Chắc có lẽ, cụm từ “môi trường kinh doanh của doanh nghiệp” đã trở nên vô cùng quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự tường tận cụm từ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chung về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp qua bài viết này bạn nhé.
Môi trường kinh doanh là nhân tố quan trọng cần suy xét trước khi đề ra kế hoạch hoạt động
1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Thông thường, phân tích môi trường kinh doanh là mấu chốt. Để doanh nghiệp có thể định vị mình trên thị trường. Đề ra các chiến lược kinh doanh ngắn hoặc dài hạn khả thi. Vậy thì, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Tại sao lại chiếm vai trò và tác động to lớn đến vậy?
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những yếu tố bên ngoài và bên trong. Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như kết quả việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp.
Đây là những yếu tố có thể tạo nên sức mạnh hoặc điểm yếu, thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp. Và dựa trên những nhân tố này. Doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định quan trọng. Để tận dụng điểm mạnh và thuận lợi, khắc phục điểm yếu và khó khăn trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.
Môi trường kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp
2. Phân loại những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Đối với môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, yếu tố này còn bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm nhiều nhân tố, trong đó có đối thủ cạnh tranh
2.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là hệ thống các yếu tố phức tạp mà doanh nghiệp không thể tác động hay thay đổi. Những yếu tố này luôn tiềm ẩn nhiều cơ hội lẫn nguy cơ. Tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:
- Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát): Môi trường vĩ mô là các yếu tố nằm ngoài tổ chức. Bao trùm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như: tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, chính trị – pháp luật, văn hóa – xã hội và môi trường, tình hình toàn cầu hóa,…
- Môi trường vi mô (môi trường ngành): Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter thì môi trường vi mô là các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Bao gồm năm yếu tố: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Việc phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nhận định đúng đắn về bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Biết được đâu là những cơ hội cần tận dụng. Đâu là những thách thức phải đối mặt của doanh nghiệp. Từ đó, khai thác những lĩnh vực, nguồn lực đúng đắn. Để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn.
Nhà cung cấp cũng là một nhân tố của môi trường ngành
2.2 Môi trường bên trong
Khác với môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong hay môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình. Các yếu tốtồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức. Và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lược.
Đây là những nhân tố và nguồn lực mà doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát và điều khiển. Đồng thời có thể sửa chữa, thay đổi nếu gặp vấn đề hay trục trặc trong quá trình thực hiện hóa chiến lược.
Môi trường bên trong bao gồm nguồn lực bên trong của doanh nghiệp
Việc phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp thường được thực bằng phân tích đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô hình,… Và phân tích đánh giá các hoạt động của bộ phận chức năng trong tổ chức. Ví dụ như: marketing, nhân sự, tài chính kế toán, nghiên cứu và phát triển, sản xuất tác nghiệp, công nghệ thông tin,…
Mấu chốt của việc phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là. Tìm được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu phải khắc phục trong nội bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sắp xếp sự kết hợp những nguồn lực hợp lý. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, độc nhất của doanh nghiệp trên thị trường, so với các đối thủ cạnh tranh.
Những nguồn lực này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp
3. Kết luận
Đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp là bước đi tiền đề cho những kế hoạch. Và những hoạt động mang tính chiến lược của doanh nghiệp sau này. Bước đi này sẽ giúp cho doanh nghiệp. Tránh được cái nhìn quá lạc quan hoặc quá bi quan về toàn cảnh. Đồng thời tránh được rủi ro quản trị duy ý chí. Tránh việc đặt những mục tiêu quá cao không có sự cân nhắc cho tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Cần tận dụng hợp lý các yếu tố của môi trường kinh doanh để thực hiện hóa mục tiêu của doanh nghiệp
Mặc dù sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá môi trường kinh doanh chính là bước khởi đầu. Giúp doanh nghiệp tự tin hơn với các quyết định của mình. Đồng thời biết được đâu là thời điểm cần đẩy mạnh, đâu là thời điểm cần lùi về. Sự phối hợp nhịp nhàng và có căn cứ này. Sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng giải quyết được bài toán mang tên “môi trường kinh doanh”. Và trở thành người thủ lĩnh, chinh phục thị trường.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn