“Từ những dạng kế hoạch kinh doanh được giới thiệu ở bài trước có thể thấy những yếu tố quan trọng. Chúng xuất hiện trong hầu hết các kế hoạch kinh doanh: xem xét, tóm tắt chiến lược, các sự kiện quan trọng, trách nhiệm, số liệu (mục tiêu của những con số có thể được theo dõi), các dự báo cơ bản. Những dự toán về doanh thu, chi phí, dòng tiền là những phần vô cùng quan trọng.”Đối với một kế hoạch kinh doanh chính thức, để giới thiệu với các đối tượng bên ngoài và phục vụ cho mục đích kinh doanh thường bao gồm những thành phần sau:
BẢNG TÓM TẮT
“Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên”! Phần tóm tắt ngắn gọn chính là một tấm card visit của doanh nghiệp. Nó phải được trình bày gọn gàng, làm nổi bật phần chính của kế hoạch. Nhiều nhà đầu tư thường chỉ xem qua phần tóm tắt vì vậy nó cần phải được trình bày thuyết phục và hấp dẫn.
Bảng tóm tắt tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà đầu tư về doanh nghiệp
Bảng tóm tắt nên nhanh chóng đưa ra được cái nhìn tổng quan về các vấn đề mà công ty bạn phải giải quyết. Tiếp đó là các giải pháp cho vấn đề, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và một bản tóm tắt về đội ngũ quản lý. Rất khó để truyền đạt mọi vấn đề trong một bảng tóm tắt, đảm bảo nó nằm trong độ dài cho phép là rất quan trọng. Nếu bảng tóm tắt thu hút người đọc, họ sẽ bị thu hút và muốn tìm hiểu về kế hoạch chi tiết. Bạn có thể dùng kế hoạch một trang trong phần tóm tắt này.
TỔNG QUAN CÔNG TY
Đối với bản kế hoạch bên ngoài, tổng quan công ty là một bảng tóm tắt ngắn gọn về loại hình pháp lý của công ty, địa điểm, lịch sử và người sở hữu. Nó thường bao gồm các bảng công bố về nhiệm vụ, sứ mệnh của công ty, nhưng chắc chắn đây không phải là một thành phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh.
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
Các sản phẩm và dịch vụ của kế hoạch kinh doanh sẽ đào sâu vào cốt lõi những gì bạn sẽ cố gắng để đạt được. Trong phần này, bạn sẽ đi vào chi tiết vấn đề bạn đang đối mặt, cách bạn giải quyết vấn đề, tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của bạn với đối thủ. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn đang muốn xây dựng, bạn cũng có thể nêu chi tiết về các công nghệ mà bạn đang sử dụng, các sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ, các yếu tố quan trọng về sản phẩm mà bạn đang xây dựng hoặc đang lên kế hoạch xây dựng..
THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Đây là yếu tố quan trọng vì nó có thể giải quyết vấn đề mà công ty bạn và có thể nhiều công ty khác đang gặp phải. Thấu hiểu thị trường mục tiêu là chìa khóa để xây dựng các chiến dịch tiếp thị và quy trình bán hàng như thế nào. Xét về khía cạnh thị trường, thị trường mục tiêu sẽ xác định hướng mà công ty bạn sẽ phát triển.
Thị trường mục tiêu giúp xác định hướng đi của doanh nghiệp
KẾ HOẠCH TIẾP THỊ VÀ BÁN HÀNG
Đây là chi tiết về các chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Phần này sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về cách bạn sẽ định vị công ty của mình trên thị trường, làm thế nào bạn định giá sản phẩm và dịch vụ của bạn, làm thế nào bạn thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ phát triển và những quy trình bán hàng sẽ được thiết lập.
CÁC MỤC TIÊU
Kế hoạch sẽ không thành công nếu bạn không thực hiện một cách nghiêm túc. Các sự kiện quan trọng và s ốliệu kinh doanh đưa ra phải đặt ra được mục tiêu cụ thể và kế hoạch làm việc cụ thể. Bạn cũng nên ghi rõ việc làm, ngày hoàn thành và người phải chịu trách nhiệm cho phần đó.
Chương này cũng nêu chi tiết các số liệu mà bạn dùng để theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm doanh số bán ra, số lần xem trang web, hoặc bất kỳ con số nào khác giúp xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
Đây là yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Phần này nên bao gồm lý do tại sao người quản lý xứng đáng và đủ tin cậy để đảm nhận vị trí này. Sau tất cả những ý tưởng sáng tạo thì chính đội ngũ quản lý là người thực hiện hóa những ý tưởng và điều hành công ty phát triển.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Đây gần như là nội dung quan trọng của mọi kếhoạch kinh doanh. Vận hành một doanh nghiệp thành công có nghĩa là nói đến công ty kiếm được bao nhiêu tiền và để thu được số tiền đó bạn đã bỏ ra bao nhiêu tiền. Một kếhoạch tài chính chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài khi phải trả tiền công cho nhân viên hoặc đầu tư cho những thiết bị mới. Nếu bạn là một start up hoặc đang tìm kiếm nhà tài trợ, kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn biết được bao nhiêu vốn kinh doanh là đủ, từ đó xác định được khoản tiền nên hỏi vay từ ngân hàng và tìm kiếm từ các nhà đầu tư.
Một kế hoạch tài chính đầy đủ bao gồm:
+ Dự báo doanh số bán hàng.
+ Chi phí cho Đội ngũ nhân sự.
+ Lợi nhuận và thua lỗ.
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Theo giáo sư Andrew Burke, giám đốc sáng tạo của Trung tâm Bettany đã chỉ ra kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn 30%, do đó, không có một doanh nghiệp kế hoạch linh động.
Không những vậy, một kế hoạch kinh doanh được lập một cách kĩ càng sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Thay vì theo một hướng dẫn cứng nhắc, các doanh nghiệp cần biến kế hoạch kinh doanh trở thành một công cụ sinh động để theo dõi sự tăng trưởng và phát hiện ra những tiềm năng mới khi kế hoạch ban đầu đi sai hướng.
Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn