Profit Station

Tư vấn Doanh nghiệp

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Thông cáo báo chí
    • Thư viện ảnh
    • Liên hệ
  • Sản phẩm & Dịch vụ
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Góc chuyên gia
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Nghề nghiệp

Th1 28 2021

Cách nhìn của người mua-người bán về Due Diligence M&A

M&A là thương vụ mua bán, sáp nhập mà ở đó, bên mua hay bên bán cũng đều muốn thu lại cho mình những lợi ích tương tự như mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận,… Tuy nhiên, cách nhìn nhận của bên bán và bên mua về quá trình Due diligence M&A là khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp tìm hiểu sự khác nhau giữa bên mua và bên bán? Và tại sao hai bên lại có cái nhìn như thế? 

Due DiligenceNgười mua và người bán có cái nhìn khác nhau về Due Diligence M&A

1. Rà soát đặc biệt (Due Diligence) trong hoạt động M&A

Bản chất của M&A là mua bán một loại tài sản đặc biệt như tài sản hoặc vốn của một doanh nghiệp. Việc rà soát kỹ lưỡng và toàn diện gần như là một thông lệ trong M&A. 

Các giao dịch trải qua một quá trình Due Diligence (Rà soát đặc biệt) thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Do Due Diligence góp phần giúp bên mua và cả bên bán ra quyết định sáng suốt. Bằng cách nâng cao chất lượng thông tin có sẵn cho những người ra quyết định thực mục tiêu M&A.

Các giao dịch M&A muốn thành công phải trải qua quá trình Due diligence.

Thực hiện quá trình Due Diligence giúp người mua cảm thấy hài lòng hơn. Khi kỳ vọng của họ về giao dịch là chính xác. Trong các vụ sáp nhập và mua lại (M&A). Việc mua một doanh nghiệp mà không có sự rà soát toàn diện về doanh nghiệp mục tiêu. Sẽ làm tăng đáng kể rủi ro cho người mua.

Due Diligence cũng có thể mang lại lợi ích cho người bán. Vì thực tế việc kiểm tra tài chính nghiêm ngặt có thể tiết lộ rằng. Giá trị thị trường hợp lý của người bán cao hơn so với những gì ban đầu được cho là như vậy.

2. Tầm nhìn của bên bán về Due Diligence trong M&A: “Rà soát minh bạch – Định giá chính xác”

Chuẩn bị gì trong thương vụ M&A

Điều mà bên bán cần phải cân nhắc và chuẩn bị đầu tiên trong thương vụ M&A là:

  •  Xác định rõ cấu trúc của giao dịch. Bao gồm cả cách thức hoàn tất giao dịch và thanh toán
  • Sắp đặt mọi thứ một cách có trật tự và kiểm soát được về số liệu, sổ sách, hợp đồng, quan hệ kinh doanh, xác định các khoản nợ và trách nhiệm của doanh nghiệp một cách rõ ràng, minh bạch.
  •  Thực hiện một số công việc rà soát mà mình tiên liệu là bên mua sẽ tiến hành để phát hiện ra những điểm yếu hoặc vấn đề của doanh nghiệp. Nhằm khắc phục trước và để tránh các tình huống bất ngờ hoặc bất lợi trong quá trình thương thảo.

Thực hiện một số công việc rà soát để phát hiện ra những điểm yếu khắc phục trước khi giao dịch

Định giá doanh nghiệp

Vấn đề tiếp theo mà doanh nghiệp, cả bên mua lẫn bên bán và các bên tiến hành sáp nhập, phải quan tâm. Đó là việc định giá doanh nghiệp. Việc xác định mức giá giao dịch, là mức giá mua hoặc mức giá bán. Sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của thương vụ. 

Mức giá trong giao dịch M&A là mức giá thuận mua, vừa bán. Nhưng cơ sở nào để tìm ra được mức giá thỏa thuận nhanh nhất, hợp lý cả đối với bên mua và bên bán? Due Diligence chính là công cụ hỗ trợ công tác định giá giá trị doanh nghiệp. Trong hoạt động M&A một cách minh bạch và chính xác nhất.

Due DiligenceMức giá trong giao dịch M&A phải là mức giá “thuận mua vừa bán” 

Bên bán cần tiến hành tổ chức Due Diligence toàn diện. Cùng với sự hỗ trợ từ cố vấn luật và kiểm toán; thận trọng trong công tác rà soát định giá giá trị doanh nghiệp. Và các điều khoản để tăng cơ hội thành công trong thương vụ M&A.

3. Tầm nhìn của bên mua về Due Diligence trong M&A: “Đánh giá đúng – Đầu tư đúng”

Đối với người mua

Người mua sẽ quan tâm đến tất cả các lịch sử báo cáo tài chính  của công ty mục tiêu. Và các số liệu tài chính liên quan, cũng như tính hợp lý của các số liệu. Việc rà soát kỹ lưỡng nhằm thu thập đầy đủ, chính xác và toàn diện về và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu.  Nhằm giúp bên mua quyết định việc mua, định giá, quản lý rủi ro. 

Due DiligenceRà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng về và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu 

Đối với bên bán

Đối với bên bán, việc thực hiện thành công của giao dịch, nhận đủ tiền thanh toán. Và không phải chịu các rủi ro bồi thường hoặc kiện tụng không đáng có là những điều tối thiểu cần đạt được. 

Để đạt được những mục tiêu tối thiểu đó. Bên bán cần tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về bản chất giao dịch, sự tương đồng và đối nghịch trong mong muốn của bên bán với bên mua, các bước cần chuẩn bị trong quá xác định cấu trúc giao dịch,… Trước khi tiến hành đàm phán một cách cẩn thận từng điều khoản của hợp đồng M&A.. 

Để hoạt động M&A được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Bên bán nên tiến hành trước sự rà soát. Ví dụ như: xem xét các khiếm khuyết về một số giấy tờ và tài liệu nội bộ, đánh giá các thông tin có ảnh hưởng lớn đến giá trị của công ty hoặc quyết định mua của bên mua. Đồng thời, bên bán nên lập một nhóm phụ trách việc này với sự phân công rõ quyền và trách nhiệm. Việc có một phòng riêng và/hoặc một cơ sở dữ liệu cho việc rà soát cũng là điều nên làm để tạo sự thuận lợi trong việc cung cấp và kiểm soát thông tin và tài liệu.

Due DiligenceSự hiểu biết và chuẩn bị tốt sẽ giúp cho bên bán và bên mua hợp tác thành công trong thương vụ M&A

4. Kết luận

Những hiểu biết này sẽ giúp bên bán lẫn bên mua hiểu rõ được tâm lý của đối phương. Cũng như trang bị cho mình đầy đủ những thông tin, thủ tục cần thiết giúp cho việc thực hiện quá trình M&A trở nên nhanh chóng và thành công hơn. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Mua bán Doanh nghiệp - M&A

Th1 28 2021

Bước cơ bản trong quy trình tiến hành thương vụ M&A

Trong khoảng 5 năm trở lại đây. Xu hướng phát triển doanh nghiệp bằng hoạt động M&A dần trở nên rõ nét. Việc tuân thủ quy trình trước, trong và sau khi tiến hành M&A có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của một thương vụ. Sau đây là ba bước cơ bản mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện để tiến hành thương vụ M&A.

quy trình M&ADue Diligence là một trong những bước quan trọng của hoạt động M&A

1. Quy trình M&A – Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của thương vụ M&A. Khi tiến hành cần xem xét kỹ doanh nghiệp mục tiêu trên tất cả các phương diện, đó là:

1.1 Các báo cáo tài chính

Xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm, để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và xu hướng trong tương lai.  Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu.

quy trình M&ACác số liệu từ báo cáo là căn cứ xác định giá trị thực của doanh nghiệp

1.2 Kiểm toán

Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời không. Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh. Song thường từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trên hoá đơn từ 90 ngày trở lên. Thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn với việc thu chi. 

1.3 Đội ngũ nhân sự

Xác định tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự thành công của doanh nghiệp. Bao gồm: xem xét thói quen làm việc của nhân viên; thời gian làm việc của các nhân viên chủ chốt; khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu; hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt; khả năng dễ dàng thay thế nhân viên chủ chốt;…

quy trình M&ANhân sự là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chiến lược và phát triển doanh nghiệp 

1.4 Khách hàng

Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu. Phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Đánh giá khách hàng trên một số khía cạnh chủ yếu sau: lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp; đánh giá khả năng khách hàng sẽ ra đi hay ở lại khi doanh nghiệp chuyển sang chủ sở hữu mới; chính sách của doanh nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp,…

1.5 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt. Xem xét chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu là yếu tố then chốt quyết định thành công của thương vụ M&A. Vì điều này giúp doanh nghiệp sau khi “ghép đôi” sẽ nâng cao hiệu quả tài chính, khả năng quản lý và năng lực cạnh tranh với đối thủ. 

 Việc xem xét chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng trong M&A

1.6 Các đối thủ cạnh tranh

Khía cạnh này giúp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh. Cần trả lời được một số vấn đề cơ bản: Các đối thủ cạnh tranh là ai, chiến thuật của họ là gì? Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không và tại sao?,…

quy trình M&ACần phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

2. Quy trình M&A – Đàm phán 

2.1 Đàm phán giao dịch

Quá trình đàm phán rất quan trọng đối với giao dịch M&A. Vì nếu hợp đồng M&A không phản ánh đủ và chính xác. Tất cả các kết quả của những công việc trước đó, mong muốn và kỳ vọng của các bên. Thì mục đích M&A có thể bị ảnh hưởng và gia tăng những rủi ro về mặt pháp lý sau này.

Một cuộc đàm phán M&A thành công phải đáp ứng được kỳ vọng đôi bên

Khi tiến hành đàm phán. Việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên có vai trò quyết định thành công của thương vụ M&A. Động lực của người mua và người bán trong hầu hết các trường hợp M&A đều tương tự như nhau. Đó là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường; tăng doanh thu, địa bàn, lĩnh vực hoạt động;…

2.2 Thủ tục pháp lý và hoàn tất giao dịch

Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, cùng với các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, kinh doanh,…Trong hợp đồng M&A có những tuyên bố và cam kết của bên bán về tình trạng và lịch sử của công ty mục tiêu.

quy trình M&ACác bên cần nắm rõ về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng M&A

Trách nhiệm của các bên là cần rà soát và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện trước khi hoàn tất giao dịch M&A. Để giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp. Hợp đồng M&A nên được xây dựng toàn diện về toàn bộ thỏa thuận giữa các bên về mọi khía cạnh của giao dịch. 

3. Quy trình M&A – Hoàn tất hoạt động M&A

Tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp. Các thử thách của bên mua trong giai đoạn này thường là các bất ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về  văn hoá doanh nghiệp,… 

Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho “đứa con chung” của các bên. Cũng như ây dựng chiến lược hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bước tiến quan trọng trong hoạt động M&A

Trên thực tế quy trình M&A chi tiết gồm nhiều giai đoạn. Với những nhiệm vụ và lộ trình cụ thể. Tuân theo một quy trình M&A đầy đủ và chi tiết sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thực hiện các thương vụ M&A một cách bài bản hơn. Và nhận biết đầy đủ được các thách thức trong từng giai đoạn. Từ đó tăng tỉ lệ thành công các thương vụ M&A. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Mua bán Doanh nghiệp - M&A

Th1 28 2021

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trải qua chặng đường hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển. Việt Nam đã từng bước khẳng định nỗ lực nâng tầm kinh tế đất nước. Bối cảnh thương mại toàn cầu ngày nay đã tạo nên một thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, mô hình thương mại toàn cầu này cũng đồng thời tạo ra “nhiều cơ hội, lắm thách thức” cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2021. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cơ hội và thách thức. Mà thị trường thương mại tạo ra cho nền kinh tế nước ta hiện nay. 

Các doanh nghiệp nước ta đang đứng trước một thị trường kinh doanh màu mỡ

1. Những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam 

1.1 Pháp luật đãi ngộ – cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Đây là một trong những cơ hội hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Nước ta có chính trị và pháp luật tương đối ổn định. Bên cạnh đó, nhà nước cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ. Như là: chinh sách huy động vốn; chính sách trợ giá xuất khẩu cho doanh nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng; mở rộng tự do hóa thương mại và quản lý cạnh tranh lành mạnh,… 

Những chính sách này góp phần tạo ra môi trường an toàn. Cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tập trung mở rộng và phát triển.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Những đãi ngộ về chính trị và pháp luật tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển

1.2 Lực lượng lao động trẻ

Lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp, tuổi thọ trung bình lao động trẻ, cần cù, sáng tạo dễ dàng tiếp thu với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây là nguồn lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, nó còn đem lại lợi thế lớn cho các ngành sản xuất, kinh doanh thâm dụng lao động ở Việt Nam như: xuất khẩu lúa gạo, dệt may,…

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Nhân công Việt Nam cần cù, sáng tạo và dễ dàng tiếp thu công nghệ hiện đại

1.3 Toàn cầu hóa

Mô hình toàn cầu hóa, xóa bỏ khoảng cách, ranh giới của các quốc gia cũng là điều kiện to lớn giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để phát triển. Sự toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp Việt dễ dàng tìm thấy môi trường quốc tế tiềm năng. Để mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất, từ đó tận dụng lợi thế theo quy mô và vị trí. 

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó 11 hiệp định có hiệu lực. Các FTA này góp phần đem lại lợi thế thương mại lớn cho ngành xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời thu hút những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng “rót tiền” vào các doanh nghiệp Việt. Từ đó tạo ra nguồn lực tài chính tin cậy và dồi dào.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do tạo ra nguồn lực tài chính dồi dào cho các doanh nghiệp Việt

2. Những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam 

Tuy vậy, môi trường kinh doanh hiện nay cũng tạo ra những thách thức không đếm xuể cho những doanh nghiệp Việt.

2.1 Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu

Các doanh nghiệp của nước ta đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, thế lực cạnh tranh toàn cầu mạnh hơn, công cụ cạnh tranh và thủ đoạn cạnh tranh tinh vi và phức tạp hơn. 

Thậm chí, nếu không thường xuyên cập nhật tình hình thị trường. Và thực hiện các chiến lược cạnh tranh phù hợp, doanh nghiệp Việt có thể “thua ngay trên sân nhà”. Vì mất dần độ ưu tiên trong lòng khách hàng.

Các đối thủ cạnh tranh lớn đang dấn thân vào tranh giành tại thị trường Việt Nam vốn đã “chật chội”

2.2 Kỹ thuật công nghệ

Bên cạnh đó, trong cơn lốc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với những thách thức về công nghệ. Trong việc nghiên cứu, phát minh và ứng dụng trên toàn cầu. 

Trong bối cảnh các nước phát triển đang cạnh tranh nhau về sự vượt trội và độc quyền công nghệ hiện đại, những nước đang phát triển như Việt Nam phải tìm cách đột phá hữu hiệu nhằm rút ngắn và đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về công nghệ, để không trở thành kẻ thua cuộc trên thị trường.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt NamCách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những nhu cầu về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

2.3 Thị trường cạnh tranh mạnh 

Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt phải dấn thân vào một thị trường vô cùng gay gắt. Nơi đó, có đối thủ cạnh tranh là các tập đoàn đa quốc gia lớn gấp nhiều lần ta, có những đòi hỏi khắt khe ở các thị trường khác nhau, tại các nước khác nhau và có những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Sản phẩm sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta, dù mang đi cạnh tranh tại thị trường nội địa hay quốc tế cũng phải đảm bảo số lượng vừa đủ, chất lượng cao, chi phí thấp, giá cả hợp lý, dịch vụ hoàn hảo, thời gian giao hàng chính xác và những kênh phân phối tiện lợi. Chỉ khi đáp ứng đúng và đủ những yêu cầu này, doanh nghiệp Việt mới đủ sức tồn tại tại thị trường quốc tế đầy nghiêm khắc.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt NamSản phẩm Việt phải có những đặc tính tuyệt vời để chinh phục thị trường “khó chiều” hiện nay

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ta cũng có thể tận dụng những điểm mạnh riêng biệt của mình để phát huy cơ hội vốn có, đồng thời nhận định đúng đắn điểm yếu, thách thức để đề phòng và khắc phục. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể ngày càng vươn cao vươn xa tầm thế giới. 

3. Kết luận 

Chúng tôi mong rằng, nhờ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, doanh nghiệp bạn có thể nhận thức được vị trí của mình hiện tại và đạt được những mục tiêu đề ra của mình trong tương lai nhờ việc tận dụng phân tích môi trường kinh doanh. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư, Mua bán Doanh nghiệp - M&A

Th1 28 2021

Các tỷ số đòn cân nợ gồm những gì?

FDD – hoạt động rà soát tài chính – là một trong những chương trình quan trọng. Giúp các nhà đàm phán nhận định được tiềm lực tài chính và khả năng quản lý, sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp mục tiêu. Trong báo cáo FDD, tỷ số đòn cân nợ là cơ sở quan trọng. Để phân tích các rủi ro của dòng tiền và của cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 

Trong phạm vi bài viết này. Chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm, công thức và ý nghĩa của các tỷ số đòn cân nợ như: Tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng trả nợ, tỷ số chi trả lãi vay.

tỷ số đòn cân nợNợ là vấn đề quen thuộc của mỗi doanh nghiệp, con số phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp

1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ số đòn cân nợ

1.1 Khái niệm

Nói một cách khái quát, tỷ số đòn cân nợ của doanh nghiệp là tỷ số giữa tổng nợ trên tổng tài sản. Trong đó, nợ bao gồm cả số nợ ngắn hạn và dài hạn. Tỷ số này phản ánh chung về lượng đòn bẩy đang được sử dụng bởi một doanh nghiệp. 

Tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng ít đòn bẩy. Nói cách khác là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá dồi dào. Như vậy, tỷ số nợ và rủi ro của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nhau.

1.2 Ý nghĩa 

Vậy, tỷ số đòn cân nợ giúp các nhà phân tích và đàm phán nhận định được điều gì?

Tỷ số đòn cân nợ cao sẽ cho thấy một doanh nghiệp có thể phải phải bỏ ra một phần đáng kể. Trong dòng tiền hoặc vốn của mình vào việc trả gốc và lãi cho các khoản nợ. Điều này dự báo về rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. 

Mặt khác, một doanh nghiệp có tỷ số đòn cân nợ khá thấp. Nhất là khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Chứng minh doanh nghiệp không dùng hoặc dùng rất ít đòn bẩy trong kinh doanh, rủi ro cũng thấp hơn. 

Tỷ số đòn cân nợ là con số thể hiện rủi ro và hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vào tỷ số đòn cân nợ, các nhà phân tích, nhà đàm phán có thể thấy được những rủi ro phải đối mặt của một doanh nghiệp. Khả năng họ sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh và khả năng chi trả các khoản nợ. Qua đó có thể thấy được hoạt động kinh doanh có thâm dụng vốn hay không? Có hiệu quả hay không?

Ngoài ra, con số này còn biểu hiện các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Trách nhiệm càng nặng nề thì độ lâu bền của doanh nghiệp có thể sẽ giảm lại. Và phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

2. Các tỷ số đòn cân nợ quan trọng

2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản được xem là tỷ số dùng để tính toán giới hạn của doanh nghiệp trong việc duy trì tỷ lệ đòn bẩy. Công thức tính như sau:

Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản

Tỷ số này lớn hơn 100% cho biết số tiền nợ nhiều hơn so với số tài sản của doanh nghiệp. Và ngược lại, số tài sản doanh nghiệp sẽ lớn hơn số nợ khi tỷ số này nhỏ hơn 100%. Tỷ số này cũng cho thấy bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản của doanh nghiệp là đi vay. Tức là thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để nhận định về mức độ sử dụng đòn bẩy. Và khả năng chi trả nợ nói chung.

2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ số nợ của một doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) của doanh nghiệp đó. Công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn cổ phần của cổ đông

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp có phụ thuộc vào việc vay vốn để phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp hay không. Đây sẽ là cơ sở để các nhà phân tích, đàm phán. Đưa ra nhận định về khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá được việc doanh nghiệp khai thác lợi ích từ hiệu quả tiết kiệm thuế.

tỷ số đòn cân nợMỗi tỷ số đòn cân có ý nghĩa khác nhau trong việc phân tích dòng tiền khả dụng của doanh nghiệp

2.3 Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ (hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, Debt service coverage ratio – DSCR). Là tỷ số đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp.

Công thức tính như sau:

Tỷ số khả năng trả nợ=(Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao)/(Nợ gốc + Chi phí lãi vay)

Tỷ số này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Và giúp các nhà đầu tư đánh giá chung về rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số này cho thấy số tiền khả dụng của doanh nghiệp sau khi chi trả các khoản nợ. Thể hiện khả năng tài chính và mức độ quản lý khoản vay của doanh nghiệp.

2.4 Tỷ số chi trả lãi vay

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio – ICR) là khả năng của doanh nghiệp trong việc chi trả lãi suất và các chi phí. ICR là chỉ số tài chính thể hiện thu nhập trước lãi thuế (EBIT). Và cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ tồn đọng và lãi suất.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập kinh doanh/Chi phí lãi vay

Tùy vào mỗi ngành kinh doanh mà chuẩn mực đưa ra cho tỷ số này là khác nhau. Tuy nhiên, tỷ số này lớn hơn 3 sẽ cho thấy khả năng trả lãi của một doanh nghiệp là rất cao. Bởi lẽ ICR tập trung vào việc thanh toán lãi suất thực tế. Đây cũng là cơ sở cho các nhà phân tích xem xét thu nhập kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Kết luận

Tỷ số đòn cân nợ không những thể hiện rủi ro của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng quản lý vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Nợ không hẳn là điều tiêu cực, bởi vì hầu hết doanh nghiệp đều có các khoản vay nhất định. Qua đó, các nhà phân tích sẽ nhận định chính xác hơn khả năng xoay sở của doanh nghiệp.

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư, Mua bán Doanh nghiệp - M&A

Th1 28 2021

Checklist Due Diligence của Startup trước khi rà soát gồm những gì?

Due Diligence là hoạt động quan trọng. Hoạt động này giúp nhà đầu tư hiểu được tiềm năng kinh doanh và tình trạng pháp lý của startup. Để quyết định xem có nên đầu tư hay không. Đa phần các startup gọi vốn thất bại là do không có sự chuẩn bị cần thiết và thiếu minh bạch quá trình rà soát Due Diligence. Từ đó đánh mất niềm tin của nhà đầu tư.

Startup có trách nhiệm là cung cấp thông tin hỗ trợ cho Due Diligence tránh quá trình rà soát kéo dài hơn dự kiến. Từ đó, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Sau đây là những thông tin mà startup cần chuẩn bị. 

rà soát Due DiligenceStartup phải cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình Due Diligence

1. Rà soát các báo cáo tài chính khi tiến hành hoạt động Due Diligence

Để quá trình Thẩm định Pháp lý diễn ra thuận lợi. Startup có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, minh bạch và chính xác những báo cáo tài chính qua các năm. Những báo cáo này cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xu hướng về Doanh thu (Revenue), Chi phí (Cost), Lợi nhuận (Profit), Thuế (Tax) và Biên (Margin). Dựa vào doanh thu và lợi nhuận ròng. Nhà đầu tư sẽ có những so sánh được – mất để có quyết định đầu tư chính xác.

Ngoài ra, thuế cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm. Không ai dám rót vốn vào một công ty hoạt động không minh bạch, làm giả số liệu để trốn thuế.

Startup cần cung cấp đầy đủ, minh bạch các báo cáo tài chính

2. Các khoản phải thu và phải chi

Bảng cân đối kế toán cho biết Dòng tiền đi vào và đi ra startup. Và cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động Thu – Chi của doanh nghiệp. Những thông tin về công nợ, tiền phải thu, hóa đơn chứng từ đầu vào và đầu ra, biên lai chứng nhận nộp thuế qua các năm… Tất cả đều cung cấp thông tin về uy tín và hoạt động tài chính của startup.

Nhà sáng lập và các thành viên khác trong startup cần phải chuẩn bị tất cả hồ sơ và tài liệu về kế toán và thuế, các hóa đơn, chứng từ và văn bản liên quan. Nhằm phục vụ cho công tác Due Diligence diễn ra thuận lợi.

Những thông tin tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình Due Diligence

3. Đội ngũ nhân viên

Con người là “hạt nhân” và là yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ tổ chức nào, trong đó có startup. Một startup vững mạnh phải cân bằng hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và nhân viên. Đồng thời phải biết cách giữ chân nhân tài. Một doanh nghiệp biết chăm lo đời sống của nhân viên và tuân thủ Luật lao động cũng được nhà đầu tư đánh giá cao.

Startup cần cung cấp tất cả tài liệu liên quan đến lao động như:

  • Hợp đồng lao động (tất cả hình thức và kỳ hạn)
  • Thỏa thuận lao động
  • Chính sách sử dụng lao động
  • Nội quy và quy chế xử lý kỷ luật lao động
  • Chứng từ xác nhận hoàn tất nghĩa vụ đóng các khoản phí lao động
  • Tài liệu về xử lý tranh chấp lao động
  • Các văn bản và tài liệu liên quan khác

 

rà soát Due DiligenceNhà đầu tư rất quan tâm đến đội ngũ nhân sự của startup

4. Khách hàng

Khách hàng là người mang đến doanh thu cho công ty. Chính vì thế, tất cả nhà đầu tư đều quan tâm đến thẩm định chiến lược kinh doanh và khách hàng của startup. 

Phân tích KPCs (Key Purchase Criteria) giúp nhà đầu tư hiểu được những tiêu chí và sự quan tâm của khách hàng. Khi họ quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của startup. Từ đó có những sự hỗ trợ cần thiết giúp phát triển startup mà mình đầu tư.

rà soát Due DiligenceCác nhà đầu tư đều quan tâm đến khách hàng của startup 

5. Rà soát địa điểm kinh doanh khi tiến hành hoạt động Due Diligence

Không ai muốn hợp tác với một “công ty ma” không có địa điểm kinh doanh. Thông tin về địa điểm kinh doanh được thể hiện trong chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  Nó cung cấp cho nhà đầu tư cách thức thuận tiện để liên hệ và làm việc cùng startup. 

Một startup có địa điểm kinh doanh thuận tiện không chỉ giúp nhà đầu tư, khách hàng và đối tác dễ dàng tìm đến hợp tác. Mà còn giúp tăng phần nào uy tín đối với những đối tượng hữu quan.

6. Các đối thủ cạnh tranh

Từ những năm 1990s, Việt Nam đã chuyển dần sang cơ cấu kinh tế thị trường. Đến năm 1999 thì mở cửa để chào đón những công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Cạnh tranh là điều tất yếu của bất cứ thị trường nào, bất cứ lĩnh vực nào. 

Cạnh tranh tạo nên những khó khăn và đồng thời cũng mang đến cơ hội cho startup. Một thị trường có sức mua lớn luôn là thị trường vô cùng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều công ty lớn nhỏ. 

Startup phải chứng minh cho nhà đầu tư thấy rằng thị trường mình tham gia đủ hấp dẫn. Để kích thích cạnh tranh, đồng thời hàng rào ngăn cản startup gia nhập ngành không quá lớn. 

Phân tích SWOT cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ cạnh tranh của thị trường mục tiêu. Đồng thời cho biết những thế mạnh của startup khi tham gia thị trường này. Từ đó, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ tiềm năng của doanh nghiệp để ra quyết định phù hợp.

Nhà đầu tư đánh giá mức độ tiềm năng của startup thông qua phân tích SWOT

7. Kết luận về rà soát Due Diligence

Thành công trong việc chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thành công. Các startups cần chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin cần thiết để giúp quy trình Due Diligence diễn ra nhanh chóng, góp phần giúp quá trình gọi vốn đạt hiệu quả như mong muốn. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • …
  • 19
  • Next Page »

ĐIỆN THOẠI
0947 966 905
(Viber & Zalo)
VĂN PHÒNG
Tầng 3, Tòa nhà Khánh Huy,
Số 4 Đỗ Thúc Tịnh, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
EMAIL
contact@profitstation.vn

COPYRIGHT © 2024 - PROFIT STATION COMPANY LIMITED

Zalo
x
x