Trước khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, ta phải tiến hành phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp một cách cặn kẽ, đúng đắn và hợp lý. Ở bài viết trước, bạn đọc đã được biết môi trường kinh doanh doanh nghiệp gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Bài viết này, hãy cùng Profit Station tìm hiểu kĩ hơn về những yếu tố ngoài môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bạn nhé.
Yếu tố ngoài môi trường kinh doanh luôn có tác động nhất định lên hoạt động của doanh nghiệp
1. Thế nào là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp?
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể tác động, chịu bị tác động và thay đổi cho phù hợp với sự tác động đó. Sự thay đổi của môi trường sẽ tạo ra đồng thời cơ hội và thách thức lên các hoạt động của doanh nghiệp. Một sự thay đổi dù là nhỏ nhất có thể có tác động tích cực lên doanh nghiệp này, nhưng lại đe dọa sự tồn tại của một doanh nghiệp khác tồn tại trên thị trường.
Yếu tố từ môi trường bên ngoài tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức khi kinh doanh
2. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm những gì?
Để dễ dàng phân tích, môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai môi trường nhỏ hơn gồm: môi trường vĩ mô và môi trường ngành (môi trường vi mô)
2.1 Môi trường vĩ mô
a. Kinh tế
Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố kinh tế tiêu biểu, gây ảnh hưởng chính lên doanh nghiệp, có thể kể đến như: Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế; tỷ lệ lạm phát; lãi suất ngân hàng; tỷ giá hối đoái;…
Những yếu tố kinh tế kể trên có thể đồng thời tạo ra nguy cơ và cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động.
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến doanh nghiệp
b. Chính trị – pháp luật
Có tuân theo pháp luật và chính trị thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được trong quốc gia sở tại.
Các yếu tố chính phủ và luật pháp gồm:
- Quy định về chống độc quyền
- Luật về bảo vệ môi trường
- Sắc luật về thuế
- Chế độ đãi ngộ đặc biệt
- Quy định trong lĩnh vực ngoại thương
- Quy định về thuê mướn và khuyến mãi
- Mức độ ổn định của Chính phủ.
Tuân thủ những quy định về chính trị, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển
c. Văn hóa, xã hội
Doanh nghiệp cần phân tích để biết được những nguy cơ và cơ hội có thể xảy ra khi các nhân tố thuộc về xã hội thay đổi như: thị hiếu người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng; quan điểm về mức sống;…
Nên nhớ rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh, nhưng chỉ có đáp ứng đúng, đủ và kịp thời nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp mới có thể đứng vững và tồn tại lâu dài.
Doanh nghiệp phải thích nghi kịp thời với những thay đổi trong văn hóa xã hội
d. Tự nhiên
Ngày nay, người tiêu dùng đã dần quan tâm hơn đến các yếu tố thuộc về tự nhiên. Vì vậy, nhân tố tự nhiên cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần suy xét tới. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Sự ô nhiễm môi trường; khí hậu, thời tiết…
Sự kiện nhà máy của các doanh nghiệp lớn xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến người dùng tẩy chay sản phẩm những năm gần đây là bài học kinh nghiệm quý báu nhất mà doanh nghiệp cần tập trung nhìn nhận và thay đổi.
Doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến các nhân tố tự nhiên
e. Công nghệ
Bộ phận R&D của nhiều doanh nghiệp nói chung đang ra sức tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới. Nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại. Và xác định các công nghệ hiện đại có thể khai thác được trên thị trường kinh doanh.
Các doanh nghiệp cũng luôn phải để mắt đến nhân tố này và đề ra những sự thay đổi hợp lý. Tránh tình trạng tụt hậu trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh, khiến doanh nghiệp mất thị phần, thậm chí là thua lỗ và phá sản.
Chậm thay đổi công nghệ có thể khiến doanh nghiệp tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh
2.2 Môi trường ngành
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, môi trường ngành bao gồm 5 yếu tố:
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin. Và đánh giá chính xác năng lực của những đối thủ cạnh tranh này. Để từ đó xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Phải có chiến lược hợp lý để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực diện, tồn tại một dạng đối thủ khác cũng có thể gây nên sức ép cho doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Bởi vậy, doanh nghiệp cần thực hiện phép tiên lượng, đi trước đón đầu để có những hành động kịp thời trước sự xâm nhập của những đối thủ cạnh tranh mới.
Doanh nghiệp phải “đi trước đón đầu” để có chiến lược “chào đón” những đối thủ tiềm ẩn
c. Khách hàng
Khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng cũng là những người sẽ tìm cách gây sức ép lên doanh nghiệp để được lợi. Thường là về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… Doanh nghiệp phải làm chủ được mối quan hệ này. Để vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Khách hàng cũng có những quyền lực đàm phán nhất định
d. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp vật tư cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Ví dụ như: nhiên liệu, đồng vốn, nhân sự,… Một mặt, doanh nghiệp có thể có quyền lực đàm phán cao đối với các nhà cung cấp. Nhưng mặt khác, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Vậy nên, họ cần phải thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các nhà cung cấp vật tư.
Sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nếu xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng
e. Sản phẩm thay thế
Nếu giá của một sản phẩm quá cao thì khách hàng chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn. Vậy nên, sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên duy trì sự khác biệt với các sản phẩm thay thế
Trên đây là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp. Mong rằng bạn đã có cái nhìn tổng quát về môi trường ngoài. Và có những đánh giá đúng, đủ, kịp thời, cũng như hành động, chiến lược để đưa công ty mình đạt được những mục tiêu đề ra.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn