Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa “ẩn mình” ở khắp mọi nơi trên thương trường và trong cả doanh nghiệp
PHÂN TÍCH SWOT TRONG DOANH NGHIỆP
Điểm phân tích SWOT sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo hơn khi biết chắc được rằng điểm mạnh + điểm yếu, cơ hội và các đe dọa trong và ngoài doanh nghiệp của mình cũng như trên thương trường.
Như bạn biết, S.W.O.T là viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp) sẽ thay đổi theo thời gian. Cơ hội và các mối đe dọa cũng vậy. Dù muốn hay không bạn cũng chẳng thể thay đổi những điều này. Bạn buộc phải thích nghi với chúng.
Các doanh nghiệp của thể phân tích chiến lược SWOT bất kỳ lúc nào để đánh giá thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của môi trường kinh doanh (thường là mỗi năm ít nhất 1 lần), SWOT có thể được phân tích lúc lập kế hoạch kinh doanh để người quản lý có thể phần nào hiểu về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT NHƯ THẾ NÀO?
– Để có kết quả khách quan nhất, bạn nên chú ý đến các tiêu chí sau đây:Thực hiện với một nhóm người có ảnh hưởng, có kiến thức kinh doanh trong doanh nghiệp và các bộ phận khác của doanh nghiệp như quản lý, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và thậm chí khách hàng để có được cái nhìn đa chiều nhất về tình hình tổng thể.
– Một phân tích SWOT được tiến hành bằng cách vẽ 4 ô vuông đối xứng nhau, viết 4 khía cạnh của chiến lược SWOT vào, thảo luận với mọi người để xác định chính xác 4 yếu tố Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa của doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai gần là gì.
– Kết thúc, bạn phải sắp xếp lại các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên và đặc biệt quan trọng ở những dòng đầu tiên, các phần còn lại ở sau cùng
Làm việc nhóm với các thành viên công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn khi lập chiến lược SWOT
CÁC CÂU HỎI THÍCH HỢP TRONG PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SWOT
Một số câu hỏi dưới đây bạn có thể áp dụng để phân tích ma trận SWOT cho kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
- Điểm mạnh (nội bộ, các yếu tố tích cực): Điểm mạnh miêu tả sẽ là các thuộc tính tích cực, hữu hình và vô hình, nội bộ đang trong vòng kiểm soát của bạn. Doanh nghiệp của bạn có tài nguyên gì, nhân sự tài giỏi ra sao, danh tiếng, tài sản, vốn, uy tín… Bạn có lợi thế hơn đối thủ là gì? Doanh nghiệp bạn có thể phát triển như thế nào trong tương lai?…
- Điểm yếu (nội bộ, các yếu tố tiêu cực): Điểm yếu là những khía cạnh của doanh nghiệp mà làm giảm đi giá trị doanh nghiệp hoặc đặt bạn vào thế bất lợi cạnh tranh. Bạn cần cải thiện và nâng cao các điểm yếu này để cạnh tranh với các đối thủ. Những lĩnh vực cần cải tiến để đạt được mục tiêu của bạn hoặc cạnh tranh với các đối thủ là gì? Doanh nghiệp của bạn đang còn thiếu những gì? (Ví dụ, chuyên môn hoặc các kỹ năng của nhân viên hoặc công nghệ…), bạn đang gặp hạn chế gì, nghèo nàn về vấn đề gì?…
- Cơ hội (bên ngoài, yếu tố tích cực): Cơ hội là những yếu tố hấp dẫn bên ngoài mà sẽ giúp cho lĩnh vực kinh doanh của bạn có thể phát triển thịnh vượng. Chẳng hạn, những cơ hội tồn tại trên thị trường kinh doanh mà được hưởng lợi là gì? Nhận thức của doanh nghiệp của bạn có tích cực và khả thi? Là cơ hội đang diễn ra, hoặc là sắp diễn ra?
- Các mối đe dọa (bên ngoài, yếu tố tiêu cực): Các mối đe dọa bao gồm các yếu tố bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của bạn mà có thể đặt chiến lược vào tình thế bất lợi hoặc rủi ro. Tất nhiên, bạn không có quyền kiểm soát các mối đe dọa, nguy cơ hoặc rủi ro, nhưng bạn có thể có lợi bằng việc có kế hoạch dự phòng để giải quyết chúng nếu chúng xảy ra.
Tận dụng hết mọi nguồn lực của doanh nghiệp là cách để bạn chiến thắng đối thủ và vượt qua các mối đe dọa một cách tốt nhất.
Một khi bạn đã xác định rõ ràng các kết quả phân tích SWOT, bạn có thể sử dụng chúng để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh – phát triển các chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của bạn. Mục đích chính của ma trận SWOT chính là giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những tiêu cực và tận dụng tích cực để phát triển.
Nhưng làm thế nào để xác định chiến lược SWOT của bạn đã đạt hay chưa? Đó là vấn đề mà ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm vẫn không thể xác định chính xác được.
Bạn có thể xác định theo các phương pháp sau:
- Chiến lược S – O (Điểm mạnh – Cơ hội): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
- Chiến lược W – O (Điểm yếu – Cơ hội): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược S – T (Điểm mạnh – Đe dọa): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược W- T (Điểm yếu – Đe dọa): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Xác định được chính xác các yếu tố này sẽ giúp bạn có một bản chiến lược SWOT hoàn hảo và áp dụng được vào thực tế cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, việc lập kế hoạch kinh doanh cũng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.
Để có được ma trận SWOT phù hợp với doanh nghiệp của mình. Phân tích chiến lược SWOT tối ưu nhất từ đó xây dựng một kế hoạch kinh doanh ấn tượng, chuyên nghiệp với nhà đầu tư. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn