Trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Merger and Acquisition), viết tắt là M&A đang ngày càng trở nên phổ biến. Khi một nhà đầu tư lớn có dự định mua bán, sáp nhập hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp khác. Trước đó, họ sẽ phải nghiên cứu và rà soát doanh nghiệp mục tiêu một cách cẩn thận và nghiêm túc về mọi mặt. Tức thực hiện rà soát CDD (Thẩm định về thương mại). Mục đích của việc này là giảm thiểu tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác và giao dịch.
Hoạt động rà soát đóng vai trò quan trọng trong M&A
1. CDD (Thẩm định về thương mại) là gì?
1.1 Rà soát đặc biệt là gì?
Trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán, sáp nhập hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ phải tiến hành một cuộc khảo sát và thẩm định một cách chi tiết. Và toàn diện về doanh nghiệp đó trên mọi lĩnh vực. Từ tài chính, thương mại, pháp lý. Nếu doanh nghiệp mục tiêu đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Thì phía đầu tư mới tiến hành ký kết hợp đồng. Hoạt động rà soát này được gọi là Due Diligence.
1.2 Rà soát đặc biệt về thương mại (Thẩm định về thương mại) là gì?
Rà soát đặc biệt về thương mại (Commercial Due Diligence – CDD) là một giai đoạn quan trọng của Due Diligence. Trong quá trình này, nhà đầu tư sẽ phải tập trung nghiên cứu về môi trường kinh doanh. Mà phía doanh nghiệp mục tiêu đang tiến hành hoạt động. Quá trình này gồm:
- Khảo sát thị trường
- Xác định vị thế cạnh tranh và triển vọng của doanh nghiệp mục tiêu trên thị trường.
- Chỉ ra những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Khi tiến hành CDD – rà soát đặc biệt về thương mại, phía đầu tư sẽ xem xét các hợp đồng đã ký, gặp gỡ các nhà cung cấp đồng thời tiếp xúc với các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả đối thủ cạnh tranh để có được những thông tin chi tiết nhất về doanh nghiệp.
- Cuối cùng, CDD – rà soát đặc biệt về thương mại sẽ tiến hành đánh giá các giả định sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu và đánh giá đó. CDD – rà soát đặc biệt về thương mại cần chỉ ra tương lai phát triển của công ty sau khi ký kết hợp đồng.
Rà soát đặc biệt về thương mại là một giai đoạn quan trọng của Due Diligence
2. Tại sao phải rà soát khi thẩm định về thương mại
Để một thương vụ M&A thành công phải cần kể đến nhiều nguyên nhân. Trong đó DD có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa tận dụng được một cách tối đa hiệu quả của hoạt động này. Từ đó dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp không đáng có trong các vụ M&A. Trong khi nếu tiến hành Due Diligence trước giao dịch, những rủi ro này có thể không xảy ra.
2.1 Nhà đầu tư cần nắm chắc thông tin của doanh nghiệp đối tác trước khi giao dịch, hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch
Không phải bất kì hoạt động M&A nào cũng đều thành công. Trong đó, nguyên nhất cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại trong giao dịch. Đó chính là do sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp đối tác.
Có không ít trường hợp xảy ra sau khi hai bên ký kết hợp đồng, phía đầu tư phải chịu “lép vế” trước những đối thủ cạnh tranh. Hoặc phải trả những khoản nợ đã có từ trước khi ký kết giao dịch. Dẫn đến những thiệt hại không nhỏ. Chỉ vì chưa điều tra cụ thể rõ ràng những thông tin của doanh nghiệp mục tiêu. Mà phía nhà đầu tư đã phải gánh chịu những rủi ro không đáng có.
Việc rà soát trước khi giao dịch nhằm mục đích hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra
Bởi vậy, quá trình rà soát thẩm định trước các cuộc M&A là điều vô cùng quan trọng. Nhờ hoạt động Due Diligence, phía đầu tư sẽ có thể nắm rõ những số liệu chính xác nhất. Về hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra phân tích chính xác nhất về giá trị của nó. Cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch. Hoạt động này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng tỷ lệ thành công của M&A.
2.2 Các bên cần đảm bảo quyền lợi của chính mình trước mỗi vụ M&A
Thực tế tại Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có các hoạt động tài chính, kế toán và pháp lý rõ ràng. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỳ càng những thông tin đó một cách nhanh chóng và cụ thể.
Trước khi tiến hành giao dịch, các bên tham gia cần phải quan tâm đến 3 vấn đề:
- Phía doanh nghiệp đối tác kinh doanh những gì?
- Giá cả những mặt hàng đó ra sao?
- Trình tự mua bán và thủ tục như thế nào?
Sau đó, các bên tham gia giao dịch sẽ dựa vào chi phí, lợi ích và rủi ro để đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhu cầu tìm kiếm thông tin là quá trình thiết yếu của mỗi bên khi tiến hành M&A
3. Kết luận: Thẩm định về thương mại
Để hạn chế tối đa sự rủi ro cho các bên tham gia M&A. Rà soát thông tin phải trở thành một quá trình thiết yếu của mỗi bên. Chỉ khi tìm hiểu một cách rõ ràng những thông tin của đối tác. Bản thân doanh nghiệp mới có thể bảo vệ được mình và tranh thủ tối đa nguồn lợi nhuận. Và để làm được điều đó, CDD – rà soát đặc biệt về thương mại chính là phương pháp hữu hiệu để hỗ trợ các bên trong giao dịch M&A.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn