Trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Due diligence có vai trò nhất trong việc quyết định mở rộng cơ hội thành công cho thương vụ. Và góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Due Diligence trong M&A qua ba vai trò quan trọng của nó.
Due Diligence có vai trò quan trọng giúp thương vụ M&A thành công.
1. Vai trò của Due Diligence – Rà soát thông tin một cách minh bạch
Due Diligence đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch giao dịch M&A. Đối với mỗi giao dịch M&A. Các loại thông tin cần có như thông tin về giá cả cổ phiếu của ngân hàng, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, thương hiệu, thị phần, quản trị,…
Những thông tin này giúp các bên đưa ra mức giá hợp lý cho thương vụ. Tiến hành Due Diligence để các doanh nghiệp xác lập các giao dịch, trách nhiệm pháp lý của các bên trong giao dịch. Và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch một cách rõ ràng, minh bạch.
Due Diligence giúp nâng cao tính minh bạch trong quá trình thực hiện M&A
Xu thế phát triển tất yếu ngày càng công khai, minh bạch, lành mạnh. Nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, thao túng giá, giao dịch nội bộ bất hợp pháp, khủng hoảng kinh tế thị trường… Vì vậy, các doanh nghiệp tìm đến giải pháp Due Diligence. Để đảm bảo giao dịch M&A thuận lợi và phát triển lâu dài. Cũng như duy trì sự ổn định, lành mạnh, hạn chế “scandal” trong quá trình hậu M&A sau này.
2. Vai trò của Due Diligence – Định giá một cách có cơ sở về giá trị tài sản doanh nghiệp
Thông thường người ta áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau. Và so sánh các kết quả để tìm ra các yếu tố làm tăng thêm hoặc giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập. Còn phải định giá doanh nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại.
Định giá về giá trị tài sản doanh nghiệp là vai trò quan trọng của Due diligence.
Due Diligence sẽ là giải pháp hữu ích. Giúp cho quá trình định giá doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả hơn. Cụ thể, Due Diligence trong quá trình định giá sẽ thực hiện phân tích:
2.1 Tỷ suất P/E:
Tỷ suất P/E là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và tỷ số thu nhập trên cổ phần. Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý.
2.2 Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales):
Với chỉ số này, bên mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu.
Phân tích tỷ số P/E là một trong những việc cần làm khi định giá doanh nghiệp.
2.3 Chi phí thay thế:
Doanh nghiệp mua có thể đàm phán mua lại công ty đang tồn tại với giá trị doanh nghiệp có sẵn (gồm tài sản cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên). Hoặc là thiết lập một công ty mới tương tự để cạnh tranh.
2.4 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF):
Đây là một công cụ định giá quan trong hoạt động mua bán và sáp nhập. Nhằm xác định giá trị hiện tại của công ty dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là bước khởi điểm cho bên mua “chào giá” với doanh nghiệp mục tiêu. Giá thực tế mà bên mua phải trả là một hàm số của kỹ năng đàm phán, những rủi ro hay lợi ích từ việc M&A đem lại, phụ thuộc chủ yếu vào từng nhà đầu tư và các bên liên quan.
Phương pháp DCF là một công cụ định giá quan trọng trong M&A
3. Rà soát và đánh giá những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp
Due Diligence giúp quá trình rà soát pháp lý, tài chính và thuế được thuận lợi giúp thúc đẩy quá trình giao dịch thành công. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Điều doanh nghiệp cần làm là chứng minh sở hữu các hệ thống và quy trình quản trị tốt. Và cho thấy được mình đang áp dụng quy trình ra quyết định minh bạch, cũng như các thông lệ quản trị tiên tiến.
Hoạt động M&A hàm chứa rất nhiều yếu tố rủi ro. Tình trạng độc quyền có thể tạo ra khi mà các thương vụ lớn trong một ngành được tiến hành. Do đó, rất cần sự kiểm soát thông tin chặt chẽ của Nhà nước thông qua các công cụ pháp lý hướng dẫn các quy định cụ thể rõ ràng và minh bạch. Để có thể phát huy được các mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt trái này, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nền kinh tế, người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý rủi ro
4. Kết luận về vai trò của Due Diligence
Nhìn chung, để thị trường M&A phát triển mạnh mẽ hơn nữa, về lâu dài. Vẫn cần có sự tác động và hỗ trợ của nhiều yếu tố. Bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ – Due Diligence. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như luật pháp, tài chính, thương hiệu,.. Có như vậy thị trường M&A mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn