Kế hoạch kinh doanh có nhiều dạng khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn định dạng cho phù hợp. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất để lập kế hoạch kinh doanh.
FILE KẾ HOẠCH KINH DOANH 1 TRANG GIẤY (ONE – PAGE PITCH)
Đây là phiên bản đơn giản nhất của các kế hoạch kinh doanh được dùng với mục đích xác nhận ý tưởng hoặc giới thiệu ngắn gọn về start–up với nhà đầu tư. Tất cả những gì cần làm để có bản kế hoạch này là dùng 1 câu để mô tả về 1 vấn đề bao gồm:
– Mô tả về doanh nghiệp
– Vấn đề của khách hàng tiềm năng
– Giải pháp cho vấn đề của khách hàng
– Thị trường mục tiêu là gì và làm thế nào để đạt được
– Lợi thế cạnh tranh
– Làm thế nào để có khách hàng-Hoạt động tiếp thị sẽ sử dụng
– Các chi phí chính-Làm thế nào để có doanh thu
– Mục tiêu chính muốn đạt được
– Cách quản lý
– Các đối tác và nguồn lực cần thiết
Ngắn gọn nhưng giúp nhà đầu tư đánh giá nhanh chóng về ý tưởng kinh doanh
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TINH GỌN (LEAN PLAN)
Bản kế hoạch này sẽ giúp xác nhận ý tưởng liên tục cùng với việc vận hành và quản lý doanh nghiệp. Các bước cần thực hiện gồm:
– Đầu tiên, lập kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy như đã nêu trên .
– Kiểm tra các quan điểm bằng cách tìm và tham khảo ý kiến của khách hàng tiềm năng xem họ:
+ Có đúng khách hàng đang gặp vấn đề đó?
+ Họ nghĩ gì về giải pháp trong kế hoạch?
+ Cách tốt nhất để bán được giải pháp cho họ?
+ Các chiến thuật tiếp thị nào sẽ hiệu quả và không hiệu quả?
– Xem xét lại kết quả thu được
– Xem lại hiệu quả tài chính
– Sửa đổi kế hoạch dựa trên những gì đã biết.
– Tạo ngân sách chi phí và đặt mục tiêu bán hàng
– Sau khi kế hoạch đã chạy, nên thường xuyên có các cuộc họp để xem xét lại kế hoạch.
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TIÊU CHUẨN
Với mục đích trình bày với nhà đầu tư thì cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn hoàn chỉnh. Đây là bản kế hoạch đầy đủ thông tin và cũng quen thuộc với nhà đầu tư nhất.
Phần tóm tắt: Nêu vấn đề, giải pháp, thị trường, đối thủ, lợi thế cạnh tranh và một số điểm chủ chốt. (có thể thực hiện sau cùng)
Phần viết về giải pháp (sản phẩm/dịch vụ) của doanh nghiệp:
– Mô tả chi tiết về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, và họ có thật sự muốn giải quyết nó?
– Thảo luận và các giải pháp cho vấn đề.
– Trình bày thêm về ý tưởng và kế hoạch tương lai.
Phần phân tích thị trường:
– Các thông tin chi tiết về phân khúc thị trường, mục tiêu chiến lược ở phân khúc này, nhóm khách hàng tiềm năng, dự đoán tình hình thị trường trong tương lai và các đối thủ cạnh tranh.
Phần chiến lược và thực hiện:
– Kế hoạch Marketing và kế hoạch bán hàng
– Thông tin về vị trí hiện tại, thiết bị, công nghệ, các chỉ số và cột mốc quan trọng.
Phần công ty và quản lý:
– Cơ cấu tổ chức công ty, đội ngũ quản lý, vị trí thiếu hụt và kế hoạch nhân sự.
– Thông tin về lịch sử công ty và quyền sở hữu.
Phần kế hoạch tài chính bao gồm:
– Dự báo doanh thu
– Chi phí
– Lợi nhuận/lỗ dự kiến
– Cân đối kế toán
– Dòng tiền dự kiến
– Các chỉ số kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp thành công hơn 30% vì hiểu rõ hướng đi và cách thức để đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu doanh nghiệp không cần bản kế hoạch kinh doanh để tìm nhà đầu tư thì vẫn cần bản kế hoạch kinh doanh đơn giản để quản lý doanh nghiệp thuận lợi và hiệu quả hơn.
Với ba cách kế hoạch kinh doanh nêu trên, mong rằng bạn đã chọn được một loại kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Để tiết kiệm thời gian mà vẫn có được kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn
Xem thêm thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.