Hoạt động mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, hoạt động Due Diligence – Rà soát đặc biệt – được xem là những cuộc thẩm tra mang tính quyết định đến sự thành bại của các thương vụ này. Vậy rà soát tài chính (FDD) là gì và nó được tiến hành ra sao? FDD có ý nghĩa gì trong việc mua bán – sáp nhập doanh nghiệp hay kêu gọi vốn đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc một góc nhìn toàn diện về hoạt động này.
FDD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định thành bại của những thương vụ
1. Rà soát tài chính (FDD) là gì?
Trước khi tìm hiểu về FDD, chúng ta cần nắm rõ khái niệm Due Diligence. Due Diligence (hay còn gọi là rà soát đặc biệt) là một cuộc thẩm tra toàn diện. Về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi quyết định ký kết hợp đồng.
Due Diligence bao gồm rà soát pháp lý, rà soát tài chính và rà soát thương mại. Quá trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giúp các đối tác trong giao dịch tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mục tiêu, những lợi nhuận, rủi ro, cán cân lợi ích trong mỗi hợp đồng.
Rà soát đặc biệt là hoạt động thẩm tra toàn diện phơi bày từng ngóc ngách trong hoạt động kinh doanh
FDD là một hoạt động con của hoạt động rà soát đặc biệt. FDD hay rà soát tài chính là chương trình thẩm tra nhằm xác minh thông tin tài chính. Mà doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp.
Nó là cơ sở để đánh giá về hoạt động kinh doanh, tình hình, tiềm lực tài chính. Của doanh nghiệp hoặc cá nhân đó.
Rà soát tài chính là hoạt động thẩm tra về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp
FDD bao gồm các nội dung sau:
- Thu nhập – lợi nhuận của doanh nghiệp;
- Tài sản của doanh nghiệp;
- Các khoản nợ;
- Các dòng tiền;
- Hoạt động quản lý tài chính.
2. Tại sao phải rà soát tài chính khi thẩm định?
Rà soát tài chính mang nhiều ý nghĩa thiết thực trước, trong và sau một cuộc giao dịch M&A. Cụ thể là:
2.1 Kiểm chứng độ tin cậy của báo cáo tài chính, phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp
FDD không chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán, kiểm tra tính hợp pháp của báo cáo tài chính. Mà còn tính toán sự hợp lý của từng con số. Trong chương trình FDD, mỗi một con số đều được đưa ra “mổ xẻ” và tranh luận. Các bằng chứng thể hiện tính hợp lý của nó đều sẽ được phơi bày để kiểm chứng độ tin cậy.
Một số doanh nghiệp có thể “bắt tay” với các đơn vị kiểm toán nhằm đưa ra một bản báo cáo tài chính “đẹp”. Để nâng giá cổ phiếu, thu hút đầu tư hoặc miễn giảm, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong các trường hợp này, chương trình FDD sẽ đưa những con số này ra ánh sáng. Nhờ đó, chương trình FDD có thể phản ánh gần như chính xác hoạt động kinh doanh. Và tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.
FDD kiểm tra độ tin cậy của những báo cáo tài chính
2.2 Để hoạt động mua bán – sáp nhập và các giao dịch thương mại được đảm bảo tính trung thực, công bằng
Trong các thương vụ mua bán – sáp nhập lẫn đầu tư. Việc nắm rõ tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp mục tiêu là điều vô cùng cần thiết. Nhờ những thông tin chuẩn xác từ hoạt động FDD mà những thương vụ này sẽ được diễn ra một cách công bằng.
Bên cạnh việc đưa ra những đánh giá chính xác về tình hình tài chính. FDD còn phản ánh mức độ tuân thủ nghĩa vụ về thuế và phí của doanh nghiệp. Nhờ chương trình này, các nhà đầu tư hoặc bên mua sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về việc sáp nhập một doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để xem xét mức độ an toàn trong một giao dịch M&A.
FDD đảm bảo tính trung thực và công bằng của hoạt động M&A
2.3 Giúp các bên định giá, phân tích chiến lược và rủi ro đầu tư
Khi nắm chính xác mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các bên tham gia giao dịch có thể đàm phán để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Hoặc, họ sẽ đưa ra quyết định có nên rót tiền cho thương vụ này hay không.
Bên đầu tư sẽ đánh giá doanh nghiệp mục tiêu dựa trên các cơ hội, rủi ro về pháp lý cũng như dòng vốn và tính toán lợi nhuận đạt được. Từ những thông tin này, họ sẽ định giá doanh nghiệp mục tiêu. Để có thể đàm phán theo một cách có lợi nhất cho mình.
Báo cáo FDD có thể giúp các nhà đầu tư phân tích chiến lược và cân nhắc về cơ hội – rủi ro
M&A là một quá trình đấu trí đầy căng thẳng và gay cấn. Nếu không có hoạt động FDD, chủ đầu tư sẽ khó mà hình dung được tình chính tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến các biến chuyển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn