Theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt Nam, có đến 65% các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) diễn ra thất bại. Đặc biệt là những thương vụ M&A với đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin pháp lý về doanh nghiệp được thu mua. Dẫn đến tình trạng không thống nhất trong việc định giá, xác định giá trị của công ty. Vậy nội dung báo cáo trong Commercial Due Diligence có gì mà lại quyết định thành công của thương vụ M&A?
Tại Việt Nam, 65% thương vụ M&A thất bại do thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp đối tác.
1. Những nội dung cơ bản trong báo cáo Commercial Due Diligence
Một bản báo cáo CDD gồm 6 nội dung cơ bản:
- Điều khoản tham khảo: tóm tắt những phương pháp được sử dụng để thực hiện báo cáo.
- Các vấn đề chủ chốt: tóm tắt tất cả các vấn đề chính
- Kết luận: kết luận cho mỗi thị trường, các đơn vị kinh doanh và doanh thu được phân tích.
- Phân tích: phân tích tất cả các vấn đề đã nêu ở phần kết luận dựa trên thông tin thực tế. Nếu thông tin không đủ có thể dùng quan điểm cá nhân để tiến hành phân tích.
- Dữ liệu bổ sung: bao gồm các bản ghi của tất cả những thảo luận, phỏng vấn quan trọng.
- Phụ lục: Là tài liệu giải trình cụ thể về doanh nghiệp đối tác
Một bản báo cáo CDD gồm 6 nội dung cơ bản
2. Khái quát về CDD
Quá trình DD được phân tách ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Phục vụ những đối tượng cụ thể trong từng trường hợp nhất định. Trong đó có: rà soát về thương mại (CDD), rà soát về tài chính (FDD), rà soát về pháp lý (LDD).
Trong đó, CDD là quá trình khảo sát, đánh giá thị trường trước khi bắt đầu thương vụ mua bán và sáp nhập. Từ các kết quả CDD, nhà đầu tư sẽ xác định được vị thế cạnh tranh. Và triển vọng của doanh nghiệp mục tiêu. Cụ thể là về sản phẩm, quan hệ với khách hàng, các nhà phân phối, nhà cung cấp và cả các hoạt động quản lý, vận hành.
CDD được sử dụng phần nhiều trong thương mại. Đối tượng khách hàng của quá trình này có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Có nhu cầu rà soát tình hình hoạt động kinh doanh của phía đối tác. Đây là hoạt động mang tính tự nguyện và được pháp luật bảo hộ. Do đó, độ tin cậy của CDD luôn được bảo đảm.
CDD có ảnh hưởng quan trọng đối với sự thành công của giao dịch
3. Vai trò của báo cáo Commercial Due Diligence trong DD
Không phải bất kì hoạt động M&A nào cũng thành công. Trong đó, nguyên nhất cơ bản nhất dẫn đến thất bại trong giao dịch là sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp đối tác. Trong bối cảnh đó, CDD có ảnh hưởng quan trọng đối với sự thành công của quá trình M&A. Việc tìm hiểu rõ ràng, chính xác những thông tin của doanh nghiệp đối tác. Sẽ giúp các bên tham gia giao dịch tránh được những rủi ro không đáng có.
CDD là một trong những bước quan trọng hàng đầu trong quá trình DD. Và là yếu tố đảm bảo thành công của nhiều thương vụ M&A. Quá trình mua bán – sáp nhập buộc các bên trong thương vụ phải tham gia vào việc đàm phán, tranh luận, giành giật lợi ích để đi đến thỏa thuận cuối cùng. Vì vậy, các nhà đầu tư phải nắm chắc thông tin của doanh nghiệp đối tác. Để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi định giá công ty mục tiêu.
Tóm lại, CDD là quy trình rà soát pháp lý đảm bảo quyền lợi của mỗi bên trước các thương vụ M&A. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lợi ích về mình.
Nắm chắc thông tin của doanh nghiệp đối tác là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên
4. Tầm ảnh hưởng của CDD đối với thành công của giao dịch
Trong bối cảnh kinh tế sôi động và nhiều biến đổi như hiện nay. Hoạt động M&A ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, quá trình CDD sẽ giúp doanh nghiệp xác minh lại độ chính xác của thông tin. Cũng như loại bỏ các rủi ro có thể xảy ra trong các thương vụ mua bán – sáp nhập.
Hoạt động M&A đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Sẽ có một cái nhìn tổng quát đúng đắn và chính xác hơn về sự quan trọng của quá trình và báo cáo trong Commercial Due Diligence. Trong các thương vụ mua bán và sáp nhập. Đồng thời, hiểu rõ việc rà soát CDD bao gồm những bước nào và chi tiết ra sao. Đó là nền tảng pháp lý vững chắc nhất trong mọi cuộc M&A trong kinh doanh.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn