Trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp và mua bán sáp nhập, tỷ số giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value Ratio – EVR) có ý nghĩa quyết định trong việc đưa ra các chiến lược đầu tư của các nhà đàm phán. Đây được xem là tỷ số toàn diện. Để định giá giá trị của một doanh nghiệp trong hoạt động rà soát tài chính.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại của tỷ số này.
Tỷ số này có ý nghĩa quan trọng trên thị trường chứng khoán và trong hoạt động M&A
1. Khái niệm và ý nghĩa
1.1 Khái niệm
Về mặt lý thuyết, giá trị doanh nghiệp được xem là tổng giá mua của một doanh nghiệp. Nó là con số bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Được tính bằng cách định giá thị trường hiện tại. Tỷ số giá trị doanh nghiệp chính là những công thức tính nhằm xác định chính xác giá mua của một doanh nghiệp trong hoạt động vốn hóa hoặc mua bán – sáp nhập.
Tỷ số này sẽ là cơ sở định giá của một doanh nghiệp
1.2 Ý nghĩa
Giá mua của một doanh nghiệp chính là con số quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư hoặc các nhà phân tích cổ phiếu. Trên thị trường chứng khoán, giá mua của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Và khả năng đầu tư của các cổ đông. Nhờ định giá doanh nghiệp tại thời điểm mua cổ phiếu. Cổ đông có thể xác định việc tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay bán đi cổ phần mình có.
Tỷ số giá trị doanh nghiệp còn phản ánh giá trị tài sản dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và lợi nhuận đạt được. Nó là con số bao gồm tổng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp và vốn nợ. Mà doanh nghiệp phải trả, phản ánh quy mô doanh nghiệp, tính khả dụng của vốn. Cũng như việc sử dụng đồng vốn và sự linh hoạt tận dụng đòn bẩy tài chính.
Các doanh nghiệp có thể khác nhau về cấu trúc vốn, ngành nghề hoạt động. Tuy nhiên, tỷ số giá trị doanh nghiệp vẫn có thể phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. Khi so sánh với các doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
2. Phân loại:
2.1 Giá trị doanh nghiệp trên EBIT:
So sánh giá trị doanh nghiệp và EBIT (Thu nhập trước lãi suất và thuế) là phương pháp xác định lợi tức thu được của các cổ đông.
Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên thu nhập trước lãi suất và thuế càng thấp. Thì sẽ càng cho thấy doanh nghiệp có giá trị tốt hơn, hoặc sẽ “hời” hơn khi mua doanh nghiệp có tỷ số này cao. Tỷ số này sẽ không phụ thuộc vào chính sách thuế của mỗi quốc gia. Do đó, nó phản ánh khá chính xác về giá trị doanh nghiệp.
2.2 Giá trị doanh nghiệp trên EBITDA:
Giá trị doanh nghiệp trên EBITDA (thu nhập của công ty trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) cũng là con số nhằm xác định lợi nhuận cổ đông, nhưng đã trừ đi các khoản thuế và khấu hao.
Con số này phản ảnh khả năng sinh lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể dựa vào nó để so sánh giữa các công ty mà không bị ảnh hưởng bới các chính sách thuế. Tỷ số này càng thấp thì doanh nghiệp càng có giá “hời” và rất đáng mua.
2.3 Giá trị doanh nghiệp trên EV/CFO:
Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên dòng tiền từ hoạt động thể hiện giá trị kinh tế toàn diện của một doanh nghiệp so với lượng tiền mặt mà nó tạo ra.
EV/CFO=(Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt)/Tiền mặt từ hoạt động
Đây là con số chỉ định thời gian mà doanh nghiệp sẽ phải trải qua để có thể chi trả tất cả các cổ phiếu đang lưu hành và trả hết nợ tồn đọng. Tuy nhiên, con số này không thể hiện toàn bộ giá trị của doanh nghiệp. Mà chỉ là yếu tố để các nhà đầu tư cân nhắc về việc mua doanh nghiệp.
Nhà đầu tư sẽ xem xét tổng hợp các tỷ số phản ánh giá trị doanh nghiệp để đưa ra quyết định chiến lược
2.4 Giá trị doanh nghiệp trên dòng tiền tự do:
Giá trị doanh nghiệp trên dòng tiền tự do so sánh tổng giá trị doanh nghiệp với khả năng tạo ra các dòng tiền tự do. Tỷ lệ nghịch với năng suất dòng tiền tự do. Tỷ lệ giá trị doanh nghiệp trên dòng tiền tự do càng thấp. Khả năng doanh nghiệp có thể trả lại chi phí mua càng nhanh. Hoặc tạo ra tiền mặt để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
2.5 Giá trị doanh nghiệp trên doanh thu:
Giá trị doanh nghiệp trên doanh thu cho thấy lợi nhuận sản sinh. Khi doanh nghiệp dùng giá trị của mình để tạo ra doanh thu, được tính toán theo năm. Tỷ lệ này càng thấp thì giá trị doanh nghiệp càng rẻ. Tuy nhiên, đây cũng là con số phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nên các nhà đầu tư thường cân nhắc rất kỹ lưỡng về giá trị doanh nghiệp khi xem xét tỷ số này.
2.6 Giá trị doanh nghiệp trên tài sản:
Giá trị doanh nghiệp trên tài sản giúp đo lường giá trị của một doanh nghiệp. Và được xem là tỷ số quan trọng nhất để định giá doanh nghiệp. Tỷ số này thể hiện toàn bộ giá trị doanh nghiệp đạt được trên tổng số tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh đầy đủ khả năng tạo lợi nhuận dựa trên tài sản. Và năng lực quản lý, sử dụng tài sản. Tỷ số này càng cao cho thấy giá trị doanh nghiệp càng cao. Và tất nhiên giá mua của nó sẽ cao.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn