Bạn nghĩ thế nào khi các nhà đầu tư nhìn vào một bản kế hoạch kinh doanh chỉ toàn những đoạn văn dài thườn thượt? Có lẽ họ sẽ phát điên lên hoặc quẳng bản kế hoạch ấy vào sọt rác. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh phải bao gồm cả câu chữ và số liệu. Bạn không thể diễn tả một kế hoạch kinh doanh chỉ bằng lời nói suông mà không có bất kỳ một con số nào, hoặc chỉ số liệu thô mà không kèm theo những lời phân tích, lập luận.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỐ LIỆU TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH
Phân tích không thể thiếu trong một kế hoạch kinh doanh là kế hoạch về luân chuyển tiền mặt, bởi tiền mặt là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Và hiển nhiên, không ai có thể thể làm một bảng báo cáo về kế hoạch luồng tiền mà không sử dụng đến các số liệu từ báo cáo thu nhập và bản cân đối kế toán.
Các bảng số liệu và biểu đồ buộc phải có trong bản kế hoạch kinh doanh
Các số liệu khi lập kế hoạch kinh doanh đều phải có cơ sở logic rõ ràng. Báo cáo về lợi nhuận phải dựa trên số liệu về doanh thu, các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí nhân sự và các khoản chi phí khác. Ngoài ra, sẽ là một vấn đề lớn nếu đưa ra số liệu không căn cứ trên tình hình thị trường thực tế, do đó lại cần phải có thêm một bảng số liệu phân tích về thị trường hiện tại.
Sau cùng, dựa trên các bảng số liệu, người lập kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra các đánh giá ban đầu, các giả định tổng quát và suy đoán về các con số khác. Bản kế hoạch kinh doanh sẽ thành hình với tập hợp các bảng số liệu, biểu đồ và lập luận.
Bên cạnh đó, mặc dù việc kinh doanh là dựa trên lợi nhuận để tính toán, nhưng với một doanh nghiệp, tiền mặt hay vốn lưu động là vô cùng quan trọng. Nhiều công ty đã phá sản vì không có tiền mặt và không thể chi trả các chi phí phát sinh dù thu được lợi nhuận. Vì vậy, vốn lưu động là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe một doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp quản lý tốt nguồn vốn lưu động cũng như lợi nhuận thu được, từ đó giúp doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ chết yểu trong những năm đầu hoạt động.
Dòng tiền mặt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ SỐ LIỆU CẦN NẮM KHI LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
• Vốn chủ sở hữu: bao gồm quyền sở hữu, cổ phần, đầu tư, lợi nhuận giữ lại. Một cách dễ hiểu Tài sản = Nợ phải trả + Vốn, vì vậy bạn có thể lấy tài sản trừ đi nợ để tính ra vốn.
• Doanh số bán hàng: Là việc trao đổi sản phẩm/dịch vụ thành tiền. Việc bán hàng được cho là hoàn thành khi hàng hóa/dịch vụ được giao thành công.
• Giá vốn hàng bán: Chí phí cho mỗi đơn vị sản phẩm bao gồm nguyên vật liệu làm ra sản phẩm hoặc chi phí trực tiếp của việc cung cấp dịch vụ.
• Chi phí vận hành: bao gồm tiền thuê văn phòng, chi phí quản lý và tiếp thị, thanh toán các loại hóa đơn, và các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thuế và lãi vayngân hàng cũng được xem là chi phí.
• Lợi nhuận: Là số còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí.
CẦN PHÂN BIỆT RÕ “TÀI SẢN” VÀ “CHI PHÍ” KHI LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Nhiều người bị nhằm lẫn giữa chi phí và tài sản. Vì vậy, cần phân biệt rõ khi lập kế hoạch kinh doanh.
– Chi phí được khấu trừ trong thu nhập, nhờ đó giúp giảm thu nhập chịu thuế, nhưng các khoản chi phí không được khấu hao.
– Tài sản không được khấu trừ trong thu nhập, nhưng có giá trị giảm theo thời gian nên được khấu hao.
Vì sao không nên lạm dụng chi phí?
Nhiều người muốn coi chi phí như là tài sản. Nhưng đây là là một ý tưởng không hay chút nào cũng bởi vì những lý do dưới đây:
- Tiền mua tài sản không được khấu trừ thuế, còn tiền cho các khoản chi phí thì được khấu trừ.
- Lạm dụng việc vốn hóa (tài sản hóa) chi phí sẽ tạo ra các nguy cơ thổi phồng tải tài sản thực.
- Nếu vốn hóa (tài sản hóa) chi phí càng nhiều, bạn sẽ càng có nhiều tài sản vô ích, gây gánh nặng cho doanh nghiệp.
3 BẢNG SỐ LIỆU CHÍNH TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Một kế hoạch kinh doanh chuẩn thường bao gồm 3 báo cáo chính là: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và cuối cùng là bảng báo cáo dòng tiền.
– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được gọi là báo cáo lãi/lỗ. Hình thức chung từ trên xuống dưới thường là: Doanh số bán hàng, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp (doanh thu trừ giá vốn hàng bán), chi phí hoạt động, lợi nhuận trước thuế, cuối cùng là lợi nhuận sau thuế. Dòng cuối cùng “lợi nhuận” chính là điểm mấu chốt nhất của bảng số liệu này. Công thức tính lơi nhuận ở đây là:
Doanh số bán hàng – giá vốn hàng bán = lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp – chi phí = lợi nhuận
Báo cáo lãi lỗ cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
– Bảng cân đối kế toán cho thấy rõ về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm tài sản, các khoảng nợ và vốn. Công thức được áp dụng ở đây là:
Tài sản = Nợ + vốn
– Báo cáo dòng tiền mặt là quan trọng nhất cần phải có khi lập kế hoạch kinh doanh, giúp doanh nghiệp theo dõi dòng vốn lưu động và khả năng thanh khoản. Dòng tiền cuối kỳ = Dòng tiền đầu kỳ + tiền nhận vào – tiền chi trả.
Tóm lại, khi lập và hoàn chỉnh kế hoạch kinh doanh, hãy tận dụng các bảng số liệu và biểu đồ trong các phân tích để tăng cường tính thuyết phục. Bên cạnh đó, việc sử dụng bảng số liệu và biểu đổ cũng giúp ích trong việc thay đổi các giả định, nhờ đó đưa ra các dự đoán chính xác hơn cũng như việc kiểm soát nguồn tiền khi lên kế hoạch cho việc hoạt động kinh doanh thực tế.
Để xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch kinh doanh một cách chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà đầu tư. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn