Bất kỳ bên nào trong giao dịch mua bán – sáp nhập doanh nghiệp đều quan tâm đến FDD. FDD hay rà soát tài chính là một trong ba chương trình rà soát đặc biệt. Giúp các chủ thể đưa ra những quyết định chiến lược với hoạt động đầu tư kinh doanh. Với một bản báo cáo FDD, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được tình hình hoạt động thực tế và khả năng tài chính của doanh nghiệp mục tiêu. Vậy những nội dung trong báo cáo đó là gì? Và cần những tỷ số nào để đánh giá tình hình tài chính?
Báo cáo FDD hàm chứa những nội dung, các tỷ số quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư
1. Nội dung báo cáo FDD
Báo cáo FDD giúp các nhà đàm phán nhận định lợi ích và rủi ro trong hoạt động M&A. Từ đó, họ sẽ đưa ra những tranh luận hợp lý về cán cân lợi ích. Nhờ những nội dung then chốt trong báo cáo này. Những thương vụ mua bán – sáp nhập sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và công bằng.
Nội dung báo cáo FDD bao gồm các nội dung sau:
1.1 Các chính sách kế toán trong báo cáo FDD
Rà soát các chính sách kế toán là nội dung quan trọng của báo cáo FDD. Gần giống như hoạt động kiểm toán. Chương trình này sẽ bao gồm các nội dung kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của sổ sách, chứng từ kế toán, đặc biệt là báo cáo tài chính.
1.2 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Nội dung báo cáo FDD về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ đưa ra sự lựa chọn thích hợp và đề xuất các dự báo tăng trưởng.
1.3 Các luồng tiền
Việc rà soát các đường đi của luồng tiền đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đánh giá hoạt động doanh nghiệp. Báo cáo này còn giúp các nhà đầu tư nhận định được tầm nhìn của các chiến lược kinh doanh. Từ đó, họ có thể đưa ra định hướng kinh doanh hoặc dự báo các rủi ro thương mại.
1.4 Tài sản ròng
Tài sản ròng hay còn gọi là lợi nhuận ròng chính là con số cuối cùng sau khi trừ đi mọi khoản chi phí và đầu tư. Con số này trong báo cáo FDD phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh doanh. Và thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
1.5 Thuế trong báo cáo FDD
Báo cáo rà soát về nghĩa vụ thuế thể hiện sự chấp hành của doanh nghiệp. Đối với các chính sách của nhà nước và các khoản thuế hằng kỳ. Bên cạnh đó, việc rà soát này cũng giúp các nhà đầu tư quyết định có nên lựa chọn doanh nghiệp mục tiêu này hay không.
1.6 Chính sách lương hưu
Phúc lợi cho người lao động cũng chính là một điểm đáng quan tâm của báo cáo FDD. Chi phí cho lương hưu được xem là chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Đây cũng là chính sách thể hiện giá trị đạo đức trong kinh doanh.
1.7 Các kế hoạch tài chính
Nội dung cuối cùng của báo cáo FDD là rà soát kế hoạch tài chính. Nội dung này phản ánh tầm nhìn chiến lược và những hoạch định về kinh tế của doanh nghiệp mục tiêu.
Báo cáo FDD bao gồm nhiều mục rà soát khác nhau
2. Các tỷ số cần thiết cho hoạt động đánh giá tình hình tài chính
Để có được những nội dung cơ bản và then chốt trong báo cáo FDD, các con số trong những tài liệu cần thiết luôn được xem xét và đưa ra tranh luận. Các tỷ số này sẽ được xem xét ở nhiều góc độ, không những ở các chứng cứ mà còn ở sự hợp lý và tính logic.
2.1 Tỷ số thanh khoản trong báo cáo FDD
Tỷ số thanh khoán thể hiện khả năng chi trả, thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng tài chính, khả năng huy động vốn và tài sản của doanh nghiệp nhằm thanh toán các chi phí hoặc các khoản nợ.
2.2 Tỷ số hoạt động kinh doanh trong báo cáo FDD
Tỷ số hoạt động kinh doanh bao gồm tỷ số lợi nhuận hoạt động và hiệu quả hoạt động. Trong đó, tỷ số về hiệu quả hoạt động cho biết khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số về lợi nhuận hoạt động sẽ phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty.
2.3 Tỷ số đòn cân nợ (rủi ro)
Tỷ số đòn cân nợ thể hiện rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Tỷ số này bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Các tỷ số này sẽ thể hiện sự bất ổn định về các dòng tiền, các khoản nợ và khả năng nợ xấu.
2.4 Tỷ số lợi nhuận (tăng trưởng tiềm năng)
Tỷ số lợi nhuận là con số có ý nghĩa nhất đối với các cổ đông hay nhà đầu tư. Tỷ số này sẽ đánh giá giá trị của doanh nghiệp để định giá và dự đoán khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Các nội dung của đánh giá tài chính sẽ được thể hiện qua các tỷ số cần thiết
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về hoạt động báo cáo rà soát tài chính và những nội dung cơ bản của nó. Bất kỳ con số nào cũng có giá trị trong việc định hình thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Những con số này sẽ giúp cổ đông và các nhà đầu tư đề xuất ra những chiến lược mới sáng suốt hơn.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn