FDD – hoạt động rà soát tài chính – là một trong những chương trình quan trọng. Giúp các nhà đàm phán nhận định được tiềm lực tài chính và khả năng quản lý, sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp mục tiêu. Trong báo cáo FDD, tỷ số đòn cân nợ là cơ sở quan trọng. Để phân tích các rủi ro của dòng tiền và của cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này. Chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm, công thức và ý nghĩa của các tỷ số đòn cân nợ như: Tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng trả nợ, tỷ số chi trả lãi vay.
Nợ là vấn đề quen thuộc của mỗi doanh nghiệp, con số phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp
1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ số đòn cân nợ
1.1 Khái niệm
Nói một cách khái quát, tỷ số đòn cân nợ của doanh nghiệp là tỷ số giữa tổng nợ trên tổng tài sản. Trong đó, nợ bao gồm cả số nợ ngắn hạn và dài hạn. Tỷ số này phản ánh chung về lượng đòn bẩy đang được sử dụng bởi một doanh nghiệp.
Tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng ít đòn bẩy. Nói cách khác là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá dồi dào. Như vậy, tỷ số nợ và rủi ro của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nhau.
1.2 Ý nghĩa
Vậy, tỷ số đòn cân nợ giúp các nhà phân tích và đàm phán nhận định được điều gì?
Tỷ số đòn cân nợ cao sẽ cho thấy một doanh nghiệp có thể phải phải bỏ ra một phần đáng kể. Trong dòng tiền hoặc vốn của mình vào việc trả gốc và lãi cho các khoản nợ. Điều này dự báo về rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, một doanh nghiệp có tỷ số đòn cân nợ khá thấp. Nhất là khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Chứng minh doanh nghiệp không dùng hoặc dùng rất ít đòn bẩy trong kinh doanh, rủi ro cũng thấp hơn.
Tỷ số đòn cân nợ là con số thể hiện rủi ro và hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa vào tỷ số đòn cân nợ, các nhà phân tích, nhà đàm phán có thể thấy được những rủi ro phải đối mặt của một doanh nghiệp. Khả năng họ sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh và khả năng chi trả các khoản nợ. Qua đó có thể thấy được hoạt động kinh doanh có thâm dụng vốn hay không? Có hiệu quả hay không?
Ngoài ra, con số này còn biểu hiện các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Trách nhiệm càng nặng nề thì độ lâu bền của doanh nghiệp có thể sẽ giảm lại. Và phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Các tỷ số đòn cân nợ quan trọng
2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản được xem là tỷ số dùng để tính toán giới hạn của doanh nghiệp trong việc duy trì tỷ lệ đòn bẩy. Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản
Tỷ số này lớn hơn 100% cho biết số tiền nợ nhiều hơn so với số tài sản của doanh nghiệp. Và ngược lại, số tài sản doanh nghiệp sẽ lớn hơn số nợ khi tỷ số này nhỏ hơn 100%. Tỷ số này cũng cho thấy bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản của doanh nghiệp là đi vay. Tức là thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để nhận định về mức độ sử dụng đòn bẩy. Và khả năng chi trả nợ nói chung.
2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ số nợ của một doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) của doanh nghiệp đó. Công thức của tỷ số này như sau:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn cổ phần của cổ đông
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp có phụ thuộc vào việc vay vốn để phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp hay không. Đây sẽ là cơ sở để các nhà phân tích, đàm phán. Đưa ra nhận định về khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá được việc doanh nghiệp khai thác lợi ích từ hiệu quả tiết kiệm thuế.
Mỗi tỷ số đòn cân có ý nghĩa khác nhau trong việc phân tích dòng tiền khả dụng của doanh nghiệp
2.3 Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ (hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, Debt service coverage ratio – DSCR). Là tỷ số đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp.
Công thức tính như sau:
Tỷ số khả năng trả nợ=(Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao)/(Nợ gốc + Chi phí lãi vay)
Tỷ số này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Và giúp các nhà đầu tư đánh giá chung về rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số này cho thấy số tiền khả dụng của doanh nghiệp sau khi chi trả các khoản nợ. Thể hiện khả năng tài chính và mức độ quản lý khoản vay của doanh nghiệp.
2.4 Tỷ số chi trả lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio – ICR) là khả năng của doanh nghiệp trong việc chi trả lãi suất và các chi phí. ICR là chỉ số tài chính thể hiện thu nhập trước lãi thuế (EBIT). Và cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ tồn đọng và lãi suất.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập kinh doanh/Chi phí lãi vay
Tùy vào mỗi ngành kinh doanh mà chuẩn mực đưa ra cho tỷ số này là khác nhau. Tuy nhiên, tỷ số này lớn hơn 3 sẽ cho thấy khả năng trả lãi của một doanh nghiệp là rất cao. Bởi lẽ ICR tập trung vào việc thanh toán lãi suất thực tế. Đây cũng là cơ sở cho các nhà phân tích xem xét thu nhập kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Kết luận
Tỷ số đòn cân nợ không những thể hiện rủi ro của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng quản lý vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Nợ không hẳn là điều tiêu cực, bởi vì hầu hết doanh nghiệp đều có các khoản vay nhất định. Qua đó, các nhà phân tích sẽ nhận định chính xác hơn khả năng xoay sở của doanh nghiệp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn