Due Diligence là hoạt động quan trọng. Hoạt động này giúp nhà đầu tư hiểu được tiềm năng kinh doanh và tình trạng pháp lý của startup. Để quyết định xem có nên đầu tư hay không. Đa phần các startup gọi vốn thất bại là do không có sự chuẩn bị cần thiết và thiếu minh bạch quá trình rà soát Due Diligence. Từ đó đánh mất niềm tin của nhà đầu tư.
Startup có trách nhiệm là cung cấp thông tin hỗ trợ cho Due Diligence tránh quá trình rà soát kéo dài hơn dự kiến. Từ đó, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Sau đây là những thông tin mà startup cần chuẩn bị.
Startup phải cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình Due Diligence
1. Rà soát các báo cáo tài chính khi tiến hành hoạt động Due Diligence
Để quá trình Thẩm định Pháp lý diễn ra thuận lợi. Startup có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, minh bạch và chính xác những báo cáo tài chính qua các năm. Những báo cáo này cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xu hướng về Doanh thu (Revenue), Chi phí (Cost), Lợi nhuận (Profit), Thuế (Tax) và Biên (Margin). Dựa vào doanh thu và lợi nhuận ròng. Nhà đầu tư sẽ có những so sánh được – mất để có quyết định đầu tư chính xác.
Ngoài ra, thuế cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm. Không ai dám rót vốn vào một công ty hoạt động không minh bạch, làm giả số liệu để trốn thuế.
Startup cần cung cấp đầy đủ, minh bạch các báo cáo tài chính
2. Các khoản phải thu và phải chi
Bảng cân đối kế toán cho biết Dòng tiền đi vào và đi ra startup. Và cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động Thu – Chi của doanh nghiệp. Những thông tin về công nợ, tiền phải thu, hóa đơn chứng từ đầu vào và đầu ra, biên lai chứng nhận nộp thuế qua các năm… Tất cả đều cung cấp thông tin về uy tín và hoạt động tài chính của startup.
Nhà sáng lập và các thành viên khác trong startup cần phải chuẩn bị tất cả hồ sơ và tài liệu về kế toán và thuế, các hóa đơn, chứng từ và văn bản liên quan. Nhằm phục vụ cho công tác Due Diligence diễn ra thuận lợi.
Những thông tin tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình Due Diligence
3. Đội ngũ nhân viên
Con người là “hạt nhân” và là yếu tố quyết định sự thành bại của bất cứ tổ chức nào, trong đó có startup. Một startup vững mạnh phải cân bằng hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và nhân viên. Đồng thời phải biết cách giữ chân nhân tài. Một doanh nghiệp biết chăm lo đời sống của nhân viên và tuân thủ Luật lao động cũng được nhà đầu tư đánh giá cao.
Startup cần cung cấp tất cả tài liệu liên quan đến lao động như:
- Hợp đồng lao động (tất cả hình thức và kỳ hạn)
- Thỏa thuận lao động
- Chính sách sử dụng lao động
- Nội quy và quy chế xử lý kỷ luật lao động
- Chứng từ xác nhận hoàn tất nghĩa vụ đóng các khoản phí lao động
- Tài liệu về xử lý tranh chấp lao động
- Các văn bản và tài liệu liên quan khác
Nhà đầu tư rất quan tâm đến đội ngũ nhân sự của startup
4. Khách hàng
Khách hàng là người mang đến doanh thu cho công ty. Chính vì thế, tất cả nhà đầu tư đều quan tâm đến thẩm định chiến lược kinh doanh và khách hàng của startup.
Phân tích KPCs (Key Purchase Criteria) giúp nhà đầu tư hiểu được những tiêu chí và sự quan tâm của khách hàng. Khi họ quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của startup. Từ đó có những sự hỗ trợ cần thiết giúp phát triển startup mà mình đầu tư.
Các nhà đầu tư đều quan tâm đến khách hàng của startup
5. Rà soát địa điểm kinh doanh khi tiến hành hoạt động Due Diligence
Không ai muốn hợp tác với một “công ty ma” không có địa điểm kinh doanh. Thông tin về địa điểm kinh doanh được thể hiện trong chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nó cung cấp cho nhà đầu tư cách thức thuận tiện để liên hệ và làm việc cùng startup.
Một startup có địa điểm kinh doanh thuận tiện không chỉ giúp nhà đầu tư, khách hàng và đối tác dễ dàng tìm đến hợp tác. Mà còn giúp tăng phần nào uy tín đối với những đối tượng hữu quan.
6. Các đối thủ cạnh tranh
Từ những năm 1990s, Việt Nam đã chuyển dần sang cơ cấu kinh tế thị trường. Đến năm 1999 thì mở cửa để chào đón những công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Cạnh tranh là điều tất yếu của bất cứ thị trường nào, bất cứ lĩnh vực nào.
Cạnh tranh tạo nên những khó khăn và đồng thời cũng mang đến cơ hội cho startup. Một thị trường có sức mua lớn luôn là thị trường vô cùng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều công ty lớn nhỏ.
Startup phải chứng minh cho nhà đầu tư thấy rằng thị trường mình tham gia đủ hấp dẫn. Để kích thích cạnh tranh, đồng thời hàng rào ngăn cản startup gia nhập ngành không quá lớn.
Phân tích SWOT cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ cạnh tranh của thị trường mục tiêu. Đồng thời cho biết những thế mạnh của startup khi tham gia thị trường này. Từ đó, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ tiềm năng của doanh nghiệp để ra quyết định phù hợp.
Nhà đầu tư đánh giá mức độ tiềm năng của startup thông qua phân tích SWOT
7. Kết luận về rà soát Due Diligence
Thành công trong việc chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thành công. Các startups cần chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin cần thiết để giúp quy trình Due Diligence diễn ra nhanh chóng, góp phần giúp quá trình gọi vốn đạt hiệu quả như mong muốn.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn