Rà soát pháp lý là một trong những yêu cầu được thực hiện. Khi một cá nhân hoặc tổ chức chào mua công ty. Thông thường, quá trình này gồm hai mảng chính: Rà soát pháp lý nội bộ và rà soát giao dịch bên ngoài. Tương ứng sẽ có các quy định khác nhau mà bộ phận rà soát cần lưu ý. Vậy quá trong suốt quá trình này. Người rà soát sẽ kiểm tra những quy định nào liên quan đến đến Legal Due Diligence?
Bộ phận rà soát cần xác định được các quy định có liên quan sau khi đã có được tài liệu cần rà soát
1. Quy định cần lưu ý trong rà soát pháp lý (Legal Due Diligence) nội bộ
Mục đích của rà soát pháp lý nội bộ là chủ động kiểm tra, phát hiện và loại bỏ. Những rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong doanh nghiệp. Theo đó, Legal Due Diligence sẽ rà soát những nội dung sau:
- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến sự thành lập, tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các thông tư nghị định, văn bản hướng dẫn khác có liên quan như: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điều lệ doanh nghiệp;…
- Quy định của Bộ luật lao động, luật công đoàn và các thông tư nghị định hướng dẫn về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, xử lý kỷ luật lao động… Để thực hiện rà soát các tài liệu về quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Ví dụ như: hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể…
Mọi bộ luật doanh nghiệp đều rất quan trọng trong quá trình rà soát pháp lý
2. Quy định cần lưu ý khi rà soát pháp lý (Legal Due Diligence) giao dịch bên ngoài
Vai trò của rà soát giao dịch bên ngoài
Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều có một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh để thu lợi nhuận. Các giao dịch thương mại (bao gồm giao dịch để cung cấp dịch vụ/ hàng hóa hoặc giao dịch để để mua/ sử dụng dịch vụ/ hàng hóa). Đều cần kiểm tra và rà soát. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính/ doanh thu của doanh nghiệp.
Tài liệu cần kiểm tra khi rà soát giao dịch bên ngoài chủ yếu. Là các hợp đồng, thỏa thuận, biên bản. Theo đó, tùy theo loại hàng hóa/dịch vụ. Mà các bên trao đổi với nhau. Trong hợp đồng sẽ có các quy định pháp luật chuyên ngành cần được kiểm tra. Như: luật thương mại, luật bưu chính, luật hàng hải, luật bảo hiểm, luật ngân hàng,…
Quy định pháp luật nào cần được chú ý sẽ dựa trên loại hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trong hợp đồng
Khía cạnh cần được kiểm tra
Vì vậy, các giao dịch bên ngoài thông qua hợp đồng không thể liệt kê hết các bộ luật/ luật mà chuyên viên Legal Due Diligence cần tìm hiểu. Mà chỉ có thể đưa ra các khía cạnh chung nhất cần được kiểm tra trong hợp đồng. Cụ thể là:
- Xác định mục đích của hợp đồng để lựa chọn áp dụng vào các bộ luật (Luật Thương Mại, Bộ Luật Dân Sự và một số luật chuyên ngành đã liệt kê như trên). Việc này sẽ ảnh hưởng đến các nội dung khác. Như điều khoản về bồi thường thiệt hại. Và phạt vi phạm hợp đồng (liên quan đến mức phạt/ bồi thường khi vi phạm Hợp đồng. Và một số luật chuyên ngành có thể hạn chế so với mức phạt được quy định trong Bộ Luật Dân Sự.
- Thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng: kiểm tra các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
- Các trường hợp vi phạm hợp đồng và khắc phục vi phạm: rà soát các trường hợp chấm dứt hợp đồng do vi phạm hợp đồng, việc khắc phục lỗi, quyền của bên bị vi phạm. Đặc biệt là việc miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng.
- Phương thức thanh toán: kiểm tra đồng tiền sử dụng trong thanh toán và việc sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng. Mặt khác, họ cũng kiểm tra quy định của pháp luật. Về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi rà soát nội dung này.
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên: kiểm tra các luật chuyên ngành. Để rà soát các quyền và nghĩa vụ đặc trưng trong từng ngành dịch vụ hoặc loại hàng hóa khác nhau.
- Quy định về bảo mật thông tin và sở hữu trí tuệ: kiểm tra các quy định của luật sở hữu trí tuệ. Về việc chuyển nhượng các quyền nhân thân, quyền tài sản.
- Quy định trong việc chọn cơ quan giải quyết tranh chấp: kiểm tra Luật tố tụng dân sự, luật trọng tài thương mại để xác định chính xác cơ quan giải quyết tranh chấp.
Hệ thống pháp luật Việt Nam có khối lượng luật và văn bản dưới luật rất lớn
3. Kết luận
Rà soát giao dịch bên ngoài là bước quan trọng để nắm được ưu – nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp tại Tòa Án. Và lựa chọn cách đối phó phù hợp với giao dịch của mình.
Có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam rất đồ sộ. Về khối lượng văn bản luật và dưới luật. Vì vậy, việc mà bộ phận rà soát cần làm là phải xác định được các quy định chung nhất để tìm hiểu. Và áp dụng phù hợp với quy trình rà soát của mình. Đây cũng là những quy định mà các doanh nghiệp đầu tư lẫn doanh nghiệp mục tiêu cần chú ý. Trong quá trình rà soát pháp lý trước mỗi thương vụ M&A.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn