Trong phần một của đề tài “Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả”, Profit Station đã chia sẻ các giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh. Trong phần hai, chúng tôi sẽ gửi đến bạn các danh mục cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh.
TÓM TẮT
Đây là phần xuất hiện đầu tiên, tuy nhiên nó lại là phần được viết cuối cùng khi lập kế hoạch kinh doanh. Bởi vì, bạn chỉ có thể tóm tắt được khi bạn biết nội dung từng phần của bản kế hoạch kinh doanh.
Thông thường, phần tóm tắt có thể là một văn bản tách biệt và bao gồm những điểm nổi bật của phần nội dung chi tiết. Phần tóm tắt là phần then chốt trong việc kinh doanh nên bạn cần phải đảm bảo nó được viết một cách rõ ràng và súc tích. Bạn nên khái quát những điểm nổi bật trong việc kinh doanh của bạn mà không cần chi tiết quá.
Bảng tóm tắt cần ngắn gọn, không nên quá chi tiết
Mỗi bảng tóm tắt thường có những phần chủ yếu sau:
- Một câu khái quát về việc kinh doanh: Đầu trang, ngay dưới tên dự án, bạn nên có một câu khái quát việc kinh doanh của bạn.
- Vấn đề. Mô tả vấn đề thị trường mà bạn bạn đang giải quyết. Mọi việc kinh doanh đều phải giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Giải pháp. Sản phẩm và dịch vụ của bạn chính là giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Mục tiêu thị trường. Phần này cần phải xác định rõ được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, phạm vi và số lượng ra sao…
- Cạnh tranh. Mọi loại hình kinh doanh đều có sự cạnh tranh và nó là phần quan trọng để có một cái nhìn khái quát trong phần tóm tắt.
- Đội ngũ. Khái quát và giải thích ngắn một cách ngắn gọn về đội ngũ nhân lực mà bạn có.
- Tóm tắt tài chính. Phần này nên trình bày bằng bảng và biểu đồ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Điều kiện tài trợ. Bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn rằng bạn cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp.
- Sự kiện quan trọng và thu hút đầu tư
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
Đây là phần ngắn nhất trong kế hoạch kinh doanh. Phần này thường bao gồm những nội dung là:
– Trình bày nhiệm vụ. Bạn không nên dành quá nhiều thời gian để trình bày nhiệm vụ. Phần này chỉ nên gói trọn trong độ một đến hai câu.
– Cấu trúc và quyền sở hữu hợp pháp.
– Lịch sử công ty. Nếu bạn cần lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho một công ty đang hoạt động, bạn nên tóm tắt lịch sử phát triển của công ty và những thành tựu đã đạt được.
– Vị trí của công ty. Khái quát về công ty nên có cả phẩn mô tả về vị trí hiện tại và những lợi thế về địa lý của công ty.
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
Đây là phần rất quan trọng để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Ở phần này, bạn sẽ mô tả việc giải quyết vấn đề mà bạn gặp phải và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và bạn sẽ cung cấp. Phần này quan trọng cũng bởi vì những khái quát ban đầu sẽ được cụ thể hóa.
Vấn đề và giải pháp. Mở đầu phần này, bạn nên đề cập đến vấn đề về khách hàng mà bạn đang giải quyết. Để biết được bạn có đang giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng của bạn gặp phải không, đó là hãy ra ngoài tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Sau khi đã tìm thấy vấn đề, bạn phải có giải pháp để giải quyết nó. Giải pháp đó chính là sản phẩm và dịch vụ mà bạn định cung cấp.
Cạnh tranh. Việc kinh doanh nào cũng có cạnh tranh. Có cả cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. Khả năng đáp ứng của nguồn cung cấp. Bạn phải xác định được nguồn cung cấp và làm sao để bạn có được nó, ước tính làm sao để sản phẩm được chuyển đến khách hàng. Nếu vận chuyển đến khách hàng thì bạn dùng phương pháp nào để vận chuyển.
Cần xác định phương pháp vận chuyển hảng hóa đến khách hàng
Công nghệ. Nếu bạn kinh doanh công nghệ thì đây là phần không thể thiết cho kế hoạch kinh doanh. Bạn nên mô tả công nghệ của bạn có gì khác với những nguồn khác ngoài thị trường.
Tài sản trí tuệ. Nếu bạn có bằng sáng chế hoặc đang trong quá trình làm bằng sáng chế, phần này bạn nên mô tả những điểm chính trong sáng chế của bạn
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả (Phần 3)
Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn