Một trong những bước quan trọng để đánh giá được cơ hội thành công của M&A là thực hiện Due diligence. Bởi nó giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ hơn về thông tin, tình hình của doanh nghiệp mục tiêu. Từ đó giúp đề phòng được các rủi ro trước khi tiến hành mua bán, sáp nhập.
Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn vì sao các doanh nghiệp trước khi thực hiện thương vụ M&A luôn tìm đến dịch vụ Due Diligence.
Due diligence quan trọng trong việc đánh giá cơ hội thành công của M&A
1. Nắm rõ thông tin cần thiết về doanh nghiệp
Due Diligence là hoạt động rà soát đặc biệt. Nó bao gồm việc khảo sát lại toàn bộ các thông số tài chính. Và những dữ liệu khác có liên quan trực tiếp đến vụ mua bán. Có những điểm thường được đưa vào trong phân tích của bên bán. Đó là năng lực mua thực của bên mua, những yếu tố tác động đến thể chế/tổ chức của tài sản bị mua hoặc chính bên bán.
Ngoài ra, thẩm định đặc biệt này còn cung cấp cho doanh nghiệp. Những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về dự án. Cũng như ý tưởng kinh doanh hoặc hoạt động giao dịch của bên mua và bên bán. Trước thương vụ M&A.
Due diligence giúp nắm rõ thông tin cần thiết về doanh nghiệp.
Đánh giá mang tính Due Diligence là đánh giá khách quan, đa chiều, chi tiết, tỉ mỉ. Nhằm đảm bảo tránh được mọi rủi ro có thể lường trước. Và mang lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.
2. Đánh giá đúng tình hình và giá trị doanh nghiệp
Thực hiện bài toán định giá với sự hỗ trợ của Due Diligence. Giúp bên bán đưa ra một mức giá hợp lý. Lợi ích của việc định giá là giúp doanh nghiệp có các quyết định chất lượng. Giúp quá trình đưa ra quyết định có cơ sở hơn. Cũng như giúp quá trình thương lượng thuận tiện và có tính tập trung hơn.
Trong một thị trường phức tạp và năng động như Việt Nam. Điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa một giao dịch thành công. Và một giao dịch không thành công.
Định giá giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định có cơ sở hơn.
Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty. Nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp. Có thể nói, việc xác định đúng giá trị của doanh nghiệp mục tiêu sẽ giúp tối ưu giá trị “cộng hưởng” của các bên.
Vì giá trị của doanh nghiệp không chỉ phản ánh qua bảng cân đối tài sản. Mà còn bao gồm những giá trị tiềm năng như đội ngũ nhân sự hay thương hiệu… Việc xác định đúng giá trị tiềm năng sẽ cho thấy cái giá của thương vụ M&A là đắt hay rẻ, có thành công hay không về mặt tài chính.
Due Diligence giúp bên bán đưa ra một mức giá hợp lý
3. Due diligence giúp đề phòng các rủi ro
Mỗi thương vụ M&A đều có những rủi ro tiềm ẩn cả về tài chính, thương mại, pháp lý lẫn thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp tham gia cần sử dụng công cụ Due Diligence. Để sớm nhận diện những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đàm phán, thực hiện và trong giai đoạn hậu M&A. Từ đó có phương án phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Các rủi ro thường xảy ra trong thương vụ M&A xoay quanh các vấn đề. Đó là: quyền sở hữu đối với cổ phần và chất lượng công ty mục tiêu, vi phạm cam đoan và đảm bảo, giá mua và điều chỉnh giá, vi phạm hợp đồng…
Due diligence sẽ giúp doanh nghiệp sớm nhận diện được rủi ro.
Đôi khi, rủi ro còn xảy ra ở các quy định pháp lý. Liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập. Tuy nhiên, ở Việt Nam. Các quy định này vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, nghị định, thông tư hay các cam kết gia nhập WTO. Và chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A.
Bên cạnh đó, chưa có một cơ quan thống nhất nào. Chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập. Chính điều này đã làm cho những người tham gia rất khó tìm hiểu kỹ càng những vấn đề về pháp lý cho hoạt động M&A.
Các doanh nghiệp cần sớm nhận diện được rủi ro để có biện pháp đề phòng và xử lý.
4. Kết luận về Due diligence trong M&A
Như vậy, với việc rà soát và thẩm định doanh nghiệp trước khi tiến hành M&A. Các bên tham gia nhận diện được rủi ro tiềm ẩn có thể xác định đúng đắn. Về tình hình tài chính, giá trị thương hiệu, tình trạng pháp lý và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Đồng thời cũng nhận thức được những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng tham gia vào quá trình M&A…
Nhờ Due diligence mà những doanh nghiệp muốn thực hiện mua bán sáp nhập sẽ nắm rõ được thông tin. Cũng như hiểu rõ được tình trạng và những vấn đề của các doanh nghiệp mục tiêu. Từ đó đưa ra được quyết định nhanh chóng, chính xác giúp thương vụ M&A đạt tỷ lệ thành công cao hơn.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn