M&A là thương vụ mua bán, sáp nhập mà ở đó, bên mua hay bên bán cũng đều muốn thu lại cho mình những lợi ích tương tự như mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận,… Tuy nhiên, cách nhìn nhận của bên bán và bên mua về quá trình Due diligence M&A là khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp tìm hiểu sự khác nhau giữa bên mua và bên bán? Và tại sao hai bên lại có cái nhìn như thế?
Người mua và người bán có cái nhìn khác nhau về Due Diligence M&A
1. Rà soát đặc biệt (Due Diligence) trong hoạt động M&A
Bản chất của M&A là mua bán một loại tài sản đặc biệt như tài sản hoặc vốn của một doanh nghiệp. Việc rà soát kỹ lưỡng và toàn diện gần như là một thông lệ trong M&A.
Các giao dịch trải qua một quá trình Due Diligence (Rà soát đặc biệt) thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Do Due Diligence góp phần giúp bên mua và cả bên bán ra quyết định sáng suốt. Bằng cách nâng cao chất lượng thông tin có sẵn cho những người ra quyết định thực mục tiêu M&A.
Các giao dịch M&A muốn thành công phải trải qua quá trình Due diligence.
Thực hiện quá trình Due Diligence giúp người mua cảm thấy hài lòng hơn. Khi kỳ vọng của họ về giao dịch là chính xác. Trong các vụ sáp nhập và mua lại (M&A). Việc mua một doanh nghiệp mà không có sự rà soát toàn diện về doanh nghiệp mục tiêu. Sẽ làm tăng đáng kể rủi ro cho người mua.
Due Diligence cũng có thể mang lại lợi ích cho người bán. Vì thực tế việc kiểm tra tài chính nghiêm ngặt có thể tiết lộ rằng. Giá trị thị trường hợp lý của người bán cao hơn so với những gì ban đầu được cho là như vậy.
2. Tầm nhìn của bên bán về Due Diligence trong M&A: “Rà soát minh bạch – Định giá chính xác”
Chuẩn bị gì trong thương vụ M&A
Điều mà bên bán cần phải cân nhắc và chuẩn bị đầu tiên trong thương vụ M&A là:
- Xác định rõ cấu trúc của giao dịch. Bao gồm cả cách thức hoàn tất giao dịch và thanh toán
- Sắp đặt mọi thứ một cách có trật tự và kiểm soát được về số liệu, sổ sách, hợp đồng, quan hệ kinh doanh, xác định các khoản nợ và trách nhiệm của doanh nghiệp một cách rõ ràng, minh bạch.
- Thực hiện một số công việc rà soát mà mình tiên liệu là bên mua sẽ tiến hành để phát hiện ra những điểm yếu hoặc vấn đề của doanh nghiệp. Nhằm khắc phục trước và để tránh các tình huống bất ngờ hoặc bất lợi trong quá trình thương thảo.
Thực hiện một số công việc rà soát để phát hiện ra những điểm yếu khắc phục trước khi giao dịch
Định giá doanh nghiệp
Vấn đề tiếp theo mà doanh nghiệp, cả bên mua lẫn bên bán và các bên tiến hành sáp nhập, phải quan tâm. Đó là việc định giá doanh nghiệp. Việc xác định mức giá giao dịch, là mức giá mua hoặc mức giá bán. Sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của thương vụ.
Mức giá trong giao dịch M&A là mức giá thuận mua, vừa bán. Nhưng cơ sở nào để tìm ra được mức giá thỏa thuận nhanh nhất, hợp lý cả đối với bên mua và bên bán? Due Diligence chính là công cụ hỗ trợ công tác định giá giá trị doanh nghiệp. Trong hoạt động M&A một cách minh bạch và chính xác nhất.
Mức giá trong giao dịch M&A phải là mức giá “thuận mua vừa bán”
Bên bán cần tiến hành tổ chức Due Diligence toàn diện. Cùng với sự hỗ trợ từ cố vấn luật và kiểm toán; thận trọng trong công tác rà soát định giá giá trị doanh nghiệp. Và các điều khoản để tăng cơ hội thành công trong thương vụ M&A.
3. Tầm nhìn của bên mua về Due Diligence trong M&A: “Đánh giá đúng – Đầu tư đúng”
Đối với người mua
Người mua sẽ quan tâm đến tất cả các lịch sử báo cáo tài chính của công ty mục tiêu. Và các số liệu tài chính liên quan, cũng như tính hợp lý của các số liệu. Việc rà soát kỹ lưỡng nhằm thu thập đầy đủ, chính xác và toàn diện về và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Nhằm giúp bên mua quyết định việc mua, định giá, quản lý rủi ro.
Rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng về và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu
Đối với bên bán
Đối với bên bán, việc thực hiện thành công của giao dịch, nhận đủ tiền thanh toán. Và không phải chịu các rủi ro bồi thường hoặc kiện tụng không đáng có là những điều tối thiểu cần đạt được.
Để đạt được những mục tiêu tối thiểu đó. Bên bán cần tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về bản chất giao dịch, sự tương đồng và đối nghịch trong mong muốn của bên bán với bên mua, các bước cần chuẩn bị trong quá xác định cấu trúc giao dịch,… Trước khi tiến hành đàm phán một cách cẩn thận từng điều khoản của hợp đồng M&A..
Để hoạt động M&A được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Bên bán nên tiến hành trước sự rà soát. Ví dụ như: xem xét các khiếm khuyết về một số giấy tờ và tài liệu nội bộ, đánh giá các thông tin có ảnh hưởng lớn đến giá trị của công ty hoặc quyết định mua của bên mua. Đồng thời, bên bán nên lập một nhóm phụ trách việc này với sự phân công rõ quyền và trách nhiệm. Việc có một phòng riêng và/hoặc một cơ sở dữ liệu cho việc rà soát cũng là điều nên làm để tạo sự thuận lợi trong việc cung cấp và kiểm soát thông tin và tài liệu.
Sự hiểu biết và chuẩn bị tốt sẽ giúp cho bên bán và bên mua hợp tác thành công trong thương vụ M&A
4. Kết luận
Những hiểu biết này sẽ giúp bên bán lẫn bên mua hiểu rõ được tâm lý của đối phương. Cũng như trang bị cho mình đầy đủ những thông tin, thủ tục cần thiết giúp cho việc thực hiện quá trình M&A trở nên nhanh chóng và thành công hơn.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn