Bắt đầu và thực hiện kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận sẽ là một trải nghiệm thú vị cho bạn. Nhưng kinh doanh dành cho các tổ chức phi lợi nhuận cũng cần dựa trên một kế hoạch đã được lập ra để đạt được thành công.
MỤC ĐÍCH CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định được những lý do để lập kế hoạch kinh doanh là bạn lập kế hoạch để làm gì, ai sẽ đọc và thực hiện nó… Một kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cần phải được lên kế hoạch để dễ quản lý, hoặc kế hoạch đó có thể sử dụng rộng rãi và thu hút những người quyên góp tiềm năng.
Mục đích của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?
Lập kế hoạch kinh doanh có thể là cách tuyệt vời để Đội ngũ quản lý hoặc Ban điều hành biết được tầm nhìn, mục tiêu và tương lai của việc kinh doanh của bạn. Lập kế hoạch cho tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận có thể là một cơ hội để xác định trọng tâm của nhiệm vụ, tình hình tài chính mà bạn cần để thực hiện nhiệm vụ đó và duy trì hoạt động trong tương lai.
ƯỚC TÍNH NHU CẦU
Phân tích nhu cầu và ước tính nhu cầu là quá trình của việc nghiên cứu tìm ra trọng tâm cho tổ chức hoặc dự án của bạn. Bạn cần phải biết được rằng mọi người có thực sự cần đến dự án của bạn hay không.
MỤC LỤC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH PHI LỢI NHUẬN
Mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cũng sẽ có những phần giống như là một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn:
Mục lục của kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận gồm những gì?
– Tóm tắt. Đây là phần đầu tiên sẽ được đọc nhưng lại là phần cuối cùng được viết. Bởi vì bạn chỉ có thể khái quát được nội dung khi nắm được những phần khác đã được hoàn thiện trước đó. Phần này sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Hãy nghĩ rằng những nhà tài trợ sẽ chỉ đọc phần này.
– Sản phẩm và dịch vụ. Bạn đang tạo ra một sản phẩm thay đổi cuộc sống với giá thành thấp cho mọi người, bạn đang cung cấp một dịch vụ cần thiết cho cộng đồng? Tổ chức của bạn đặc biệt hoặc bạn đã không dành nhiều thời gian để hiểu được sự đặc biệt đó. Hãy chú ý những điểm đã làm nó trở nên tuyệt vời. Việc kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi cộng đồng hoặc có thể là thay đổi thế giới.
Đây là phần mà bạn nên thực sự đi vào chi tiết mô tả chương trình hiện tại của bạn và những chương trình mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Đây cũng là phần bạn trình bày những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ, giới thiệu nội lực và những thử thách và triển khai nhiệm vụ của tổ chức.
– Phân tích thị trường. Việc này có nghĩa là bạn phải biết được những nhà tài trợ cho tổ chức của bạn là ai. Bạn sẽ tiếp cận họ như thế nào, mục tiêu gây quỹ của bạn là gì và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Kể từ việc suy thoái kinh tế năm 2008, việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Kinh doanh phi lợi nhuận thì lại càng phải cạnh tranh mạnh hơn trước, một vài người cảm thấy không thoải mái về việc đem tài chính của họ đi làm từ thiện.
– Đội ngũ quản lý. Ai là người liên quan và trách nhiệm của họ là gì? Những người đó có thể làm được những gì? Đội ngũ quản lý của bạn bao gồm những người quản lý những công việc hàng ngày cho đến hội đồng quản trị, và những người này có thế có những vai trò chồng chéo. Hãy nêu ra những điểm nổi bật trong trình độ chuyên môn của họ: như danh hiệu, bằng cấp, những thành tựu đã đạt được và việc bổ nhiệm cũng nên được bao gồm trong phần này.
Đội ngũ quản lý là một phần quan trọng của việc kinh doanh phi lợi nhuận
– Kế hoạch tài chính. Bất cứ tổ chức nào đang tìm nguồn quỹ đều cần có kế hoạch tài chính. Phần tài chính trong kế hoạch của bạn nên bao gồm ngân sách dài hạn và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ước tính trong 3 đến 5 năm. Kỹ năng quản lý tài chính cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính. Đối với kế hoạch phi lợi nhuận, người ta sẽ thường quan tâm đến các chi tiết liên quan đến vấn đề tiền bạc phân tán trong tổ chức. Những thông tin này thường được đăng trực tuyến trên các trang web để công chúng có thể đưa ra quyết định gây quỹ. Những người gây quỹ tiềm năng sẽ thực hiện nghiên cứu. Không quan trọng rằng người tài trợ là ai, họ sẽ muốn biết rằng họ có thể tin tưởng trao quỹ cho tổ chức của bạn. Một kế hoạch tài chính thiết thực sẽ tạo được một nguồn quỹ chắc chắn.
Hãy nhớ rằng kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận của bạn là một lộ trình và bạn cũng có thể xem lại những phần nào chưa hợp lý rồi chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục đích ở một thời điểm nào đó.
Để kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có thể là một công cụ then chốt để bạn quản lý thành công một tổ chức phi lợi nhuận.
Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn