Profit Station

Tư vấn Doanh nghiệp

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Thông cáo báo chí
    • Thư viện ảnh
    • Liên hệ
  • Sản phẩm & Dịch vụ
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Góc chuyên gia
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Nghề nghiệp

Th1 28 2021

Tình hình chung của các công ty trước mua bán sáp nhập

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là Merger & Acquisition (M&A). M&A là một thuật ngữ chỉ mới phổ biến khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Xu hướng toàn cầu hóa buộc nhiều công ty phải sử dụng mua bán và sáp nhập. Như một cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần ở các thị trường mới. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Dưới đây sẽ là tình hình chung của các công ty trước khi mua bán sáp nhập. 

Hoạt động M&A trên toàn cầu đang vô cùng sôi nổi. 

1. Mua bán sáp nhập là “xu hướng” của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa

Trong những năm trở lại đây. Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra khá “sôi động” trên mọi lĩnh vực cả trong nước. Chỉ riêng ở Việt Nam, tổng giá trị thương vụ M&A từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2018 đạt 48,8 tỷ USD với hơn 4.000 giao dịch. Trong đó năm 2017, giá trị M&A đã đạt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD (Theo Kinhtevadubao.vn).

Điều này cho thấy đây không phải một hiện tượng ngẫu nhiên. Mà là một xu hướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá. Một số doanh nghiệp đã tìm được những lợi ích đáng kể từ sự sáp nhập. 

mua bán sáp nhập công tyM&A không phải một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một xu hướng  

2. Động cơ thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập của các bên tham gia

Phân tích động cơ của các chủ thể tham gia sáp nhập, mua bán. Sẽ giúp hiểu rõ hơn bản chất của hoạt động cũng như tình hình các doanh nghiệp trước khi thực hiện M&A.

2.1 Bên sáp nhập/Bên mua:

Là các doanh nghiệp thực hiện việc mua tài sản, cổ phần, vốn  hay toàn bộ doanh nghiệp.

2.2 Động cơ: 

  • Mở rộng hoạt động kinh doanh, thị trường
  • Tận dụng và chia sẻ các nguồn lực sẵn có của bên bán: vốn, kinh nghiệm điều hành, hệ thống phân phối, khả năng quản lý.
  • Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
  • Giảm một số chi phí kinh doanh: chi phí tìm kiếm khách hàng mới, chi phí mở rộng thị trường, chi phí đầu tư nguồn nhân lực mới,…
  • Giảm cạnh tranh, tạo lợi thế nhờ quy mô
  • Tận dụng, khai thác các dịch vụ của bên bán để phát triển sản phẩm hiện có, củng cố mối quan hệ với khách hàng.

2.3 Bên bị sáp nhập/Bên bán:

Là các doanh nghiệp thực hiện việc bán tài sản, cổ phần, vốn hay toàn bộ doanh nghiệp.

2.4 Động cơ:

  • Giảm sức ép khi đối mặt cạnh tranh trên thị trường
  • Thiếu vốn, không đủ tiềm lực giữ vững và phát triển kinh doanh, không có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, mất nhân sự chủ chốt hoặc khách hàng
  • Mục tiêu tìm đối tác chiến lược
  • Xuất phát từ những đề nghị hấp dẫn từ bên mua
  • Giảm sức ép khi đối mặt cạnh tranh trên thị trường

mua bán sáp nhập công tyCác bên tham gia M&A hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Có thể thấy, M&A không chỉ đơn giản là mang đến cơ hội tài chính các cho doanh nghiệp. Nhìn xa hơn, M&A đang mở ra những cơ hội lớn về công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 

Tình hình chung cho thấy, các doanh nghiệp có cổ phần lớn hoặc trung bình. Nếu muốn gia tăng thị phần, tiềm lực cạnh tranh thì không còn cách nào hiệu quả hơn là liên kết với nhau để trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhờ vào sự cộng lực. 

3. Thông tin minh bạch, rõ ràng, đầy đủ chính là “chìa khóa” thành công cho thương vụ mua bán sáp nhập

Thực tế, việc quyết định sáp nhập mua lại không đơn thuần là phép cộng giá trị hai doanh nghiệp lại với nhau. Vì vậy, trước khi giao dịch M&A. Các chủ thể tham gia cần rõ ràng, minh bạch, đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp của mình. Không chỉ trong thời gian mua bán mà tất cả thông tin trước đó. Nếu thông tin không chính xác ngay lập tức việc định giá sẽ bị sai và gây ra tranh chấp sau này. 

Điều thứ hai cần xác định là khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Điều thứ ba, sự tương thích văn hoá giữa hai doanh nghiệp không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình sáp nhập, sự tương thích chiến lược. 

Thông tin minh bạch là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của M&A

4. Hoạt động M&A là một phần trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề sẽ có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có. Trước khi quyết định sẽ thực hiện việc mua bán hay sáp nhập. Ban lãnh đạo thường nghiên cứu và đưa mục tiêu về tầm nhìn phát triển. Để khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau. 

Ví dụ, những doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với doanh nghiệp cũng có quy mô nhỏ, vừa sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tận dụng triệt để được lợi thế của mình. Hoặc khi doanh nghiệp nhỏ bị sáp nhập hay mua lại bởi doanh nghiệp lớn hơn. Họ sẽ có cơ hội tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng lớn. 

mua bán sáp nhập công tyTận dụng ưu điểm của mua bán sáp nhập để tạo ra chiến lược phát triển bền vững cho công ty

5. Kết luận 

Đều xuất phát từ mục đích gia tăng giá trị. Và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không gặp phải khó khăn nhưng cũng tham gia vào thị trường mua lại và sáp nhập. Để tìm kiếm thêm đối tác, tạo thêm sức mạnh cho mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. 

Hoạt động M&A vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp xem xét kỹ lưỡng, tìm hiểu đầy đủ thông tin về bên mua/bán. Cũng như chuẩn bị cho mình phương hướng, kế hoạch tốt nhất. Thì sẽ nâng cao tỷ lệ thương vụ M&A sẽ diễn ra thành công, tốt đẹp. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Mua bán Doanh nghiệp - M&A

Th1 28 2021

Quy trình Due Diligence trước gọi vốn dành cho Startup

Một trong những nguyên nhân thất bại của một thương vụ gọi vốn. Đó chính là sự thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin về startup. Due Diligence sẽ cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động, hiệu quả kinh doanh và những rủi ro pháp lý có thể có. Từ đó tăng tỷ lệ thành công và giảm rủi ro khi đầu tư vào một startup. Due Diligence chính là cầu nối giữa nhà đầu tư và startup. Nhà đầu tư sẽ có những giả định riêng để xác định startup có phù hợp với mục đích đầu tư của họ hay không. Nhà đầu tư có thể cho phép startup thực hiện các quy trình Due Diligence như: Thẩm định pháp lý , Thẩm định tài chính và Thẩm định thương mại.

Quy trình Due Diligence cho StartupStartup chuẩn bị các nội dung liên quan trước khi thực hiện Due Diligence

1. Quy trình Due Diligence cho Startup? Rà soát pháp lý (Legal Due Diligence) 

Thẩm định pháp lý là quá trình rà soát, tìm hiểu và xác thực những thông tin pháp lý của startup. Để xác định những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra. Quy trình rà soát pháp lý vô cùng quan trọng. Nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đang trong giai đoạn gọi vốn. 

Nếu xác định được những lỗ hổng pháp lý mang đến rủi ro trong tương lai. Thì không một nhà đầu tư nào muốn rót vốn vào một startup thiếu minh bạch. Startup gọi vốn thành công hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình rà soát pháp lý. 

Để thẩm định pháp lý của startup, cần rà soát những tài liệu như:

  • Hồ sơ thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
  • Hồ sơ về vốn chủ sở hữu
  • Thông tin về cơ cấu tổ chức và nhân sự
  • Các loại hợp đồng lao động
  • Hợp đồng giao dịch
  • Hồ sơ thuế và kế toán
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thông tin về tranh chấp, tố tụng và xử phạt

Khi thực hiện rà soát pháp lý. Nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ các điều khoản về quyền, nghĩa vụ và những hạn chế liên quan đến quyền kiểm soát và khả năng chuyển nhượng. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về vấn đề sở hữu trí tuệ. Và những thỏa thuận bảo mật thông tin trong hợp đồng.

Thẩm định pháp lý giúp đề phòng rủi ro

2. Rà soát tài chính (Financial Due Diligence) 

Hoạt động thẩm định tài chính tập trung vào việc rà soát lại những thông tin tài chính được startup cung cấp. Và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Rà soát tài chính bao gồm việc thu thập và đánh giá thông tin về doanh thu, tài sản, dòng tiền, công nợ và các khoản vay của doanh nghiệp.

Khi thức hiện FDD, nhà đầu tư thường thuê một công ty chuyên dịch vụ thẩm định tài chính để hỗ trợ thực hiện việc rà soát hệ thống kế toán. Đặc biệt là những mục quan trọng như chi phí và doanh thu. Quy trình này sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn có thể (chủ yếu là thông tin nội bộ).

Báo cáo rà soát tài chính có thể bao gồm những nội dung như:

  • Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
  • Các chính sách kế toán của doanh nghiệp
  • Dòng tiền mặt
  • Tài sản chủ sở hữu
  • Thuế
  • Các kế hoạch tài chính
  • Chính sách lương
  • Các khoản vay 
  • Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp 

Ngoài ra, quy trình này còn có thể bao gồm những nội dung như liên hệ thẩm định đặc biệt về thương mại, rà soát các báo cáo tài chính trong quá khứ hay đánh giá việc hợp lực và phối hợp.

Thẩm định tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh

3. Quy trình Due Diligence cho Startup? Rà soát thương mại (Commercial Due Diligence)

Thẩm định đặc biệt về thương mại (CDD) tập trung vào việc phân tích môi trường kinh doanh như đánh giá khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và kế hoạch kinh doanh của startup. Rà soát thương mại giúp chỉ rõ tương lai của startup và hướng phát triển của doanh nghiệp để bổ sung cho quy trình rà soát tài chính. 

Các phân tích cần thiết trong quy trình CDD bao gồm phân tích:

  • Về Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (SWOT)
  • KPCs (Key Purchase Criteria) bao gồm các tiêu chí khi khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của startup.
  • Phân tích CSFs (Critical Success Factors) về mục tiêu mang tính chiến lược của startup.
  • Dự báo: vẽ ra bức tranh viễn cảnh của startup và khả năng thành công của nó trong tương lai. Từ đó đánh giá hiệu quả bằng cách đối chiếu chiếu tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tăng trưởng dự báo của thị trường.

Quy trình Due Diligence cho StartupThẩm định thương mại dự báo khả năng thành công của startup

4. Kết luận

Ngoài những khía cạnh về pháp lý, tài chính và thương mại, còn có những khía cạnh khác có thể được rà soát khi thực hiện Due Diligence như: Thẩm định hệ thống thông tin (IT Due Diligence), Thẩm định Thuế (Tax Due Diligence) hay Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence). 

Nhà đầu tư có thể thuê một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Due Diligence để thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định startup. Khi quá trình rà soát được thực hiện, các nhà đầu tư có thể đưa ra được nhận xét bao quát về các doanh nghiệp khởi nghiệp và từ đó quyết định mình có nên rót vốn hay không. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

Th1 28 2021

Startup cần chuẩn bị những gì trước Due Diligence?

Gọi vốn là một trong những bước đầu quan trọng của các startup. Tuy nhiên làm cách nào để có được quyết định rót vốn từ nhà đầu tư? Câu trả lời đó chính là startup phải có được niềm tin nơi nhà đầu tư. Bằng cách chứng minh tính minh bạch về pháp lý. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp gọi vốn cần chuẩn bị trước những gì để quá trình Due Diligence diễn ra thuận lợi, thúc đẩy gọi vốn nhanh chóng hơn. 

chuẩn bị gì trước Due DiligenceStartups cần có bước chuẩn bị cụ thể để quá trình due diligence diễn ra nhanh hơn. 

1. Cần chuẩn bị những gì trước khi Due Diligence? Phương án kinh doanh hấp dẫn

Phân tích phương án kinh doanh là một phần của quá trình rà soát thương mại (Commercial Due Diligence – CDD). Để CDD diễn ra thuận lợi thì nhà sáng lập cần phải cho nhà đầu tư thấy được định hướng kinh doanh. Và phương pháp để có được lợi nhuận.

Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Bạn có gì khác biệt so với những đối thủ khác? Kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Những câu hỏi mang tính chiến lược cần được trả lời rõ ràng. Nếu muốn có được lòng tin nơi nhà đầu tư.

Một phương án kinh doanh hấp dẫn cần phải cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Không có một kế hoạch kinh doanh nào không tiềm ẩn rủi ro trong nó. Từ rào cản gia nhập thị trường đến chi phí tiếp thị quá cao trong khi giá bán thấp. Không chỉ hấp dẫn, một kế hoạch kinh doanh tốt là một kế hoạch thực tế và khả thi. Đừng chăm chăm “lựa trái anh đào”. Bởi vì hơn ai hết những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn hiểu rằng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Và một viễn cảnh quá tươi đẹp chỉ là “sự ảo tưởng” của nhà hoạch định.

chuẩn bị gì trước Due DiligenceMột kế hoạch kinh doanh hấp dẫn sẽ giúp startups thu hút nhà đầu tư.

2. Cách thức quản trị và điều hành hiệu quả

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không chỉ là một doanh nghiệp có khả năng tạo doanh thu cao. Mà còn biết kiểm soát chi phí tối ưu. Chi phí là một cấu thành trong Bảng cân đối kế toán. Nó tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận công ty, Thuế phải đóng cho Nhà nước. Và dĩ nhiên là lợi tức mà chủ đầu tư nhận được.

Có nhiều loại chi phí, thất thoát khác nhau có thể xảy ra trong một doanh nghiệp non trẻ. Tiền mất đi do những chi tiêu lãng phí chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Bên cạnh những chi phí khó đong đếm khác như cơ hội kinh doanh hay nhân tài nghỉ việc tại công ty.

Do đó, hãy tập trung xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp của mình một cách quy củ để giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Khả năng quản lý nguồn vốn, dòng tiền

Dòng tiền là một trong những đối tượng của rà soát tài chính (Financial Due Diligence – FDD). Lời khuyên hữu ích cho bất cứ doanh nghiệp nào về FDD là hãy chuẩn hóa tài liệu, pháp lý và sổ sách doanh nghiệp ngay từ đầu hoặc trước khi bước vào giai đoạn gọi vốn. Minh bạch là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu, vì vậy cần có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung sổ sách, tài liệu hợp lý; tránh lạm dụng chiêu trò để dối lừa, qua mặt nhà đầu tư.

chuẩn bị gì trước Due DiligenceCác nhà đầu tư còn quan tâm đến khả năng quản lý nguồn vốn, dòng tiền của startup. 

Nhà đầu tư là những bậc thầy về quản lý dòng tiền. Bất cứ chi tiết làm giả số liệu nào cũng không thể qua mắt được họ. Vì vậy, thay vì sử dụng chiêu trò, startup nên tập trung vào khả năng quản lý dòng tiền và nguồn vốn của mình, đồng thời cần có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng “gãy vòng vốn” gây khó khăn cho kinh doanh.

4. Cần chuẩn bị những gì trước khi Due Diligence? Củng cố đội ngũ nhân sự

Yếu tố con người là hạt nhân trong mọi tổ chức, trong đó có startup. Có thể thời gian ban đầu, với nguồn lực và khả năng tổ chức có hạn, bổ máy tổ chức của doanh nghiệp còn lỏng lẻo và có nhiều hạn chế. Nhưng nếu muốn thành công khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, hãy tạo nên một tập thể gắn kết nhằm thực hiện mục tiêu chung, từ đó thuyết phục nhà đầu tư yên tâm rót vốn vào doanh nghiệp của mình.

Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, bộ máy tổ chức nhân sự của startup có thể thay đổi dựa theo nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, dù có nhiều thay đổi trong nhân sự nhưng người sáng lập không bao giờ được phép thay đổi, bởi vì người sáng lập của một startup chính là “linh hồn” và là lý do mà startup đó tồn tại.

Đội ngũ nhân sự là hạt nhân của các startups. 

Ngoài những thông tin về Ban quản trị, startup còn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả tài liệu và hồ sơ về đội ngũ lao động bao gồm Hợp đồng lao động, Chứng nhận đóng bảo hiểm lao động hay thậm chí là những Tài liệu về kiện tụng và tranh chấp trước kia với người lao động. Một doanh nghiệp thực hiện đủ và đúng Luật Lao động, đồng thời có chính sách chăm lo cho nhân viên thường được các chủ đầu tư đánh giá rất cao.

5. Kết luận

Trên đây là những lưu ý dành cho startup trước khi thực hiện due diligence. Hãy luôn nhớ rằng: “Thành công trong bước chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thành công!”

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

Th1 28 2021

Kinh nghiệm gọi vốn thành công cho các Startup trẻ

Khởi nghiệp là sự lựa chọn chưa bao giờ dễ dàng. Người trẻ khi quyết định tạo dựng một sự nghiệp cho riêng mình thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong đó vấn đề mà nhiều người gặp phải nhất chính là gọi vốn. Vậy đâu là những yếu tố sống còn quyết định một dự án gọi vốn thành công trong bối cảnh lựa chọn thì nhiều nhưng lòng tin lại ít như hiện nay? Dưới đây là những lời khuyên dành cho startup trẻ tại Việt Nam về vấn đề gọi vốn được đúc kết từ kinh nghiệm của các bậc lão làng.

Kinh nghiệm gọi vốn cho StartupCác startups cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi gọi vốn 

1. Kinh nghiệm gọi vốn cho Startup – Hiểu người hiểu ta

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, startup cần phải phân tích kỹ những lợi ích mà phương thức gọi vốn mang lại bên cạnh những khía cạnh về tài chính. Cách một công ty khởi nghiệp gọi vốn nên dựa trên quy mô, mô hình kinh doanh và mục tiêu gọi vốn đặt ra từ ban đầu. Nếu gọi vốn cộng đồng mang đến cơ hội quảng bá tên tuổi, thu hút khách hàng tiềm năng từ giai đoạn đầu thì quỹ đầu tư lại giúp startup có chiến lược hợp tác lâu dài.

Các startups cần phải phân tích kỹ những lợi ích mà phương thức gọi vốn mang lại

Từ góc nhìn của shark Nguyễn Mạnh Dũng – Giám đốc của quỹ đầu tư Cyberagent tại Việt Nam và Thái Lan. Nhà đầu tư không chỉ mang lại tiền mà còn đóng vai trò cố vấn cho startups. Nhờ vào những định hướng mang tính chiến lược của nhà đầu tư. Nhà sáng lập startup sẽ có cái nhìn toàn cảnh và thấy được bức tranh lớn trên còn đường lập nghiệp.

2. Tạo niềm tin nơi nhà đầu tư

Theo một số thống kê gần đây. Trung bình 100 dự án tiếp xúc thì nhà đầu tư sẽ quyết định rót vốn vào 3 startup. Với tỷ lệ 1 chọi 30, làm sao một doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể thuyết phục một nhà đầu tư lão luyện lựa chọn công ty của mình? 

Đối với những dự án còn quá mới, chưa có báo cáo tài chính rõ ràng. Để chứng minh năng lực thì con người chính là yếu tố hàng đầu được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh ý tưởng độc đáo và chiến lực kinh doanh.

Có thể dễ dàng thay đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm. Hay thậm chí là văn hóa doanh nghiệp nhưng không thể thay đổi con người. Bởi vì nhà sáng lập chính là linh hồn của startup. Một nhà sáng lập mang đến cho nhà đầu tư cảm giác tin tưởng thì họ sẽ quyết định đầu tư vào startup đó. 

Danh mục các nhà đầu tư của startup cũng cho thấy mức độ uy tín của startup đó. Nên chọn lọc thật kỹ khi quyết định huy động vốn. Vì danh mục gồm nhiều nhà đầu tư uy tín sẽ giúp startup được tin tưởng hơn.Kinh nghiệm gọi vốn cho StartupDanh mục các nhà đầu tư góp phần thể hiện mức độ uy tín của startup

3. Kinh nghiệm gọi vốn cho Startup – Có chiến lược rõ ràng

Chia sẻ bí quyết gọi vốn thành công từ những tập đoàn hàng đầu thế giới. Ông Lê Đắc Lâm – Giám đốc điều hành Hệ thống website và Ứng dụng đặt phòng trực tuyến cho rằng. Mọi quyết định đầu tư đều dựa trên quyền lợi. 

Trách nhiệm của startup là trình bày chiến lược kinh doanh của mình. Để thuyết phục nhà đầu từ rằng doanh nghiệp mà họ đầu tư sẽ mang đến lợi nhuận như kỳ vọng. “Mỗi startup khi gọi vốn cần hội đủ yếu tố về khách hàng, đội ngũ kinh doanh, sản phẩm, công nghệ và con người”, ông Lâm chia sẻ thêm.

Startup cần phải cho nhà đầu tư thấy chiến lược kinh doanh của mình có thể sinh lợi nhuận. 

Bên cạnh vấn đề về lĩnh vực kinh doanh. Các startup cũng cần cân nhắc quy mô, số vốn cần gọi để quyết định gõ cửa địa chỉ nào. Khi quy mô startup còn nhỏ thì tìm đến các nhà đầu tư vừa phải. Sẽ là lựa chọn hợp lý hơn là các quỹ đầu tư lớn. Đồng thời, các startup cũng nên xem xét khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn để khai thác thị trường địa phương. 

4. Biết cách rút ngắn quá trình thẩm định dự án

Due diligence là quá trình rà soát đặc biệt, hoạt động thẩm định về các vấn đề tài chính, pháp lý và thương mại của một doanh nghiệp khởi nghiệp trước quyết định đầu tư. Việc thẩm định này nhằm bảo vệ nhà đầu tư trước những thông tin sai lệch. Mang đến rủi ro từ quá trình ban đầu tiếp cận với startup. 

Tùy vào mức độ minh bạch của startup đối với nhà đầu tư. Due diligence có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Nếu con số tài chính rõ ràng và chiến lược kinh doanh cụ thể. Thì startup có thể rút ngắn quá trình này.

Rút ngắn quá trình thẩm định tạo thêm thuận lợi cho startup

Tóm lại, để gọi vốn thành công thì điều quan trọng startup cần phải làm là minh bạch về tài chính. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng và tạo niềm tin mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đây là một việc không hề dễ dàng. Vì thế nếu startup nhận được cái lắc đầu từ nhà đầu tư thì đừng nản lòng. Hãy luôn không ngừng phấn đấu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những lần gọi vốn tiếp theo. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

Th1 28 2021

Vai trò của Due Diligence trong gọi vốn của Startup

Đối với những người làm trong ngành kiểm toán hoặc thẩm định. Thì thuật ngữ “Due Diligence” chắc đã quá quen thuộc. Đây chính là quá trình nghiên cứu và rà soát cẩn thận. Giúp nhà đầu tư quyết định chính xác trước khi rót vốn vào một startup. Chính vì vậy, các startup cần phải lưu tâm vấn đề “Due Diligence” trong kêu gọi vốn.

Hiện nay, thực trạng thị trường đầu tư doanh nghiệp là các startup và SMEs chưa có hoạt động kế toán, tài chính và pháp lý rõ ràng. Chương trình “Shark Tank” là một ví dụ điển hình cho sự thận trọng của các shark trong khâu Due Diligence. Mùa 1 kết thúc với câu chuyện những startup tiềm năng nhận được đầu tư từ các shark. Tuy nhiên, thực tế là chỉ 7/22 startup được hứa hẹn đầu tư thật sự được rót vốn. Số còn lại thất bại là do không đáp ứng kỳ vọng của shark trong quá trình Due Diligence.

Due Diligence là một thuật ngữ kinh tế, pháp lý phổ biến. Nó có ý nghĩa là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý”. Due Diligence là một cuộc khảo sát chi tiết về công ty và báo cáo tài chính của công ty đó. Được thực thực hiện trước một giao dịch thương mại như đầu tư vào một startup. Startup có được nhà đầu tư rót vốn hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả của quá trình điều tra, thẩm định.

Due Diligence trong gọi vốnDue Diligence đóng vai trò quan trọng trong việc gọi vốn của startups

1. Cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động của startup khi thực hiện Due Diligence trong kêu gọi vốn

Quá trình Due Diligence bao gồm những hoạt động. Như thẩm định thương mại (CDD), thẩm định tài chính (FDD) và thẩm định pháp lý (LDD). Kết quả của những cuộc thẩm định này cung cấp cho nhà đầu tư thông tin chính xác về hoạt động của startup tiềm năng.

Quá trình thẩm định thương mại tập trung vào môi trường kinh doanh. Mà startup đang hoạt động bao gồm đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá khách hàng và những kịch bản trong xây dựng kế hoạch kinh doanh. Thẩm định CDD cần rõ ràng để cho thấy tương lai của startup. Và là cơ sở bổ sung cho FDD.

Thẩm định tài chính tập trung vào vấn đề xác minh sự minh bạch của thông tin tài chính được startup cung cấp. Quá trình này bao gồm đánh giá tài sản, thu nhập, dòng tiền, nợ phải trả, các khoản vay tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Thẩm định pháp lý nhằm rà soát lại thông tin pháp lý của startup để tránh.  Và đánh giá rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Quá trình thẩm định pháp lý đặc biệt quan trọng đối với một startup đang gọi vốn. Không một nhà đầu tư nào chịu mạo hiểm để rót vốn vào một startup thiếu minh bạch. Do đó các lỗ hổng pháp lý có thể kéo dài thời gian thỏa thuận đầu tư giữa các bên.

Thẩm định sự minh bạch của thông tin được cung cấp

2. Định giá toàn bộ giá trị tài sản của startups 

Định giá công ty luôn là một quá trình phức tạp. Tùy theo mục đích khác nhau mà có cách định giá khác nhau. Tuy nhiên, dù chọn phương pháp định giá nào. Thì hai nhân tố định tính và định lượng đều đóng vai trò quan trọng, được chia làm ba nhóm chính:

  • Số liệu cố định: bao gồm những số liệu như lợi nhuận ròng, dòng tiền và các khoản vay nợ.
  • Số liệu không ổn định: những số liệu như doanh thu và các kế hoạch dòng tiền trong tương lai.
  • Tài sản vô hình: tên thương hiệu, các sáng chế, danh tiếng nhà sáng lập, mô hình kinh doanh và cơ sở dữ liệu khách hàng.

Quá trình Due Diligence giúp định giá startup trong thời điểm hiện tại. Từ đó ảnh hưởng đến số tiền sẽ được nhà đầu tư rót vốn. Khi định giá startup qua quá trình Due Diligence. Thì phải có sự đồng ý của cả người mua và người bán ở mức giá đó. Ở trường hợp này, người mua chính là chủ đầu tư. Và điều họ quan tâm là “thoái vốn” (exit) và sự tự chủ khi thoái vốn.

Một nhà đầu tư rót vốn ban đầu vào một startup thì luôn cần khoảng 20 – 40% giá trị startup. Nếu đã gọi vốn thì nhà sáng lập sẽ cần xác định là sẽ mất khoảng ⅓ startup sau quá trình Due Diligence.

Có nhiều phương pháp định giá công ty

3. Rà soát và đánh giá những rủi ro của startup

Đối với nhà đầu tư, việc thẩm định rủi ro pháp lý của một startup là yếu tố vô cùng quan trọng. Một startup có hồ sơ không minh bạch thì không một chủ đầu tư nào dám rót vốn vào doanh nghiệp đó.

Một số tài liệu cần thiết khi thực hiện thẩm định pháp lý LDD:

  • Hồ sơ thành lập và hoạt động (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế…)
  • Hồ sơ về vốn và chủ sở hữu (Thỏa thuận góp vốn, Hợp đồng mua bán, Chứng từ giao dịch…)
  • Tài liệu về cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý
  • Giấy tờ về lao động (các loại hợp đồng lao động, Thỏa thuận lao động, Nội quy lao động…)
  • Hợp đồng giao dịch
  • Hồ sơ Thuế
  • Danh mục tài sản
  • Giấy tờ liên quan Ngân hàng và Tín dụng
  • Thông tin về Xử phạt, Tranh chấp và Tố tụng

Để tránh rủi ro pháp lý khi đầu tư, các điều khoản pháp lý cần được chuyên gia và luật sư có uy tín tư vấn để hoạch định luật chơi chi tiết và khoa học. Những điều khoản mà startup và nhà đầu tư cần quan tâm là: Điều khoản chống pha loãng trong đầu tư, Điều khoản sử dụng vốn, Điều khoản bảo mật thông tin và Quyền ưu tiên mua bán khi có nhà đầu tư mới.

Due Diligence trong gọi vốnThẩm định rủi ro trong quá trình Due Diligence

4. Kết luận về Due Diligence trong gọi vốn

Tóm lại, Due Diligence giúp thẩm định những rủi ro và lợi ích khi một nhà đầu tư rót vốn vào startups. Từ đó quyết định sự thành công của quá trình gọi vốn. Đây cũng lý do để các nhà khởi nghiệp quan tâm về tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động này. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • …
  • 19
  • Next Page »

ĐIỆN THOẠI
0947 966 905
(Viber & Zalo)
VĂN PHÒNG
Tầng 3, Tòa nhà Khánh Huy,
Số 4 Đỗ Thúc Tịnh, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
EMAIL
contact@profitstation.vn

COPYRIGHT © 2024 - PROFIT STATION COMPANY LIMITED

Zalo
x
x