Khởi động việc kinh doanh: Đừng suy nghĩ nhiều quá, bắt tay vào làm thôi! Để nghĩ ra được một ý tưởng kinh doanh tốt còn khó khăn hơn việc tiếp tục làm việc kinh doanh dã tồn tại. Vì thế, người lập kếhoạch kinh doanh cần phải có những ý tưởng độc đáo và những kỹ năng cần thiết thì bảng kế hoạch kinh doanh mới có thể được thực hiện. Dưới đây là danh sách những việc cần làm khi khởi nghiệp hoặc bắt đầu một dự án, doanh nghiệp.
NHỮNG TRỞ LỜI ĐẦU TƯ KHI BẮT ĐẦU KINH DOANH
Kế hoạch kinh doanh không phải điều quan trọng duy nhất khi khởi động việc kinh doanh. Còn nhiều điều khác quan trọng hơn như khách hàng và nhu cầu của khách hàng.
Có một vài điều không nên lầm tưởng khi khởi động kinh doanh, và nên tránh nó bằng mọi giá. Những lầm tưởng này gây ra rất nhiều thiệt hại. Nhiều người thường mắc phải những lầm tưởng là “mình là ông chủ” hay “không phải phụ thuộc vào điều gì cả”.
Cần phải tính đến những rủi ro khi khởi nghiệp
Khi khởi động kinh doanh cần phải tính đến những rủi ro. Những khoản nợ phải trả hay tiền lương nhân viên đều nằm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp.
THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu không phải là tên giao dịch, biểu tượng dịch vụ, logo hay khẩu hiệu. Không giống như các loại luật khác như luật thương mại, luật bản quyền… Nếu muốn bảo vệ tên thương hiệu khi kinh doanh thì thương hiệu đó phải là duy nhất.
Sở hữu và thiết lập thương hiệu. Tên một công ty cũng giống như tên của con người, nó có thể giống nhau. Tuy nhiên, cần phải thiết lập quyền sở hữu đối với tên của công ty của riêng mình. Rất nhiều người khi mới kinh doanh gặp phải bối rối khi không nghĩ ra được một cái tên cho việc kinh doanh của mình vì cái tên đó đã được người khác, ở một nơi khác kinh doanh trong lĩnh vực khác đăng ký sở hữu. Để có thể có được một cái tên cho việc kinh doanh, việc đơn giản nhất chính là lấy tên của người chủ sở hữu làm tên cho công ty. Hay cách phổ biến khác là lựa chọn một cái tên khác mang một thông điệp nào đó liên quan đến việc kinh doanh của bạn.
Tên thương hiệu đã đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ ngay khi khởi nghiệp
Cũng phải nghiên cứu xem tên của công ty mình đã tồn tại trước đó chưa. Không thể chắc chắn rằng một cái tên nào đó không bị trùng lặp và nó có thể gây ra những rắc rối với những công ty có cùng tên. Vì thế, có thể kiểm tra xem cái tên đó đã tồn tại chưa bằng cách kiểm tra online, nhờ luật sư…
Lựa chọn tên cho công ty. Đây là một việc rất quan trọng và cần được dành thời gian để làm cho tốt. Hãy tìm một cái tên có thể mô tả được công việc, phù hợp với nhãn hiệu ngay khi khởi nghiệp, khởi động dự án kinh doanh.
NGƯỜI ỦY QUYỀN
Khi lập kế hoạch kinh doanh, cần tính đến việc lựa chọn người ủy quyền hay luật sư. Người ủy quyền có thể làm các việc liên quan đến pháp lý khi thành lập công ty. Những vấn đề liên quan đến đối tác, thành viên hay những công ty khác đều rất quan trọng, chúng có thể là những vấn đề nhỏ khi mới bắt đầu nhưng về sau, chúng có thể trở nên khó lường.
GIẤY ĐĂNG KÝ VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
Một vài công việc kinh doanh cần có giấy đăng ký và giấy phép thì mới được kinh doanh. Chẳng hạn như dịch vụ ăn uống, quán bar và câu lạc bộ đêm, khi bắt đầu kinh doanh, phải có giấy đăng ký và giấy phép.
Nhiều lĩnh vực phải có giấy đăng ký và giấy phép thì mới được kinh doanh
Giấy sang nhượng và thuế kinh doanh. Trong trường hợp một công ty được sang nhượng lại cho chủ khác
CHỦ THỂ KINH DOANH
Quyền sở hữu duy nhất (Doanh nghiệp Tư nhân). Nếu không phân chia quyền sở hữu hợp pháp với người khác thì quyền sở hữu kinh doanh thuộc về duy nhất một người làm chủ theo pháp lý dù có thành lập các chi nhánh có cùng tên hay mang tên giao dịch. Tuy nhiên, việc không phân chia quyền sở hữu hợp pháp đẫn đến vấn đề người chủ sẽ phải làm chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc kinh doanh của mình.
Thành viên. Khi lập kế hoạch kinh doanh, cần phải xem xét về các thành viên tham gia hợp tác để tránh những rủi ro khi ký kết hợp đồng. Loại hình có thể là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần
KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐƠN GIẢN ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp việc kinh doanh tiến triển nhưng không phải bảng kế hoạch kinh doanh nào cũng giống nhau và cần những chi tiết giống nhau
Những giai đoạn đầu rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh
Mặc dù là những giai đoạn đầu nhưng đối với việc bắt đầu kinh doanh, những giai đoạn này lại rất quan trọng. Một bản kế hoạch kinh doanh cho một mô hình kinh doanh mới thường có đề cương được chia làm 7 phần:
- Tóm tắt vài nét về công ty;
- Mô tả sản phẩm;
- Tóm tắt phân tích thị trường;
- Tóm tắt và thực hiện các chiến lược;
- Tóm tắt việc quản lý, kế hoạch tài chính.
Những khoản phải chi trong thực tế khi bắt đầu kinh doanh. Nhiều người coi nhẹ việc xem xét vấn đề này mà chỉ bắt đầu kinh doanh một cách ngẫu nhiên, không có kế hoạch kinh doanh. Điều này có thể đem lại hiệu quả ở mức độ nhất định nhưng thường thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hãy sử dụng bảng thống kê để lập kế hoạch tài chính ban đầu để cân bằng và ước tính được chi phí cần phải bỏ ra. Hiểu rõ những rủi ro. Nên thấy được việc bắt đầu kinh doanh phát sinh nhiều khoản tiền hơn dự tính ban đầu.
Tóm lại, việc kinh doanh có thể có nguy cơ không thành công nên hãy chắc chắn rằng, khi bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực gì đi chăng nữa thì nên hiểu được rằng khoản tiền đầu tư sẽ rất dễ không thể lấy lại được và nên biết cần một khoản tiền như thế nào là đủ, thấy được các rủi ro khi đầu tư. Vì thế phải có kế hoạch kinh doanh đểviệc bắt đầu kinh doanh trở nên dễ dàng hơn
Để tránh mắc những sai lầm khi khởi nghiệp/ bắt đầu một dự án, doanh nghiệp. Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà đầu tư. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn