Trong khoảng 5 năm trở lại đây. Xu hướng phát triển doanh nghiệp bằng hoạt động M&A dần trở nên rõ nét. Việc tuân thủ quy trình trước, trong và sau khi tiến hành M&A có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của một thương vụ. Sau đây là ba bước cơ bản mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện để tiến hành thương vụ M&A.
Due Diligence là một trong những bước quan trọng của hoạt động M&A
1. Quy trình M&A – Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của thương vụ M&A. Khi tiến hành cần xem xét kỹ doanh nghiệp mục tiêu trên tất cả các phương diện, đó là:
1.1 Các báo cáo tài chính
Xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm, để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và xu hướng trong tương lai. Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu.
Các số liệu từ báo cáo là căn cứ xác định giá trị thực của doanh nghiệp
1.2 Kiểm toán
Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời không. Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh. Song thường từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trên hoá đơn từ 90 ngày trở lên. Thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn với việc thu chi.
1.3 Đội ngũ nhân sự
Xác định tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự thành công của doanh nghiệp. Bao gồm: xem xét thói quen làm việc của nhân viên; thời gian làm việc của các nhân viên chủ chốt; khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu; hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt; khả năng dễ dàng thay thế nhân viên chủ chốt;…
Nhân sự là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chiến lược và phát triển doanh nghiệp
1.4 Khách hàng
Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu. Phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Đánh giá khách hàng trên một số khía cạnh chủ yếu sau: lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp; đánh giá khả năng khách hàng sẽ ra đi hay ở lại khi doanh nghiệp chuyển sang chủ sở hữu mới; chính sách của doanh nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp,…
1.5 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt. Xem xét chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu là yếu tố then chốt quyết định thành công của thương vụ M&A. Vì điều này giúp doanh nghiệp sau khi “ghép đôi” sẽ nâng cao hiệu quả tài chính, khả năng quản lý và năng lực cạnh tranh với đối thủ.
Việc xem xét chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng trong M&A
1.6 Các đối thủ cạnh tranh
Khía cạnh này giúp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh. Cần trả lời được một số vấn đề cơ bản: Các đối thủ cạnh tranh là ai, chiến thuật của họ là gì? Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không và tại sao?,…
Cần phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
2. Quy trình M&A – Đàm phán
2.1 Đàm phán giao dịch
Quá trình đàm phán rất quan trọng đối với giao dịch M&A. Vì nếu hợp đồng M&A không phản ánh đủ và chính xác. Tất cả các kết quả của những công việc trước đó, mong muốn và kỳ vọng của các bên. Thì mục đích M&A có thể bị ảnh hưởng và gia tăng những rủi ro về mặt pháp lý sau này.
Một cuộc đàm phán M&A thành công phải đáp ứng được kỳ vọng đôi bên
Khi tiến hành đàm phán. Việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên có vai trò quyết định thành công của thương vụ M&A. Động lực của người mua và người bán trong hầu hết các trường hợp M&A đều tương tự như nhau. Đó là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường; tăng doanh thu, địa bàn, lĩnh vực hoạt động;…
2.2 Thủ tục pháp lý và hoàn tất giao dịch
Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, cùng với các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, kinh doanh,…Trong hợp đồng M&A có những tuyên bố và cam kết của bên bán về tình trạng và lịch sử của công ty mục tiêu.
Các bên cần nắm rõ về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng M&A
Trách nhiệm của các bên là cần rà soát và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện trước khi hoàn tất giao dịch M&A. Để giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp. Hợp đồng M&A nên được xây dựng toàn diện về toàn bộ thỏa thuận giữa các bên về mọi khía cạnh của giao dịch.
3. Quy trình M&A – Hoàn tất hoạt động M&A
Tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp. Các thử thách của bên mua trong giai đoạn này thường là các bất ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hoá doanh nghiệp,…
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho “đứa con chung” của các bên. Cũng như ây dựng chiến lược hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bước tiến quan trọng trong hoạt động M&A
Trên thực tế quy trình M&A chi tiết gồm nhiều giai đoạn. Với những nhiệm vụ và lộ trình cụ thể. Tuân theo một quy trình M&A đầy đủ và chi tiết sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thực hiện các thương vụ M&A một cách bài bản hơn. Và nhận biết đầy đủ được các thách thức trong từng giai đoạn. Từ đó tăng tỉ lệ thành công các thương vụ M&A.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn