Một trong những nguyên nhân thất bại của một thương vụ gọi vốn. Đó chính là sự thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin về startup. Due Diligence sẽ cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động, hiệu quả kinh doanh và những rủi ro pháp lý có thể có. Từ đó tăng tỷ lệ thành công và giảm rủi ro khi đầu tư vào một startup. Due Diligence chính là cầu nối giữa nhà đầu tư và startup. Nhà đầu tư sẽ có những giả định riêng để xác định startup có phù hợp với mục đích đầu tư của họ hay không. Nhà đầu tư có thể cho phép startup thực hiện các quy trình Due Diligence như: Thẩm định pháp lý , Thẩm định tài chính và Thẩm định thương mại.
Startup chuẩn bị các nội dung liên quan trước khi thực hiện Due Diligence
1. Quy trình Due Diligence cho Startup? Rà soát pháp lý (Legal Due Diligence)
Thẩm định pháp lý là quá trình rà soát, tìm hiểu và xác thực những thông tin pháp lý của startup. Để xác định những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra. Quy trình rà soát pháp lý vô cùng quan trọng. Nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đang trong giai đoạn gọi vốn.
Nếu xác định được những lỗ hổng pháp lý mang đến rủi ro trong tương lai. Thì không một nhà đầu tư nào muốn rót vốn vào một startup thiếu minh bạch. Startup gọi vốn thành công hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình rà soát pháp lý.
Để thẩm định pháp lý của startup, cần rà soát những tài liệu như:
- Hồ sơ thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Hồ sơ về vốn chủ sở hữu
- Thông tin về cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Các loại hợp đồng lao động
- Hợp đồng giao dịch
- Hồ sơ thuế và kế toán
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông tin về tranh chấp, tố tụng và xử phạt
Khi thực hiện rà soát pháp lý. Nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ các điều khoản về quyền, nghĩa vụ và những hạn chế liên quan đến quyền kiểm soát và khả năng chuyển nhượng. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về vấn đề sở hữu trí tuệ. Và những thỏa thuận bảo mật thông tin trong hợp đồng.
Thẩm định pháp lý giúp đề phòng rủi ro
2. Rà soát tài chính (Financial Due Diligence)
Hoạt động thẩm định tài chính tập trung vào việc rà soát lại những thông tin tài chính được startup cung cấp. Và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Rà soát tài chính bao gồm việc thu thập và đánh giá thông tin về doanh thu, tài sản, dòng tiền, công nợ và các khoản vay của doanh nghiệp.
Khi thức hiện FDD, nhà đầu tư thường thuê một công ty chuyên dịch vụ thẩm định tài chính để hỗ trợ thực hiện việc rà soát hệ thống kế toán. Đặc biệt là những mục quan trọng như chi phí và doanh thu. Quy trình này sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn có thể (chủ yếu là thông tin nội bộ).
Báo cáo rà soát tài chính có thể bao gồm những nội dung như:
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Các chính sách kế toán của doanh nghiệp
- Dòng tiền mặt
- Tài sản chủ sở hữu
- Thuế
- Các kế hoạch tài chính
- Chính sách lương
- Các khoản vay
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Ngoài ra, quy trình này còn có thể bao gồm những nội dung như liên hệ thẩm định đặc biệt về thương mại, rà soát các báo cáo tài chính trong quá khứ hay đánh giá việc hợp lực và phối hợp.
Thẩm định tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh
3. Quy trình Due Diligence cho Startup? Rà soát thương mại (Commercial Due Diligence)
Thẩm định đặc biệt về thương mại (CDD) tập trung vào việc phân tích môi trường kinh doanh như đánh giá khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và kế hoạch kinh doanh của startup. Rà soát thương mại giúp chỉ rõ tương lai của startup và hướng phát triển của doanh nghiệp để bổ sung cho quy trình rà soát tài chính.
Các phân tích cần thiết trong quy trình CDD bao gồm phân tích:
- Về Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (SWOT)
- KPCs (Key Purchase Criteria) bao gồm các tiêu chí khi khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của startup.
- Phân tích CSFs (Critical Success Factors) về mục tiêu mang tính chiến lược của startup.
- Dự báo: vẽ ra bức tranh viễn cảnh của startup và khả năng thành công của nó trong tương lai. Từ đó đánh giá hiệu quả bằng cách đối chiếu chiếu tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tăng trưởng dự báo của thị trường.
Thẩm định thương mại dự báo khả năng thành công của startup
4. Kết luận
Ngoài những khía cạnh về pháp lý, tài chính và thương mại, còn có những khía cạnh khác có thể được rà soát khi thực hiện Due Diligence như: Thẩm định hệ thống thông tin (IT Due Diligence), Thẩm định Thuế (Tax Due Diligence) hay Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).
Nhà đầu tư có thể thuê một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Due Diligence để thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định startup. Khi quá trình rà soát được thực hiện, các nhà đầu tư có thể đưa ra được nhận xét bao quát về các doanh nghiệp khởi nghiệp và từ đó quyết định mình có nên rót vốn hay không.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn