Trước khi quyết định ký hợp đồng hoặc kinh doanh. Việc thẩm định pháp lý – Legal Due Diligence sẽ cung cấp những thông tin có giá trị nhất cả trước – trong và sau thương vụ mua bán – sáp nhập. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể làm chủ việc mua bán của mình. Dựa trên những phân tích mà Legal Due Diligence (LDD) mang lại. Cùng Profit Station tìm hiểu: Legal Due Diligence (LDD) – thẩm định pháp lý là gì và tại sao cần rà soát pháp lý khi thẩm định?
Due Diligence – bước điều tra pháp lý giúp bạn vượt qua các “bẫy” kinh doanh
1. Legal Due Diligence (LDD) là gì?
Legal Due Diligence – LDD là gì? Thẩm định pháp lý là quá trình thu thập, tìm hiểu và đánh giá. Tất cả các rủi ro về kinh doanh liên quan trong quá trình M & A (Merge and Acquisition – mua bán và sáp nhập). Trong suốt quá trình rà soát. Người điều tra sẽ xem xét tất cả các tài liệu liên quan đến công ty mục tiêu. Và đôi khi còn phỏng vấn những người có liên quan. Xem liệu sẽ có bất kỳ vấn đề pháp lý nào trong tương lai do việc mua bán này mang lại hay không?
Legal Due Diligence được ví như một điều “must have” trong mọi quá trình M&A
Legal Due Diligence gồm 3 bước chính bao gồm: chuẩn bị, thẩm định và trả kết quả. Mặc dù quy trình có vẻ đơn giản. Nhưng trên thực tế, Legal Due Diligence “ngốn” rất nhiều thời gian của các nhà đầu tư. Thông tin cần xác minh càng nhiều thì việc thẩm định lại càng kéo dài.
Trong Thẩm định doanh nghiệp nói chung (Due Diligence). Legal Due Diligence là một quy trình quan trọng không kém gì thẩm định tài chính (Finance Due Diligence – FDD) trong quá trình M&A.
2. Lợi ích của Legal Due Diligence (LDD) là gì?
Vậy, những lợi ích mà Legal Due Diligence mang lại là gì. Và tại sao nhiều nhà đầu tư lại xem nó như một chiếc phao cứu sinh trong kinh doanh? Legal Due Diligence không chỉ thẩm định những thông tin về mặt pháp lý. Mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích khác.
2.1 Đánh giá và định lượng được các rủi ro pháp lý
Đây là lợi ích bao quát và cũng là mục tiêu chủ chốt nhất mà Legal Due Diligence hướng tới. Quá trình M&A có diễn ra “êm đẹp” hay không. Phụ thuộc rất lớn vào nền tảng pháp lý của công ty được sáp nhập. Không ai dám nói chắc rằng, từ khi một công ty thành lập đến lúc vận hành rồi đến khi được người “ngỏ lời” chào mua đều tuân thủ về mặt pháp lý tuyệt đối.
Các lỗ hổng về mặt pháp lý đôi khi diễn ra rất thầm lặng. Mà chính bản thân doanh nghiệp được chào mua cũng không nhận biết được. Vì vậy, Legal Due Diligence sẽ giúp các nhà đầu tư nhận biết được các rủi ro về mặt pháp lý nếu có.
Các doanh nghiệp mục tiêu luôn có những lỗ hổng về mặt pháp lý
2.2 Cung cấp giải pháp thay thế hoặc giải pháp để giảm thiểu rủi ro pháp lý
Sau khi xác định được các vấn đề pháp lý. Bộ phận thẩm định sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra giải pháp để khắc phục nó. Mục đích là giảm thiểu tối đa rủi ro và ảnh hưởng. Dĩ nhiên, không phải trường hợp nào bộ phận tư vấn cũng có thể đưa ra giải pháp loại bỏ hoàn toàn 100% rủi ro. Chỉ cần một giải pháp giảm bớt rủi ro cũng là một bước tư vấn quan trọng cho nhà đầu tư.
Legal Due Diligence sẽ cung cấp những giải pháp tốt nhất cho việc mua bán
2.3 LDD có lợi ích gì? Giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn hơn
Nhà đầu tư có thể dựa trên các phân tích, đánh giá từ bộ phận thẩm định trong suốt quá trình Legal Due Diligence để đưa ra một quyết định hợp lý. Và qua đó, nhà đầu tư sẽ xác định đúng số tiền phải trả cho giao dịch, phân tích chặt chẽ các khía cạnh tài chính, cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp. Để sau đó có thể đưa ra các quyết định về quản lý nhân viên. Và sắp xếp lao động, quy trình bồi thường. Cũng như là sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp mục tiêu.
Điều này không đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ chỉ dựa trên các phân tích từ quá trình Legal Due Diligence để quyết định. Mà còn phải kết hợp với các quá trình thẩm định khác như FDD (Financial Due Diligence – Thẩm định tài chính), TDD (Tax Due Diligence – Thẩm định về thuế), EDD (Environment Due Diligence – Thẩm định môi trường)…
Một quyết định hợp lý sẽ có giá trị rất lớn cho thương vụ mua bán
2.4 Giúp thương vụ mua bán diễn ra nhanh chóng hơn
Về bản chất, một thương vụ M&A đòi hỏi các bên phải tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thời gian để tiến hành đàm phán và trong quá trình này. Rất nhiều hợp đồng, văn bản sẽ được ký kết. Bộ phận thẩm định không chỉ rà soát tính pháp lý của các thông tin. Mà còn giúp đỡ nhà đầu tư trong việc soạn thảo tư vấn hợp đồng hoặc các loại biên bản, thỏa thuận. Vì vậy, quy trình Legal Due Diligence sẽ giúp quá trình đàm phán diễn ra “mượt mà” hơn.
LDD giúp thương vụ diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn
2.5 Đưa ra những lời khuyên trong giai đoạn hậu mua bán
Nếu các bạn nghĩ rằng đến sau khi M&A hoàn thành thì Legal Due Diligence sẽ hết giá trị. Đây là một sai lầm lớn. Bởi, giai đoạn hậu mua bán – sáp nhập đôi khi xảy ra rất nhiều vấn đề phát sinh. Thậm chí là các tranh chấp.
Bộ phận thẩm định trong giai đoạn mua bán diễn ra là người am hiểu. Và có cái nhìn tổng quát nhất về cả công ty mục tiêu lẫn phía nhà đầu tư. Vì vậy, Legal Due Diligence sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp. Và lời khuyên nếu có phát sinh mâu thuẫn ở giai đoạn hậu mua bán.
Legal Due Diligence sẽ phát huy lợi ích của mình ở cả giai đoạn “hậu mua bán”
Hy vọng bài viết trên đã trả lồi được câu hỏi LDD là gì. Và cho bạn biết lợi ích của quá trình Legal Due Diligence. Cùng với sự sôi động của thị trường M&A tại Việt Nam, trong những năm tiếp theo Legal Due Diligence được dự đoán sẽ trở thành “cánh tay đắc lực” cho các nhà đầu tư.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn