BÁO CÁO DỰ ĐOÁN LÃI LỖ
Báo cáo dự đoán lãi lỗ còn được gọi là báo cáo dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh, một trong 3 bảng số liệu quan trọng cần phải phân tích khi thực hiện lập kế hoạch kinh doanh. Đây là một bảng dự đoán về doanh thu cũng như các chi phí dựa trên các số liệu thực ở các năm trong quá khứ của ngành hàng/sản phẩm cụ thể.
Khi đã có giá bán ra của sản phẩm/dịch vụ bạn sẽ ước lượng được doanh thu. Dựa vào các chi phí sản phẩm đầu vào, chi phí nhân viên, và các chi phí hoạt động của của việc kinh doanh, bạn sẽ ước tính được tổng chi phí. Lúc này, dùng tổng chi phí có được so sánh với doanh thu, bạn sẽ ra được dự đoán lãi hoặc lỗ.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đơn giản
Để tính được lợi nhuận cuối cùng, cần tính ra lợi nhuận gộp. Đầu tiên, lấy giá bán ra trừ đi giá vốn sản phẩm, bạn sẽ có được lợi nhuận gộp. Tỉ suất lợi nhuận gộp là một con số quan trọng để so sánh và phân tích trong lập kế hoạch kinh doanh. Mức lợi nhuận này thường tùy thuộc vào các ngành hàng khác nhau.
Theo các số liệu thống kê, một cửa hàng giầy bình quân có tỉ suất lợi nhuận gộp là 47%, nhà sản xuất nón là 37%, ở cửa hàng tạp hóa là 18%. Cuối cùng để ra được lợi nhuận sau thuế, bạn cần trừ đi tổng chi phí (bao gồm lãi suất và thuế). Từ đó tính được lãi hoặc lỗ bằng cách so sánh với chi phi như đã nêu trên.
CHI TIẾT BÁN HÀNG, GIÁ BÁN HÀNG, LỢI NHUẬN GỘP
Trong kế toán, chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán được trừ vào doanh thu để tính tổng lợi nhuận gộp. 2 chi phí này được phân biệt với chi phí hoạt động. Tuy nhiên, sự phân biệt này không làm thay đổi lợi nhuận thu được. Đối với một số hệ thống kế toán đơn giản của các doanh nghiệp nhỏ thường bỏ qua sự phân biệt này và tính chung là chi phí.
Việc tính tổng lợi nhuận gộp của sản phẩm phụ thuộc vào cách phân chia chi phí tạo nên sản phẩm và tổng chi phí. Tính ra lợi nhuận gộp sẽ giúp bạn so sánh doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp tương đương cùng ngành khác. Ví dụ, các cửa hàng thể thao có mức lợi nhuận gộp trung bình là 33%, tức 1 sản phẩm có giá vốn hàng 100.000đ, sẽ bán ra được với giá 150.000đ. Cửa hàng thể thao mới bắt đầu kinh doanh có thể dùng mức này để so sánh. Đây cũng là một trong những cơ sở để định giá sản phẩm bán ra khi lập kế hoạch kinh doanh.
CHI PHÍ
Đầu tiên có thể kể đến chi phí nhân viên, thể hiện dưới bảng lương. Kế đến là các chi phí như tiền thuê kho, xưởng, các dịch tiện ích, vật tư, thiết bị, thuế, phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, chi phí quan hệ công chúng…và một số loại chi phí phát sinh khác.
Failed to set the business plan for the specified profit. Lợi nhuận là những gì còn lại sau khi bạn bắt đầu bán hàng, thu về doanh thu, sau đó trừ giá trị bán hàng, các loại chi phí khác và thuế.
Chi phí tạo nên sản phẩm bao gồm chi phí nhân công, máy móc và chi phí mua nguyên vật liệu
Việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm làm rõ lợi nhuận dự đoán. Lợi nhuận là những gì còn sót lại sau khi bạn bắt đầu bán hàng, thu về doanh thu, sau đó trừ đi giá vốn hàng bán, các loại chi phí khác và thuế.
Bảng chi phí là nơi mà bạn sẽ trình bày về các khoản chi tiêu ước tính trong kinh doanh, chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, và các khoảng chi phí khác, từ đó xác định được tổng chi phí và suy ra lợi nhuận dự kiến của công ty. Khi lập kế hoạch kinh doanh, phần này được xem như lập ngân sách, đặt ra các khoảng chi tiêu tham khảo trong tương lai.
Để xây dựng và dự báo lợi nhuận chính xác cho doanh nghiệp – công ty của bạn. Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà đầu tư. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn