Một trong những phần quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh là các bảng số liệu trong phần tài chính, bao gồm các bảng báo cáo, bảng cân đối kế toán và các chỉ số kinh doanh, góp phần giúp các nhà đầu tư đưa ra phán đoán và quyết định đầu tư cuối cùng.
Phân tích Tài chính là phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán phải bắt đầu bằng một nguồn vốn khởi đầu hoặc số dư cuối kỳ của năm trước, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc đã trải qua vài năm hoạt động, phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản tại một thời điểm nhất định. Trong suốt 12 tháng của kế hoạch kinh doanh, bảng cân đối kế toán cần phải cung cấp các chỉ số dự đoán chi tiết về tài sản, nợ và vốn dựa vào doanh thu và dòng tiền mặt khi hoạt động kinh doanh được triển khai. Bảng cân đối kế toán phải được thực hiện trước khi bắt đầu một năm hoạt chu kỳ hoạt động mới. Vì vậy, trong lập kế hoạch kinh doanh, phải lập bảng cân đối kế toán ở phần tài chính.
Bảng cân đối kế toán
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH
Ngoài hồ sơ doanh nghiệp ra, vẫn còn các chỉ số chuẩn khác trong bảng kế hoạch kinh doanh để các nhà đâu tư đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp, bất kể hiệu quả hoạt động so với các doanh nghiệp khác ở hiện tại, đó là các chỉ số tài chính.
Các chỉ số tài chính giúp các nhà đầu tư chỉ cần nhìn lướt qua các bảng báo cáo cũng có thể nhìn ra tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Thường dược chia thành 4 nhóm chính:
1. Chỉ số thanh toán: Các chỉ số này sẽ cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không bao gồm: chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số tiền mặt, chỉ số dòng tiền từ hoạt động, chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số vòng quay hàng tồn kho, chỉ số trang trải lãi vay…
2. Chỉ số hoạt động: Nhìn vào chỉ số này trong bảng kế hoạch kinh doanh sẽ thấy được doanh nghiệp đang hoạt động tốt như thế nào. Các chỉ số này gồm: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,…
3. Chỉ số rủi ro: bao gồm các rủi ro có thể xảy ra về mặt kinh doanh lẫn tài chính. Cơ bản liên quan đến dòng tiền và các khoản nợ của công ty. Bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ trên tổng tài sản, chỉ số nợ trên vốn cổ phần, chỉ số dòng tiền với nợ,…
4. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây được xem là những chỉ số cực kỳ ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, để đánh giá được mức độ đáng đầu tư của doanh nghiệp. Các chỉ số này bao gồm: chỉ số tăng trưởng, chỉ số tăng trưởng trung bình ngành (đã nêu trên), kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp….
Các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư
Các chỉ số tài chính là vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh bởi nó góp phần khong nhỏ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Tuy nhiên, để dưa ra được những phân tích chính xác cũng cần lưu tâm đến các yếu tố khác như môi trường kinh doanh, lạm phát, yếu tố mùa vụ,… để tránh đưa ra phán đoán sai lầm.
Để có phần tổng kết tài chính hiệu quả và chính xác cùng với việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, tạo ấn tượng với nhà đầu tư. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và tải template lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất tại đây.
Liên hệ ngay với Profit Station để được tư vấn và thiết kế bản kế hoạch kinh doanh ưu việt cho riêng công ty của bạn.
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn