Kế hoạch kinh doanh cũng có thể được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động, kế hoạch nội bộ và còn rất nhiều cái tên khác. Tất cả những loại kế hoạch kinh doanh này bạn đều sẽ bắt gặp tại một thời điểm nào đó trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi loại có các nguyên tắc và tình huống sử dụng khác nhau. Biết và lưu ý những điều này sẽ giúp doanh nghiệp lập được một kế hoạch kinh doanh thành công.
KẾ HOẠCH KINH DOANH TINH GỌN
Đây là một loại kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý các chiến lược, chiến thuật, thời gian hoạt động và lưu chuyển dòng tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn so với kế hoạch chính thức. Vì nó không có các phần phụ mà chỉ có 4 yếu tố thiết yếu, tập trung vào chức năng quản lý
- Thiết lập chiến lược: xác định trọng tâm vềthị trường mục tiêu, văn hóa kinh doanh, mục tiêu dài hạn. Đây được xem như một phần nhắc nhở để doanh nghiệp đi đúng hướng.
- Chiến thuật để thực hiện chiến lược: bao gồm các quyết định vềtiếp thị, giá cả, các kênh truyền thông. Chi tiết về sản phẩm và các chiến lược để bán được sản phẩm. Phần này cũng có thể bao gồm kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên,…
- Đặc trưng cụ thể: danh sách giả định, các cột mốc đo lường hiệu quả, trách nhiệm công việc của từng người,…
- Những con số quan trọng: dự toán doanh số, ngân sách chi tiêu, dự toán dòng tiền…
Con số, cột mốc là yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tinh gọn
Bản kế hoạch này cần được xem xét và sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp
KẾ HOẠCH KINH DOANH CƠ BẢN
Đây là loại kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp dùng để trình bày kế hoạch kinh doanh cho ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác,…
Kế hoạch kinh doanh cơ bản gồm một bảng tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường mục tiêu, chiến lược, các cột mốc quan trọng, đội ngũ quản lý, phân tích và dự báo tài chính. Trình tự như thế nào không quan trọng nhưng trình bày như thế nào để người đọc thấy được các yếu tố được đưa vào là một phần không thể thiếu của kế hoạch kinh doanh cơ bản
Phân tích và dự báo tài chính gồm ba phần: lợi nhuận và thua lỗ, bảng cân đối và dòng tiền. Trong đó, quan trọng nhất là dòng tiền. Dòng tiền của dự án: các doanh nghiệp luôn cần tiền để duy trì hoạt động, thậm chí khi chưa có lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần tiền mặt để thanh toán các hóa đơn. Vì vậy, dòng tiền dự kiến là một yếu tố không thể thiếu
KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀNH CHO STARTUP
Mỗi startup cần có một kế hoạch vượt ra những quy tắc về các bước cần thiết trong một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mà các startup cần là danh sách và những con số quan trọng. Đó là một kế hoạch để khởi động.
Loại hình kế hoạch kinh doanh này bao gồm đầy đủ các nội dung ở phần 1 và thêm vào một số mục như: dự toán chi phí startup, lộ trình startup và các cột mốc cần đạt. Dự toán chi phí startup bao gồm các phần như chi phí pháp lý, logo, hình ảnh, trang web, sửa chữa văn phòng, các tài sản cần thiết…
KẾ HOẠCH KINH DOANH MỘT TRANG
Đây là một bảng tóm tắt một trang bao gồm những điểm nổi bật nhất, được sử dụng để trình bày cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Bao gồm tóm tắt thị trường mục tiêu, sản phẩm kinh doanh, các cột mốc chính về bán hàng, dự báo về tương lai. Bảng tóm tắt này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn trình bày kế hoạch kinh doanh với ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên.
KẾ HOẠCH KHẢ THI
Bản kế hoạch này được lập ra để phục vụ cho nhu cầu tham khảo các bước cụ thể được thực hiện để xác nhận một công nghệ, sản phẩm hoặc thị trường. Đây cũng là một trong những giải pháp khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến một thị trường mới, nơi mà những người sử dụng ý tưởng của doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền để được sử dụng.
Cần so sánh kết quả thực tế với dự toán ban đầu
Cuối cùng và quan trọng nhất là thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng theo một lịch trình và đánh giá lại hàng tháng. Một buổi tổng kết không mất quá một giờ đồng hồnhưng nó sẽ giúp công ty bạn nắm rõ được tình hình và hướng đi. Trong buổi đánh giá hàng tháng này, nên chú ý đến kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu, thiết lập những mục tiêu mới và đánh giá tổng thể.
Có thể sẽ khó khăn vào lúc đầu lập kế hoạch kinh doanh. Nhưng hãy lưu ý rằng: kế hoạch kinh doanh đúng và phù hợp sẽ giúp công ty bạn phát triển nhanh hơn 30%.
Với 9 dạng khác nhau của kế hoạch kinh doanh đã nêu trên, mong rằng bạn đã chọn được một loại kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu vẫn chưa chọn được loại kế hoạch kinh doanh phù hợp hay vẫn còn băn khoăn về việc lập kế hoạch kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn
Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.