Nếu bạn đang cần giao dịch mua bán một doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án. Mà bạn cần biết thông tin xác thực về doanh nghiệp đó thì Due Diligence là giải pháp dành cho bạn. Vậy các tiêu chuẩn và luật về Due Diligence tại Việt Nam bao gồm những gì?
Due Diligence hay còn gọi là rà soát đặc biệt. Hoạt động sẽ giúp bạn thẩm tra thông tin dữ liệu về đối tượng cần thực hiện giao dịch. Để có thể phát hiện những rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch.
Due Diligence giúp đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong thương vụ
Tuân thủ Due Diligence một cách tự nguyện để doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý dữ liệu thông tin. Từ đó có cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hiện thủ tục Due Diligence. Nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong việc mua bán, sát nhập hay đầu tư,…
1. Due Diligence là gì?
Due Diligence là thuật ngữ khá phổ biến trong nhiều ngành khác nhau. Từ thương mại, công nghệ đến nông nghiệp, công nghiệp,… Thuật ngữ này mang nghĩa là rà soát đặc biệt hay thẩm tra chi tiết.
Hoạt động này bao gồm nhiều bước từ thẩm định, phân tích đến đánh giá đối tượng nhằm chuẩn bị cho các giao dịch M&A nên đóng vai trò khá quan trọng.
Due Diligence được sử dụng nhiều tại các nước trên thế giới và chỉ mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, hoạt động Due Diligence đã đóng góp nhiều cơ sở dữ liệu cần thiết cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thương vụ. Do đó, Due Diligence hiện nay được đánh giá khá cao về kết quả cũng như trở thành nền tảng cơ bản mang giá trị pháp lý theo quy định.
2. Một số tiêu chuẩn của Due Diligence tại Việt Nam
Tại mỗi nước đều có tiêu chuẩn riêng dành cho Due Diligence trong các thương vụ, nên luật pháp ở Việt Nam cũng có quy định riêng mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo tính pháp lý của quá trình rà soát. Due Diligence tại Việt Nam được được xem xét dựa trên 3 tiêu chuẩn sau:
Hiểu rõ Due Diligence giúp doanh nghiệp dễ dàng giao dịch đầu tư
2.1 Tiêu chuẩn Due Diligence – Rà soát pháp lý:
Rà soát pháp lý hay còn gọi là Legal Due Diligence. Hoạt động giúp tìm hiểu về hoạt động liên quan đến pháp lý của đối tượng cụ thể. Tiêu chuẩn này giúp công ty xác định doanh nghiệp có đảm bảo tính pháp lý hay không dựa trên các dữ liệu được cung cấp.
Một số vấn đề cần được đánh giá xoay quanh chỉ tiêu pháp lý. Ví dụ như: quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng pháp lý, các khoản vay nợ, quyền sở hữu bất động sản,… Đa phần những trường hợp liên quan đến pháp lý sẽ do công ty luật có chuyên môn thẩm định. Để tìm ra những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thương thảo.
2.2 Rà soát tài chính – Tiêu chuẩn Due Diligence
Rà soát tài chính hay còn gọi là Financial Due Diligence. Hoạt động này nhằm xác thực tính minh bạch của các thông tin về tài chính của doanh nghiệp.
Các thông tin này bao gồm tài sản cố định, theo dõi công nợ, hạch toán thường niên, các khoản vay nợ,… nội bộ của doanh nghiệp. Hoạt động rà soát tài chính chủ yếu do các công ty chuyên về Kiểm toán thực hiện.
2.3 Tiêu chuẩn Due Diligence – Rà soát thương mại:
Rà soát thương mại được gọi là Commercial Due Diligence. Hoạt động này chủ yếu tập trung vào các yếu tố thị trường bên ngoài doanh nghiệp. Ví dụ như mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng tiềm năng, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, các giả định kinh doanh của doanh nghiệp,…
Commercial Due Diligence giúp nhà đầu tư tìm hiểu được giá trị của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào. Đồng thời đưa ra những cơ hội cũng như rủi ro nếu doanh nghiệp gặp vấn đề trên thương trường.
Ngoài ra còn có các hoạt động khác. Ví dụ như rà soát thuế, rà soát công nghệ thông tin, rà soát tài sản trí tuệ,…
Due Diligence gồm nhiều hoạt động rà soát
3. Luật hiện hành Due Diligence ở Việt Nam
Luật Due Diligence tại Việt Nam có quy định trên nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí đều có những quy định riêng:
Tìm hiểu những quy định về Due Diligence tại Việt Nam
3.1 Khía cạnh thương mại
- Xác định mục đích của hợp đồng để có thể dựa trên bộ luật dân sự hoặc thương mại.
- Thời hạn của các hợp đồng có còn hiệu lực hiện hành hay không.
- Lưu ý về các trường hợp vi phạm hợp đồng của công ty.
- Những cam kết về quy định hợp đồng về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Những hoạt động nội bộ giữa các bên có liên quan đến các đối tác của doanh nghiệp.
3.2 Khía cạnh pháp lý
- Cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng về luật trong từng hợp đồng để tránh trường hợp xảy ra những vấn đề pháp lý có liên quan.
- Lưu ý về quyền kiểm soát, chuyển nhượng, giao dịch, quyền và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan.
- Cần lưu ý về những điều khoản phạt hợp đồng hay bồi thường thiệt hại nếu có.
- Bảo mật thông tin và những thỏa thuận, cam kết giữa các bên có liên quan trong hợp đồng.
- Cần lưu ý về những hạn chế trong trách nhiệm, hạn chế bảo hành giữa các bên có liên quan.
Cần nắm rõ các các quy định về luật trước khi triển khai Due Diligence
Thẩm định chi tiết Due Diligence tạo ra nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Cũng như đánh giá những rủi ro tiềm ẩn có thể lường trước được. Hoạt động Due Diligence cần có sự hỗ trợ của các công ty có chuyên môn và thẩm quyền nhất định. Việc phân tích và đánh giá này giúp nhà đầu tư nhìn nhận khách quan về xác suất thành công trong đàm phán và thương thảo.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn