Tỷ số thanh khoản là những con số thể hiện khả năng tài chính. Và tiềm lực phát triển của doanh nghiệp. Tỷ số này không những đem lại cho các đánh giá viên. Những nhận định chính xác về tình hình hoạt động doanh nghiệp. Mà còn giúp các nhà đàm phán, các nhà đầu tư nhìn nhận khả năng thanh toán các khoản nợ. Tỷ số thanh khoản bao gồm 4 loại.
Trong phạm vi bài viết này. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về các tỷ số thanh khoản quan trọng. Để đánh giá tài chính và ý nghĩa của các tỷ số này đối với hoạt động đánh giá tài chính.
Các tỷ số này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong báo cáo rà soát tài chính
1. Khái niệm và ý nghĩa
Thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi tài sản sở hữu thành tiền mặt một cách nhanh chóng với giá thành rẻ nhất. Tỷ số thanh khoản là tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đối với các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn. Mà không cân tăng vốn điều lệ. Tỷ số này càng lớn càng thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ một cách hiệu quả của doanh nghiệp.
Tỷ số này góp phần thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp
Các tỷ số thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong việc đưa ra các nhận định về tình hình và tiềm lực tài chính doanh nghiệp trong báo cáo rà soát tài chính. Trong việc kiểm soát tài chính nội bộ. Những con số này cho phép các nhà phân tích nhận định sự thay đổi, biến chuyển trong tình hình kinh doanh. Đối với quan hệ mua bán – sáp nhập và hợp tác kinh doanh. Tỷ số này là tỷ số quan trọng để đánh giá vị trí chiến lược giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong cùng một nền công nghiệp.
2. Phân loại
Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa và công thức tính của các tỷ số này.
Các tỷ số khác nhau sẽ có mức độ phản ánh khác nhau về năng lực tài chính của doanh nghiệp
2.1 Tỷ số thanh khoản hiện tại:
Tỷ số thanh khoản hiện tại phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Công thức tính tỷ số này chính là thương số giữa tài sản ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định và nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Nếu tỷ số thanh khoản hiện tại lớn hơn hoặc bằng 1. Doanh nghiệp có khả năng chi trả được những khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tỷ số này nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp đang dùng các khoản nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Điều này cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán được nợ là rất thấp. Tuy nhiên, không thể dùng tỷ số này để đánh giá doanh nghiệp có phá sản hay không.
2.2 Tỷ số thanh khoản nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính. Nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp. Để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Tỷ số này loại trừ yếu tố hàng tồn kho vốn được xem là có tính thanh khoản thấp.
Tỷ số này là tỷ lệ giữ tổng số tiền hiện có, các khoản phải thu ngắn hạn và chứng khoán ngắn hạn của doanh nghiệp với khoản nợ ngắn hạn phải trả. Tương tự như tỷ số thanh khoản hiện tại. Tỷ số này càng lớn thì càng thể hiện khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp.
2.3 Tỷ số thanh khoản tiền mặt:
Là con số thể hiện khả năng chi trả nợ gần như ngay lập tức của doanh nghiệp. Khi mà những đại lượng dùng để đo lường đều có tính thanh khoản rất cao.
Công thức tính tỷ số này chính là tỷ lệ giữa tổng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn. Với cách tính thanh khoản này. Các nhà phân tích sẽ nhìn nhận chính xác về khả năng tài chính của doanh nghiệp.
2.4 Tỷ số thanh khoản vốn lưu động:
Là con số thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Con số này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận. Từ vốn và tài sản, các chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện khả năng sử dụng nguồn tiền một cách hiệu quả và khoa học.
Tỷ số này chính là yếu tố quan trọng nhất. Để thể hiện tính linh động và hiệu quả của chính sách tài chính. Doanh nghiệp có thể đạt doanh thu cao. Nhưng tỷ số này thấp sẽ là bằng chứng cho thấy việc sử dụng tiền một cách kém hiệu quả của doanh nghiệp.
Công thức tính tỷ số này là tỷ số giữa CFO và các khoản nợ. Trong đó, CFO được tính bằng tổng thu nhập trước lãi và thuế cùng với khấu hao, trừ đi các khoản thuế.
3. Kết luận
Với những kiến thức cơ bản về tỷ số thanh khoản. Các doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho mình những kế hoạch, chiến lược quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Những thông tin về tỷ số này cũng giúp các nhà đàm phán nhận định chính xác. Về hiệu quả kinh doanh, sử dụng tiền, tài sản và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện báo cáo FDD.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn