Ở những bài viết trước, bạn đọc đã có cơ hội tìm hiểu thông tin khái quát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Bài viết này, chúng ta hãy cùng phân tích những khía cạnh chi tiết hơn về bức tranh toàn cảnh môi trường kinh doanh Việt Nam hiện nay, bạn nhé!
Cần nhận định chính xác môi trường cạnh tranh để có những chiến lược phù hợp
1. Những điểm mạnh của môi trường kinh doanh Việt Nam
Như bạn đọc đã biết, khi phân tích môi trường kinh doanh. Ta thường phân tích theo trình tự điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Để biết được nguồn lực doanh nghiệp tới đâu, đang ở vị trí nào. Từ đó có những cải thiện và sự kết hợp hợp lý. Để tận dụng cơ hội và thách thức của môi trường.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô không lớn. Vì vậy, điểm mạnh là sự linh động, dễ dàng thay đổi. Để thích nghi phù hợp với công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Độ tuổi trung bình của lao động Việt Nam tương đối trẻ. Đây là nguồn lực vô cùng phù hợp để phát triển và xây dựng doanh nghiệp. Sự nhanh nhạy khi tiếp cận với sáng kiến mới, tính sáng tạo, cần cù. Cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết là những điểm mạnh của lao động trẻ Việt Nam.
Nguồn lao động trẻ, nhanh tiếp thu cũng là một nguồn lực tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển. Và được đào tạo chuyên sâu, được lĩnh hội kiến thức kinh doanh của nhiều quốc gia trên thế giới.
Những kiến thức này cùng trải nghiệm công việc thực tế giúp họ có bản lĩnh điều hành doanh nghiệp. Dần đưa những doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới, cạnh tranh trong nhiều thị trường.
Đội ngũ lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp đang trao dồi kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ
2. Những điểm yếu của môi trường kinh doanh Việt Nam
Tuy vậy, quy mô nhỏ của những doanh nghiệp Việt Nam cũng là một điểm yếu. Khiến kinh tế thị trường Việt Nam khó phát triển và cạnh tranh. Gần đây, sự tham gia của các nhãn hàng toàn cầu cùng những tập đoàn đa quốc gia lớn. Đây chính là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh này, chúng ta chỉ có thể tận dụng những thị trường nhỏ để dần mở rộng thị phần. Tránh sự cạnh tranh trực diện với những đối thủ lớn.
Sự chậm tiếp cận với những nền tảng công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng là một rào cản lớn. Khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó đạt được hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao. Và bị tụt hậu so với các đối thủ cùng ngành. Vấn đề này đang được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn. Và tìm giải pháp cải thiện từng ngày.
Doanh nghiệp Việt cần khắc phục nhanh chóng những điểm yếu của mình để giữ vững vị thế cạnh tranh
3. Những cơ hội
Bên cạnh điểm mạnh và điểm yếu, môi trường kinh doanh Việt Nam cũng tạo nên nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt phát triển.
Đầu tiên, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, ổn định, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn, công ty nổi tiếng của nước ngoài đã chọn Việt Nam làm điểm đến tin cậy cho các quyết định đầu tư của mình.
Điều này tạo nên nguồn vốn tài chính vô cùng phong phú. Là điều kiện phát triển mạnh mẽ cho những doanh nghiệp có tiềm năng. Nhưng quy mô lại nhỏ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự dấn thân của những nhà đầu tư nước ngoài tạo nên cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại cho những doanh nghiệp Việt.
Đây là bước đà, là đòn bẩy lớn để các doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ của mình. Đồng thời cải thiện năng suất và hiệu quả công việc. Đây cũng là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt có thể vươn tầm, cạnh tranh trực tiếp tại thị trường thế giới.
Có rất nhiều “cánh cửa” mở rộng chào đón doanh nghiệp Việt
4. Những thách thức
Tuy vậy, tiến trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều thách thức to lớn cho môi trường kinh doanh Việt Nam.
Sự phát triển của công nghệ với tốc độ vượt trội cùng với chính sách xóa bỏ rào cản giữa các quốc gia. Khiến các doanh nghiệp yếu, nhỏ và lạc hậu tại Việt Nam không đủ sức trụ vững trên thị trường.
Sự xâm nhập của nhiều quốc gia, tập đoàn lớn vào thị trường “chật chội” Việt Nam. Khiến các doanh nghiệp Việt thậm chí mất đi lợi thế cạnh tranh sân nhà.
Bên cạnh đó, mức lương trung bình ở Việt Nam đôi lúc không đủ đáp ứng nhu cầu của người lao động. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng lưu chuyển lao động chất lượng. Cụ thể lao động có trình độ cao sang làm việc tại các quốc gia khác trên thế giới.
Đây là hiện tượng “chảy máu chất xám” thường gặp ở thị trường Việt Nam tạo ra thách thức to lớn về điều kiện lao động trình độ cao cho các doanh nghiệp Việt.
Ngày càng nhiều các doanh nghiệp ngoại tham gia tranh chấp miếng bánh thị phần
5. Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nêu trên, kinh tế Việt Nam cần tận dụng nguồn lao động trẻ để tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, thực hiện những chính sách đãi ngộ nhân tài phù hợp để thu hút lao nhân công có trình độ.
Thị trường Việt Nam được dự báo sẽ sôi động hơn trong những năm sắp tới, là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp ngoại và những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào cuộc chiến tranh chấp thị phần.
Vì vậy, bên cạnh việc tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp nước ta phải có chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển, giữ vững vị thế trên thị trường cũng như kịp thời cạnh tranh với đối thủ.
Những chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phá đảo thị trường kinh doanh
Trên đây là những nhận định của chúng tôi về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cơ hội phân tích và tìm hiểu thực tế tại thị trường nội địa, cũng như đề ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp để khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn