Trong thời đại nền kinh tế đang toàn cầu hóa như hiện nay. Việc mua bán hay sáp nhập đã diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Due Diligence hay còn gọi là hoạt động rà soát đặc biệt khá được chú trọng. Bởi vì đây là cơ sở để đánh giá tiềm năng của từng đối tượng. Cụ thể cũng như tìm ra những rủi ro có thể xảy ra. Trong những năm gần đây, Due Diligence đã phổ biến tại Việt Nam và giúp các doanh nghiệp trong nhiều thương vụ.
Due Diligence là hoạt động pháp lý hợp pháp tại Việt Nam
Tuy tầm quan trọng của Due Diligence được các chuyên gia đánh giá khá cao. Thế nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ vẫn chưa nắm rõ kiến thức về hoạt động Due Diligence. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Due Diligence Việt Nam và thế giới qua bài viết dưới đây.
1. Sự khác biệt giữa Due Diligence Việt Nam và thế giới
Hoạt động thẩm tra Due Diligence thường được các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng nhiều. Ở hầu hết các giao dịch mang tính pháp lý cao như: M&A, đầu tư thuần vốn,… Do luật pháp mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau. Do đó, kết quả là trước khi tiến hành giao dịch nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về quy định của nước sở tại.
Hoạt động Due Diligence khác nhau tại mỗi quốc gia
1.1 Due Diligence nước ngoài
Tại một số quốc gia trên thế giới, hoạt động Due Diligence mang tính pháp lý bắt buộc và các doanh nghiệp đều phải thực hiện. Hoạt động này giúp đánh giá đối tượng khách quan nhất từ nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên cơ sở các tiêu chí đã được đưa ra trước đó.
Tại Mỹ:
Rà soát đặc biệt Due Diligence được sử dụng phổ biến. Nhằm đánh giá doanh nghiệp trên khía cạnh khách quan bằng những khảo sát và phân tích. Từ các thông số đã được cung cấp rộng rãi trên phương tiện truyền thông, tài liệu mà chính doanh nghiệp nộp lên ủy ban chứng khoán và giao dịch – GES.
Ngoài ra, còn có các nguồn thông tin khác như vấn đề pháp lý được đánh giá sâu hơn để lường trước những rủi ro, những vấn đề xung đột được ghi nhận,… và những thông tin khác có thể ảnh hưởng đến quá trình giao dịch.
Tại Vương Quốc Anh:
Quá trình Due Diligence ở đây thực hiện dựa trên các khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá từ các thông tin riêng tư như: các hợp đồng, báo cáo tài chính nội bộ của công ty. Do đó, để có thể thực hiện được Due Diligence cần có sự chấp thuận từ cả hai phía về những dữ liệu cần thiết. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng được bảo mật tuyệt đối để tránh rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
1.2 Due Diligence tại Việt Nam
Mục đích của Due Diligence tại Việt Nam cũng tương tự với các quốc gia khác chỉ khác về phương thức thực hiện. Hiện nay tại Việt Nam cũng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ Due Diligence hợp pháp dựa trên các giấy tờ và thông tin được cung cấp. Hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, tìm cơ hội đầu tư cũng như phát hiện rủi ro trong quá trình thực hiện thương vụ.
Các doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp hiện hành khi thực hiện giao dịch
2. Những điểm cần lưu ý về Due Diligence tại Việt Nam
2.1 Nội dung chính của hoạt động Due Diligence tại Việt Nam
Nhìn chung hoạt động Due Diligence tại Việt Nam được chia làm 3 nội dung chính như sau:
Những giấy tờ cần chuẩn bị cho quá trình Due Diligence
- Chuẩn bị danh sách các tài liệu/ thông tin được yêu cầu tiến hành rà soát đặc biệt.
- Thu thập các thông tin và phân tích, đánh giá các dữ liệu mà người cung cấp đưa ra.
- Đưa ra báo cáo về rà soát đặc biệt đã được thu thập, phân tích và đánh giá. Đồng thời chỉ ra rõ những cơ hội và rủi ro về đối tượng cụ thể.
2.2 Tài liệu thẩm định
Các tài liệu được thẩm định sẽ bao gồm:
Giấy tờ pháp lý
- Vốn điều lệ công ty.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Biên bản các cuộc họp của hội đồng quản trị với cổ đông trong 3 năm gần nhất.
- Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm.
- Hồ sơ và lợi nhuận hàng năm.
- Báo cáo thuế thường niên.
- Một số giấy tờ khác cần thiết.
Ngoài ra, cần lưu ý những giấy phép và tài liệu đều hợp lệ và có giá trị pháp lý. Thì mới được chấp thuận cho hoạt động rà soát đặc biệt Due Diligence.
Hợp đồng vật chất
- Bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến liên doanh, hợp tác, các thỏa thuận hợp pháp liên quan đến cấp quyền sở hữu trí tuệ mà công ty bán hoặc có một bên khác bị ràng buộc.
- Hợp đồng vật chất của khách hàng và đối tác.
- Hợp đồng vật chất liên quan đến hợp đồng thuê/giấy phép mặt bằng,…
- Hợp đồng vật chất liên quan đến các khoản vay hoặc các hình thức tài trợ khác.
- Những hợp đồng sở hữu khác (nếu có).
Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động mẫu, quy tắc lao động nội bộ bao gồm các phúc lợi dành cho người lao động của doanh nghiệp.
- Xem xét tình trạng tuân thủ lao động.
- Tình trạng các vấn đề liên quan đến công đoàn.
Các tranh chấp có liên quan
Lưu ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có liên quan khi thực hiện Due Diligence
3. Kết luận
Tại Việt Nam, sử dụng Due Diligence tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa phổ biến nhưng với các quốc gia khác thì đây được xem như nghĩa vụ bắt buộc trong hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Hoạt động này đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp muốn sáp nhập hay thực hiện các thương vụ mua bán vì mang tính pháp lý và độ tin cậy cao. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng nên lưu ý về luật pháp hiện hành tại Việt Nam cũng như các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục Due Diligence với đối tượng cần thẩm tra.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn