Khi nhắc đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ nghĩ ngay đến lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nhằm đưa ra những nhận định chính xác về hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các tỷ số lợi nhuận trong hoạt động rà soát tài chính sẽ được các nhà phân tích mổ xẻ và đánh giá. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về tỷ số lợi nhuận trong kinh doanh.
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ số lợi nhuận
1.1 Khái niệm:
Tỷ số lợi nhuận là nhóm tỷ số thể hiện khả năng tạo thu nhập của doanh nghiệp. So với doanh thu, chi phí hoạt động, tài sản nằm trong bảng cân đối kế toán và vốn chủ sở hữu của cổ đông theo thời gian. Nói một cách đơn giản. Tỷ số này thể hiện khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Để đánh giá chính xác các tỷ số lợi nhuận sẽ được tính toán từ dữ liệu tại một thời điểm cụ thể.
Tỷ số lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng để đánh giá khả năng kinh doanh
1.2 Ý nghĩa:
Tỷ số lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, tỷ số lợi nhuận là con số quan trọng để phân tích cổ phiếu doanh nghiệp. Tỷ số này thể hiện liệu một doanh nghiệp có khả năng tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Có đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ nợ. Và tạo ra lợi tức cho các cổ đông phổ thông hay không.
- Thứ hai, các tỷ số lợi nhuận cho thấy khả năng sử dụng đồng vốn và tài nguyên doanh nghiệp. Doanh nghiệp kiểm soát tốt nguồn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Và các tài nguyên để tạo ra lợi nhuận cao thường sẽ được đánh giá là có khả năng quản trị tài chính tốt.
- Thứ ba, những tỷ số này thể hiện sự tận dụng linh hoạt chi phí cố định và chi phí biến đổi. Các nhà phân tích sẽ đánh giá cao doanh nghiệp sử dụng linh hoạt hai loại chi phí này. Để tạo ra lợi nhuận và nắm bắt thời điểm nào nên đầu tư chi phí biến đổi, duy trì chi phí cố định để sinh lợi.
- Thứ tư, tỷ số lợi nhuận còn thể hiện sự hợp lý của giá vốn hàng bán và giá bán các mặt hàng. Các nhà phân tích có thể nhận định. Và đánh giá khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ việc phân bổ chi phí giá vốn hợp lý.
Các tỷ số lợi nhuận cho thấy khả năng sử dụng đồng vốn và tài nguyên doanh nghiệp
2. Các tỷ số lợi nhuận bắt buộc bạn phải biết
2.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, hay còn gọi là ROS ( Return on Sales ) thường dùng để theo dõi khả năng tạo lợi nhuận của công ty cổ phần. Đây được xem là tỷ số phản ánh giá trị cổ đông nhận được trên doanh thu của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận ròng/Doanh thu
Nó cho thấy phần trăm lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ số càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh với lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Khi theo dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp dựa vào tỷ số này. Các nhà phân tích phải so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành. Và mặt bằng chung của hoạt động kinh doanh ngành đó.
ROS dùng để theo dõi khả năng tạo lợi nhuận của công ty cổ phần
2.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản:
Tỷ số sinh lợi căn bản là tỷ số lợi nhuận doanh nghiệp đạt được mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Công thức tính:
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = (Lợi nhuận trước thuế + lãi)/Bình quân giá trị tổng tài sản
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi. G2iữa các doanh nghiệp có các mức thuế suất và các đòn bẩy tài chính khác nhau. Tỷ số sức sinh lợi càng cao thì càng chứng minh được năng lực sản sinh lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại.
Đánh giá năng lực sản sinh lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào tỷ số sức sinh lợi
2.3 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets – ROA) là tỷ số lợi nhuận dùng để đo lường khả năng sinh lời từ tài sản của doanh nghiệp. Các giá trị được dùng để đo lường tỷ số này phải nằm trong cùng kỳ báo cáo tài chính. Để tránh sự chênh lệch do khấu hao tài sản, phát sinh hoặc chấm dứt quyền sở hữu tài sản…
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/Bình quân tổng giá trị tài sản
Tỷ số này lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đã tạo ra được lợi nhuận. Như vậy, tỷ số càng cao, khả năng sinh lời càng nhiều. Tỷ số này giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích nhận định hiệu quả. Đồng thời quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề sẽ cần một lượng tài sản khác nhau để kinh doanh, sản xuất. Do đó, tỷ số này chỉ dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Hoặc khi phân tích tình hình kinh doanh toàn ngành, trong cùng một thời kỳ.
2.4 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời dựa trên cổ phần và vốn góp của các doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng/Bình quân vốn cổ phần phổ thông
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là số dương. Chứng tỏ doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Đây là tỷ số đo lường giá trị doanh nghiệp có thể mang lại cho các cổ đông của mình. Trong phân tích cổ phiếu để đưa ra quyết định hoặc kêu gọi đầu tư. Nó có ý nghĩa chứng minh năng lực doanh nghiệp một cách thuyết phục.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường giá trị doanh nghiệp có thể mang lại cho các cổ đông
3. Kết luận
Dựa vào tỷ số lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng kinh doanh, sinh lời, quản lý tài sản, đồng vốn và tận dụng cơ hội trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định chiến lược. Về mặt đầu tư hay mua bán – sáp nhập doanh nghiệp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn