Forecast (phân tích dự báo) là một khái niệm còn khá mới với nhiều người. Tuy nhiên trong M&A, Forecast là một yếu tố rất quan trọng. Góp phần trong việc đưa giao dịch tới thành công. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về việc phân tích dự báo. Cũng như lợi ích của việc phân tích dự báo trong M&A.
Phân tích dự báo góp phần quan trọng trong việc đưa tới thành công của thương vụ M&A
1. Thế nào là phân tích dự báo trong kinh doanh?
Dự báo là một yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định kinh doanh và chiến lược trong tương lai. Dựa vào tình hình quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp. Các nhà phân tích sẽ đưa ra những phán đoán về khả năng thành công của các mục tiêu chiến lược được đề ra. Quá trình này được gọi là phân tích dự báo.
Việc phân tích dự báo trong kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng. Vì đa phần các công ty hiện nay đều đẩy mạnh tập trung vào việc gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Trong khi vẫn phải giảm chi phí của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Dự báo có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định kinh doanh và kế hoạch kinh tế.
2. Phân loại dự báo
Phân tích dự báo trong M&A là quá trình đưa ra quan điểm và dự đoán của nhà đầu tư. Về viễn cảnh của doanh nghiệp mục tiêu và khả năng thành công của thương vụ giao dịch.
Trong quá trình phân tích dự báo. Các nhà đầu tư phải biết được chính xác các số liệu dự toán về tình hình kinh tế nói chung. Và thị trường nói riêng của doanh nghiệp mục tiêu trong tương lai. Từ đó đưa ra các quyết sách mới.
Phân tích dự báo là một quá trình tương đối phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao
Forecast là một quá trình tương đối phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Vì phải thu nhập nhiều số liệu và chi phí thì đặc biệt tốn kém. Có nhiều phương pháp dự báo được sử dụng để ước lượng các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế phức tạp. Trong đó có 6 loại dự báo cơ bản sau:
2.1 Dự báo bằng phương pháp điều tra
Đây là phương pháp phỏng vấn những người có liên quan. Để biết được nhận định, tiêu chí của họ trong tương lai. Ví dụ, để tìm hiểu yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành phỏng vấn, thu thập tin tức từ khách hàng. Sau đó tổng hợp số liệu điều tra. Và đưa ra dự báo về xu thế phát triển tương lai của thị trường.
2.2 Dự báo bằng phương pháp thực nghiệm
Với phương pháp này, từ việc quan sát phản ứng của người tiêu dùng trong các mẫu thử. Doanh nghiệp sẽ dự đoán được kết quả nhu cầu về sản phẩm mới của khách hàng. Từ đó tìm ra phương pháp cải tiến dựa vào đó.
2.3 Dự báo bằng phương pháp ngoại suy
Đây là phương pháp sử dụng các hiện tượng kinh tế đã diễn ra trong quá khứ. Để tiến hành phân tích, xác định xu thế phát triển của chúng. Và dựa vào đó để đưa ra dự báo cho tương lai.
Với phương pháp này, các nhà dự báo sẽ tạo ra mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế của quá khứ với tương lai. Mà không cần khảo sát mối quan hệ nhân quả giữa các biến số liên quan. Từ đó, họ sẽ đưa ra những phán đoán chính xác nhất về khả năng thành công của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai.
2.4 Dự báo bằng phương pháp các chỉ báo chủ đạo
Với phương pháp này, các doanh nghiệp dùng giá trị hiện tại của các chỉ báo thống kê. Để dự báo giá trị tương lai của các biến số kinh tế.
2.5 Dự báo bằng phương pháp phân tích đầu vào – đầu ra, phân tích I-O hay phân tích liên ngành
Phương pháp này sử dụng các bảng đầu vào đầu ra (I-O) hay bảng cân đối liên ngành. Để chỉ ra mối liên hệ giữa các ngành. Và phân tích xem sự thay đổi trong điều kiện cung cầu. Sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu về sản phẩm của một ngành như thế nào.
2.6 Dự báo bằng phương pháp kinh tế lượng
Các phương pháp này dự báo giá trị tương lai của biến số kinh tế. Bằng cách khảo sát các phần tử được coi là có liên hệ nhân quả với chúng. Mô hình kinh tế lượng gắn các biến số kinh tế lại với nhau bằng những phương trình có thể ước lượng được về mặt thống kê. Sau đó dùng chúng làm cơ sở để dự báo.
Khi sử dụng phương pháp kinh tế lượng. Người ta phải phân tích để xác định xem những biến số độc lập nào tác động trực tiếp tới biến số phụ thuộc cần dự báo.
Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau
3. Lợi ích của việc phân tích dự báo trong M&A
Nói tóm lại, việc phân tích dự báo trong M&A dù bằng phương pháp nào cũng đều nhắm đến một mục tiêu chung, đó là đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường và tốc độ dự báo của doanh nghiệp.
- Nếu tốc độ dự báo của doanh nghiệp > tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường: Doanh nghiệp giành được thị phần
- Nếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường > tốc độ dự báo của doanh nghiệp: Doanh nghiệp mất thị phần
Tương lai vốn bất định, nên việc dự báo cũng không thể mang lại kết quả hoàn toàn chính xác, nên các nhà đầu tư phải chấp nhận những sai số có thể xảy ra. Thay vào đó, từ kết quả dự báo, các nhà đầu tư có thể dự đoán xác suất của các kết cục tương lai tập trung xung quanh những giá trị thu được của dự báo.
Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích dự báo, nhà dự báo phải nhận định xem nên chọn phương pháp dự báo nào và phải kết hợp thông tin như thế nào từ các dự báo khác nhau.
Phân tích dự báo nhằm đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường với dự báo của doanh nghiệp
4. Kết luận
Hi vọng rằng qua bài viết này, các nhà đầu tư sẽ có thể hiểu thêm về tầm quan trọng của việc phân tích dự báo trong rà soát đặc biệt về thương mại (Commercial Due Diligence – CDD) và áp dụng nó một cách có hiệu quả vào các thương vụ M&A của mình.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn