Trước xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện các thương vụ như mua bán hay sáp nhập. Các doanh nghiệp đều cần có công cụ đo lường, đánh giá, thẩm định mang tính pháp lý. Due Diligence đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ M&A. Vì nó đem lại lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Vậy Due Diligence là gì mà lại đóng vai trò quan trọng trong M&A hiện nay? Due Diligence trong từng ngành kinh doanh có sự khác biệt như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hoạt động thẩm định Due Diligence khá quan trọng trên toàn cầu
Hoạt động thẩm định Due Diligence ngày càng phổ biến vì có thể đưa ra những báo cáo chi tiết về tình hình thực tế của đối tượng cần rà soát làm cơ sở cho quá trình ra quyết định.
1. Due Diligence đóng vai trò quan trọng trong M&A như thế nào?
Due Diligence hay còn gọi là hoạt động rà soát đặc biệt, thẩm định chi tiết mang tính tự nguyện giữa các bên có liên quan trước khi tiến hành thương vụ. Hoạt động rà soát đặc biệt này sử dụng các cơ sở là dữ liệu và thông tin được cung cấp trước đó. Từ đó tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, thẩm định, đưa ra báo cáo giúp đo lường các rủi ro trong quá trình thực hiện thương vụ. Due Diligence đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là hoạt động M&A.
Due Diligence được sử dụng nhiều trong hoạt động M&A
Hiện nay, Due Diligence xuất hiện nhiều tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì nền kinh tế đang dần toàn cầu hóa. Quá trình thẩm định Due Diligence thường được xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Từ rà soát thương mại, rà soát pháp lý đến rà soát tài chính,… Tùy vào từng quốc gia và lĩnh vực hoạt động mà có quy chuẩn Due Diligence khác nhau.
2. Tìm hiểu quy trình Due Diligence trong từng ngành
Bất kỳ hoạt động mua bán hay sáp nhập nào cũng cần sử dụng công cụ rà soát đặc biệt. Due Diligence dùng để đo lường rủi ro cũng như có sự cân nhắc trước khi quyết định. Tại Việt Nam, theo luật pháp quy định. Thì Due Diligence phải được thực hiện quy chuẩn để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy cao. Due Diligence là thuật ngữ chung cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Tùy vào từng ngành mà có quy trình Due Diligence riêng biệt.
Sự khác biệt của Due Diligence trong từng ngành thế nào?
2.1 Lĩnh vực tài chính – ngân hàng
- Ngân hàng:
Trách nhiệm của các nhân viên và người quản lý trực tiếp phải đảm bảo nguyên lý hành vi an toàn trong đánh giá các đơn xin vay của khách hàng.
- Chứng khoán:
Trách nhiệm của bên bảo lãnh chứng khoán cần phải giải trình cụ thể và chi tiết về đợt phát hành chứng khoán mới thực hiện với bên mong muốn mua chứng khoán. Hoạt động này được thực hiện dưới hình thức là cuộc họp trách nhiệm báo cáo cao nhất.
2.2 Lĩnh vực bất động sản
- Tính trách nhiệm:
Không giống với những lĩnh vực khác, đối với lĩnh vực bất động sản thì hoạt động Due Diligence giúp đảm bảo trách nhiệm và nỗ lực cần thiết khi thực hiện hợp đồng bất động sản. Giả sử một người cần bán nhà và muốn nhờ môi giới trung gian hỗ trợ Due Diligence để có thể bán cho bên thứ ba cần mua.
- Tính xác thực:
Due Diligence còn đảm bảo tính xác thực và nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác. Các thông tin này bao gồm nhiều khía cạnh từ tính pháp lý, đặc trưng vật lý, xã hội bất động sản, các hoạt động đầu tư, bảo lãnh cho vay bên thứ ba,…Bao gồm các những vấn đề có liên quan khác như cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống điện nước, thị trường khu vực xung quanh, cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản.
- Phát hiện rủi ro:
Due Diligence còn giúp khảo sát những tác nhân xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bất động sản. Trước khi thực hiện giao dịch cần kiểm toán về những yếu tố. Như là: cơ sở vật chất, vệ sinh, chi phí tháo dỡ, nguyên nhân xấu từ môi trường xung quanh,…
2.3 Lĩnh vực mua bán, sáp nhập
Trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập hay còn gọi là M&A. Thông thường thuật ngữ Due Diligence sử dụng rất phổ biến trong các thương vụ. Hoạt động này bao gồm kiểm tra chi tiết, đánh giá sổ sách, phân tích. Dựa trên cơ sở dữ liệu được cung cấp để đưa ra các báo cáo có liên quan đến đối tượng cần thẩm định.
Các khía cạnh cần thực hiện rà soát gồm có thương mại, tài chính, pháp lý,…. Due Diligence trong lĩnh vực M&A giúp đo lường được các rủi ro và tính khả thi khi tiến hành quyết định mua bán và sáp nhập.
2.4 Lĩnh vực đầu tư
Đối với lĩnh vực đầu tư thì hoạt động Due Diligence đóng vai trò quan trọng khi tiến hành đầu tư. Trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Thì thẩm định Due Diligence giúp đánh giá được những tiềm năng cũng như rủi ro. Dựa vào các báo cáo phân tích chi tiết mang tính pháp lý cao. Rà soát đặc biệt Due Diligence giúp các bên giao dịch có thể tránh được những tác động xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến thương vụ của họ.
Due Diligence được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Nhìn chung thuật ngữ Due Diligence được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mỗi ngành đều có những đặc trưng và quy chuẩn riêng biệt. Nhưng tóm lại Due Diligence vẫn nhằm mục đích chung. Đó là: đánh giá, rà soát, phân tích những rủi ro để có giải pháp hoàn thiện. Để từ đó đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Do đó, đây là hoạt động không thể thiếu nhằm mang lại hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn