Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ đầu tư, quá trình M&A. Đó là sự thiếu thông tin về doanh nghiệp mục tiêu. Do đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu nghiêm túc và rà soát cẩn thận thông qua hoạt động Due Diligence. Để từ đó có thể đạt được thành công. Hôm nay, qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các đối tượng liên quan đến Due Diligence là ai. Due Diligence gồm những nội dung thế nào?
Các đối tượng liên quan đến Due Diligence gồm những ai?
1. Hoạt động Due Diligence là gì?
Từ thế kỉ 15, khái niệm “một sự nỗ lực cần thiết” được hiểu cho hoạt động Due Diligence. Mãi đến Luật chứng khoán 1933 của Hoa Kỳ. Thuật ngữ này dần được sử dụng với nghĩa là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý” liên quan đến việc mua, bán chứng khoán. Nhưng qua thời gian. Thuật ngữ này dần được sử dụng cho cả hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Ngày nay, Due Diligence hay hoạt động thẩm tra, rà soát đặc biệt. Đây là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân. Trước khi ký một hợp đồng, hoặc một hành động với một tiêu chuẩn tỏ sự thận trọng nhất định.
2. Đối tượng doanh nghiệp mục tiêu, công ty đối thủ, ngành kinh doanh
Doanh nghiệp mục tiêu là doanh nghiệp đang trong quá trình xem xét để nhà đầu tư đầu tư hoặc trong quá trình chuẩn bị M&A. Trong bất cứ thương vụ nào. Nhà đầu tư cần phải có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định. Vì vậy, Due Diligence dường như đã thành hoạt động bắt buộc trong các thương vụ.
Hoạt động rà soát đặc biệt này bao gồm rà soát pháp lý, rà soát tài chính, rà soát thương mại và một số rà soát liên quan khác. Tùy vào mục đích nhu cầu của nhà đầu tư mà các bên liên quan cần rà soát các nội dung cần thiết.
Hoạt động Due Diligence liên quan đến các đối tượng khác nhau. Ví dụ như: doanh nghiệp mục tiêu, công ty đối thủ, ngành kinh doanh. Về doanh nghiệp mục tiêu sẽ liên quan đến các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường vi mô và vĩ mô
3. Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là hệ thống các yếu tố không thể tác động hay thay đổi. Và nó luôn tiềm ẩn nhiều cơ hội cũng như nguy cơ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
3.1 Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát):
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm ngoài tổ chức. Có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như: tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, chính trị – pháp luật, văn hóa – xã hội và môi trường, tình hình toàn cầu hóa,…
3.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành):
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, môi trường vi mô gồm 6 nhân tố. Đó là bản thân doanh nghiệp/công ty, các nhà cung ứng, các thành phần trung gian, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.
Việc phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nhận định đúng đắn. Về bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Môi trường bên trong
Khác với môi trường bên ngoài, môi trường bên trong hay môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình. Tồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lược.
Đây là những nhân tố về nguồn nhân lực các cấp, vật chất – tài sản, nguồn lực vô hình như triết lý kinh doanh, văn hóa công ty, uy tín doanh nghiệp,…
Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình
Sau khi xem xét các yếu tố liên quan đến công ty để đối chiếu, so sánh với công ty đối thủ. Từ đó, chúng ta xác định được mạnh yếu, vị thế của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh.
5. Các loại phân tích thông tin cần thiết khi tiến hành hoạt động Due Diligence
– Phân tích SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức.
– Phân tích KPCs (Key Purchase Criteria): Các tiêu chí của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm công ty.
– Phân tích CSFs (Critical Success Factors): CSFs là điều mà một DN phải có để hoàn thành mục tiêu, chiến lược của họ,
– Phân tích dự báo (Forecast): Đưa ra quan điểm rõ ràng về viễn cảnh của công ty mục tiêu và khả năng thành công của nó. Đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường và tốc độ dự báo của doanh nghiệp.
6. Đối tượng trung gian
Đối tượng trung gian liên quan đến hoạt động Due Diligence có thể nhắc đến. Đó là công ty luật và công ty kiểm toán/ ngân hàng đảm nhiệm. Tùy hoạt động rà soát liên quan mà nhà đầu tư có thể tìm đến các bên này để thẩm định thông tin.
6.1 Rà soát tài chính
Trên thực tế, khi thực hiện rà soát tài chính. Nhà đầu tư thường thuê một đơn vị uy tín có chức năng thẩm định để hỗ trợ thực hiện rà soát hệ thống kế toán. Đặc biệt là đối với các khoản mục trọng yếu như doanh thu và chi phí.
Thông thường, việc rà soát tài chính thường do các công ty kiểm toán có chuyên môn hoặc công ty cung cấp dịch vụ Due Diligence và được thực hiện độc lập.
Nội dung mà bộ phận trung gian này đảm nhiệm sẽ liên quan đến lĩnh vực tài chính. Ví dụ như: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Các luồng tiền mặt; Tài sản ròng; Thuế;.. và các lĩnh vực khác liên quan mà nhà đầu tư yêu cầu rà soát.
6.2 Rà soát pháp lý
Hoạt động thẩm định pháp lý (rà soát pháp lý) sẽ do các công ty luật phụ trách thẩm định. Sau đó đánh giá những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp. Thẩm định pháp lý doanh nghiệp cần rà soát một số vấn đề cơ bản:
– Hồ sơ thành lập và hoạt động, điều kiện kinh doanh – Giấy phép, vốn và chủ sở hữu
– Nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức, và lao động
– Hợp đồng giao dịch
– Thuế và kế toán, và tài sản
– Ngân hàng và tín dụng
– Xử phạt, tranh chấp và Tố tụng
Các công ty luật thường được chọn để thực hiện hoạt động rà soát pháp lý
7. Kết luận
Chúng ta vừa tìm hiểu hoạt động Due Diligence khi thực hiện sẽ liên quan đến những đối tượng nào. Tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà sẽ cần thông tin từ các đối tượng khác nhau. Do đó, để đầu tư hiệu quả, bạn cần được cung cấp đầy đủ thông tin chính xác. Từ các đối tượng liên quan thông qua hoạt động rà soát Due Diligence.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn