Tỷ số hoạt động kinh doanh là một trong số những tỷ số làm cơ sở cho báo cáo FDD. Tỷ số này sẽ phản ánh mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Về cơ bản, tỷ số này bao gồm tổng tỷ số vòng quay tài sản, tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tài sản hiện hữu, và tỷ số vòng quay vốn lưu động.
Tỷ số hoạt động kinh doanh giúp nhà đàm phán, nhà đầu tư hiểu sâu hơn về cơ cấu của một báo cáo FDD, làm cơ sở để đọc hiểu báo cáo này. Nhờ đó, họ có thể đưa ra những nhận định khách quan về tình hình tài chính và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số hoạt động kinh doanh giúp nhận định khách quan về khả năng tài chính doanh nghiệp mục tiêu
1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ số hoạt động kinh doanh
Tỷ số hoạt động kinh doanh là những con số đo lường khả năng chuyển đổi tài sản. Trong bảng cân đối kế toán thành tiền hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Những tỷ số này cho thấy việc sử dụng tài sản, đòn bẩy và các tài khoản khác để tạo nên lợi nhuận.
Các tỷ số hoạt động kinh doanh giúp nhận biết thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp
Từ khái niệm trên, có thể thấy tỷ số hoạt động kinh doanh có ý nghĩa to lớn. Như một công cụ đo lường mức độ sử dụng tài nguyên hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ số này thể hiện mức độ tổ chức và quản lý sử dụng các tài khoản doanh nghiệp. Ví dụ như tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho, đòn bẩy… Nói cách khác, không chỉ phản ánh tiềm lực tài chính. Và khả năng sản sinh lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động kinh doanh còn thể hiện năng lực tổ chức và quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Trong việc phân tích doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Tỷ số này phản ánh quy trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ mang lại thuận lợi hay khó khăn. Tỷ số này sẽ là cơ sở để các nhà đàm phán, nhà đầu tư chọn lựa một doanh nghiệp có bộ máy quản lý đầy tiềm năng. Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc sản sinh lợi nhuận.
2. Các tỷ số hoạt động kinh doanh bạn cần biết
Tỷ số hoạt động kinh doanh bao gồm tổng tỷ số vòng quay tài sản, tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tài sản hiện hữu, tỷ số vòng quay vốn lưu động.
Các tỷ số hoạt động kinh doanh còn thể hiện khả năng và trình độ quản lý tài sản của doanh nghiệp
2.1 Tỷ số vòng quay tổng tài sản:
Tỷ số này là công thức bao quát để đo lường mức độ hiệu quả. Trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn càng cho thấy trình độ quản lý và sử dụng tổng tài sản doanh nghiệp đang có dấu hiệu tốt. Và có thể xem xét mở rộng kinh doanh, đầu tư. Ngược lại, tỷ số này thấp thể hiện sự kém hiệu quả trong quá trình kinh doanh, dẫn đến tồn kho và ứ đọng tài sản.
Công thức tính tổng tỷ số doanh thu tài sản như sau:
Tỷ số vòng quay tổng tài sản=Doanh thu và tổng giá vốn hàng bán/Tổng tài sản
2.2 Tỷ số vòng quay tài sản cố định:
Tỷ số vòng quay tài sản cố định là công thức thể hiện mức độ hiệu quả. Trong việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp một cách khái quát. Tỷ số này phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đầu tư cho tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn. Công thức tính như sau:
Tỷ số vòng quay tài sản cố định=Doanh thu và tổng giá vốn hàng bán/Tài sản cố định
Một lưu ý đối với tỷ số vòng quay tài sản cố định. Đó chính là cách tính khấu hao tài sản cố định. Cần nắm rõ giá trị hao mòn tài sản và các khoản dự phòng. Khi tính toán tỷ số này để đảm bảo độ chính xác và khách quan.
2.3 Tỷ số vòng quay tài sản hiện hữu:
Là tỷ số thể hiện khả năng sinh lời từ tài sản hiện tại mà doanh nghiệp có. Tài sản này có thể là tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu… Tỷ số này càng cao càng cho thấy cường độ sử dụng tài sản hiện hữu cao. Thể hiện tính linh hoạt và nhạy bén trong chính sách sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này còn cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp. Trong việc giải quyết hàng tồn kho, tận dụng các khoản phải thu…
Tỷ số vòng quay tài sản hiệu hữu=Doanh thu ròng/Trung bình chung tài sản hiện hữu
2.4 Tỷ số vòng quay vốn lưu động:
Tỷ số vòng quay vốn lưu động đo lường việc doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động. Để hoàn thành chỉ tiêu doanh số nhất định. Tỷ số này càng cao càng cho thấy quản lý doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Đây được xem là dấu hiệu tốt để tránh nợ xấu. Thể hiện khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này ở mức thấp. Khả năng doanh nghiệp không trả được nợ ngắn hạn là rất cao.
Tỷ số vòng quay tài sản hiệu hữu=Doanh thu ròng/{(Vốn lưu động ban đầu+Vốn lưu động cuối kỳ)/2}
Nhờ tỷ số hoạt động kinh doanh mà nhà đàm phán và đầu tư có thể dễ dàng nhận định. Khả năng và trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp mục tiêu. Tỷ số này cũng góp phần thể hiện doanh nghiệp có được điều hành một cách khoa học và hợp lý hay không.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn