Địa điểm và thiết bị
  • Công nghệ
  • Trang thiết bị và công cụ
  • Cột mốc thực hiện
  • Chỉ số chủ yếu

Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý

  • Cơ cấu tổ chức
  • Đội ngũ quản lý
  • Kế hoạch nhân sự
  • Lịch sử công ty và tài sản sở hữu

Kế hoạch tài chính

  • Dự báo lợi nhuận và bán hàng
  • Chi phí
  • Kế hoạch lãi lỗ
  • Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ
  • Kế hoạch cân đối kế toán
  • Chỉ số kinh doanh.

TIÊU CHUẨN CỦA BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Lưu chuyển tiền tệ là một con số phân tích rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh và đừng quên trình bày nó thành một bảng. Phần lớn những kế hoạch kinh doanh cũng bao gồm dự báo bán hàng và bảng báo cáo lãi lỗ.

xây dựng kế hoạch kinh doanh

Bảng biểu là một phần quan trọng trong mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh

Bảng biểu đúng quy chuẩn. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bảng biểu thường được trình bày ở phần phụ lục lèm theo. Bảng thống kê tình hình tiền tệ là một phần không thể bị bỏ sót. Và một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn cũng cần bảng bự báo bán hàng, báo cáo lãi lỗ … Ngoài ra, mỗi bản kế hoạch kinh doanh cần có cả những biểu đồ để biểu thị số liệu. Biểu đồ cột và biểu đồ tròn là hai loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất.

Bạn bây giờ đã có một bản phác thảo đầy đủ các phần và thứ tự của chúng trong một bản kế hoạch kinh doanh. Việc cần làm là điền thông tin và ý tưởng của bạn vào những phần đó, tạo thành một bản súc tích, hiển thị rõ ràng các điểm quan trọng và trình bày một cách thu hút. Đây chính là CV của doanh nghiệp, khi họ cần rót vốn hoặc vay tiền. Nếu một cá nhân phải có CV thu hút các nhà tuyển dụng thì các doanh nghiệp phải trang bị một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và có sức thuyết phục, không chỉ để các nhà đầu tư soi mà còn là công cụ hiệu quả trong việc định hướng nhân viên và củng cố niềm tin của họ vào tổ chức.

Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.

Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Lập kế hoạch kinh doanh

Th7 03 2018

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN

Bắt đầu và thực hiện kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận sẽ là một trải nghiệm thú vị cho bạn. Nhưng kinh doanh dành cho các tổ chức phi lợi nhuận cũng cần dựa trên một kế hoạch đã được lập ra để đạt được thành công.

MỤC ĐÍCH CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA BẠN LÀ GÌ?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định được những lý do để lập kế hoạch kinh doanh là bạn lập kế hoạch để làm gì, ai sẽ đọc và thực hiện nó… Một kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cần phải được lên kế hoạch để dễ quản lý, hoặc kế hoạch đó có thể sử dụng rộng rãi và thu hút những người quyên góp tiềm năng.

kế hoạch kinh doanh cho tổ chức phi lợi nhuận
Mục đích của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Lập kế hoạch kinh doanh có thể là cách tuyệt vời để Đội ngũ quản lý hoặc Ban điều hành biết được tầm nhìn, mục tiêu và tương lai của việc kinh doanh của bạn. Lập kế hoạch cho tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận có thể là một cơ hội để xác định trọng tâm của nhiệm vụ, tình hình tài chính mà bạn cần để thực hiện nhiệm vụ đó và duy trì hoạt động trong tương lai.

ƯỚC TÍNH NHU CẦU

Phân tích nhu cầu và ước tính nhu cầu là quá trình của việc nghiên cứu tìm ra trọng tâm cho tổ chức hoặc dự án của bạn. Bạn cần phải biết được rằng mọi người có thực sự cần đến dự án của bạn hay không.

MỤC LỤC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH PHI LỢI NHUẬN

Mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cũng sẽ có những phần giống như là một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn:


Mục lục của kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận gồm những gì?

– Tóm tắt. Đây là phần đầu tiên sẽ được đọc nhưng lại là phần cuối cùng được viết. Bởi vì bạn chỉ có thể khái quát được nội dung khi nắm được những phần khác đã được hoàn thiện trước đó. Phần này sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Hãy nghĩ rằng những nhà tài trợ sẽ chỉ đọc phần này.
– Sản phẩm và dịch vụ. Bạn đang tạo ra một sản phẩm thay đổi cuộc sống với giá thành thấp cho mọi người, bạn đang cung cấp một dịch vụ cần thiết cho cộng đồng? Tổ chức của bạn đặc biệt hoặc bạn đã không dành nhiều thời gian để hiểu được sự đặc biệt đó. Hãy chú ý những điểm đã làm nó trở nên tuyệt vời. Việc kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi cộng đồng hoặc có thể là thay đổi thế giới.
Đây là phần mà bạn nên thực sự đi vào chi tiết mô tả chương trình hiện tại của bạn và những chương trình mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Đây cũng là phần bạn trình bày những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ, giới thiệu nội lực và những thử thách và triển khai nhiệm vụ của tổ chức.
– Phân tích thị trường. Việc này có nghĩa là bạn phải biết được những nhà tài trợ cho tổ chức của bạn là ai. Bạn sẽ tiếp cận họ như thế nào, mục tiêu gây quỹ của bạn là gì và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Kể từ việc suy thoái kinh tế năm 2008, việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Kinh doanh phi lợi nhuận thì lại càng phải cạnh tranh mạnh hơn trước, một vài người cảm thấy không thoải mái về việc đem tài chính của họ đi làm từ thiện.
– Đội ngũ quản lý. Ai là người liên quan và trách nhiệm của họ là gì? Những người đó có thể làm được những gì? Đội ngũ quản lý của bạn bao gồm những người quản lý những công việc hàng ngày cho đến hội đồng quản trị, và những người này có thế có những vai trò chồng chéo. Hãy nêu ra những điểm nổi bật trong trình độ chuyên môn của họ: như danh hiệu, bằng cấp, những thành tựu đã đạt được và việc bổ nhiệm cũng nên được bao gồm trong phần này.

kế hoạch kinh doanh cho tổ chức phi lợi nhuận
Đội ngũ quản lý là một phần quan trọng của việc kinh doanh phi lợi nhuận

– Kế hoạch tài chính. Bất cứ tổ chức nào đang tìm nguồn quỹ đều cần có kế hoạch tài chính. Phần tài chính trong kế hoạch của bạn nên bao gồm ngân sách dài hạn và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ước tính trong 3 đến 5 năm. Kỹ năng quản lý tài chính cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính. Đối với kế hoạch phi lợi nhuận, người ta sẽ thường quan tâm đến các chi tiết liên quan đến vấn đề tiền bạc phân tán trong tổ chức. Những thông tin này thường được đăng trực tuyến trên các trang web để công chúng có thể đưa ra quyết định gây quỹ. Những người gây quỹ tiềm năng sẽ thực hiện nghiên cứu. Không quan trọng rằng người tài trợ là ai, họ sẽ muốn biết rằng họ có thể tin tưởng trao quỹ cho tổ chức của bạn. Một kế hoạch tài chính thiết thực sẽ tạo được một nguồn quỹ chắc chắn.

Hãy nhớ rằng kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận của bạn là một lộ trình và bạn cũng có thể xem lại những phần nào chưa hợp lý rồi chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục đích ở một thời điểm nào đó.

Để kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có thể là một công cụ then chốt để bạn quản lý thành công một tổ chức phi lợi nhuận.

Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.

Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Lập kế hoạch kinh doanh

Th7 03 2018

CÁC THÀNH PHẦN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Kế hoạch tài chính là một phần không thể thiếu khi bạn lập kế hoạch kinh doanh. Mỗi chuyên gia tài chính lại có một quan điểm khác nhau về việc một bản kế hoạch tài chính nên gồm những phần nào, tùy vào từng loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, dù là bạn bắt đầu kinh doanh, mở rộng việc kinh doanh hay chỉ đơn giản là muốn hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh hiện tại, thì bản kế hoạch tài chính của bạn nên gồm những yếu tố sau: báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dự tính bán hàng, kế hoạch nhân sự


Kế hoạch tài chính là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh

Báo cáo lãi lỗ. Đây là một báo cáo tài chính tóm tắt các khoản thu và chi phí phát sinh trong một thời gian nhất định. Bản báo cáo này còn có thể gọi bằng những tên gọi khác như báo cáo doanh thu, P&L… Tùy vào loại hình và cấu trúc việc kinh doanh của bạn mà bản báo cáo lãi lỗ sẽ có hình thức khác nhau

Một bản báo cáo lãi và lỗ thường gồm có: nguồn thu, chi phí, tổng lợi nhuận . Ba yếu tố này chính là xương sống cho mô hình kinh doanh của bạn

Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán gồm 3 phần chính: Tài sản = Nợ + Vốn. Cuối mỗi năm tài chính, lãi lỗ sẽ được cộng hoặc trừ vào vốn.

kế hoạch tài chính
Bảng cân đối kế toán là một yếu tố của kế hoạch tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một báo cáo tài chính cung cấp thông tinh về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng quan trọng không kém báo cáo lãi và lỗ. Nếu không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc huy động được quỹ của các nhà tài trợ.Dự tính bán hàng. Dự tính bán hàng là bạn đặt kế hoạch hay dự tính lượng hàng hóa mà bạn sẽ bán được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm đến 3 năm. Dự tính bán hàng cũng chính là một phần rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Bạn nên lập một bản dự tính phù hợp với số lượng mà bạn đã kê khai trong bản báo cáo lãi lỗ. Có thể bản dự tính bán hàng sẽ chi tiết hoặc tóm tắt theo ý bạn muốn.

Kế hoạch nhân sự. Mức độ quan trọng của kế hoạch nhân sự tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn. Nếu việc kinh doanh của bạn phải tiêu tốn nhiều chi phí bởi yếu tố lao động, hãy lập kế hoạch nhân sự. Một kế hoạch nhân sự sẽ nên bao gồm việc mô tả về mỗi thành viên trong đội ngũ quản lý xem họ có chuyên môn và kiến thức và thị trường như thế nào. Bạn cũng có thể liệt kê toàn bộ những bộ phận trong công ty để xem bộ phận nào phù hợp và những dự tính mà bạn có cho kế hoạch kinh doanh.

Tham khảo bài viết: Xác định loại kế hoạch kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.

Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Lập kế hoạch kinh doanh

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • …
  • 19
  • Next Page »

ĐIỆN THOẠI
0947 966 905
(Viber & Zalo)
VĂN PHÒNG
Tầng 3, Tòa nhà Khánh Huy,
Số 4 Đỗ Thúc Tịnh, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
EMAIL
contact@profitstation.vn

COPYRIGHT © 2024 - PROFIT STATION COMPANY LIMITED

Zalo
x
x