Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập hóa với các nước khác trên thế giới. Để từ đó thương mại hóa nền kinh tế của quốc gia. Do đó, trong mọi cuộc giao dịch mang tính thương mại. Tất yếu cần có quy chế nhất định làm cơ sở để đánh giá trước khi đưa ra quyết định trên thương trường.
Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn Diligence để hợp pháp hóa giấy tờ. Cũng như có cơ sở để thực hiện giao dịch M&A. Cùng tìm hiểu Due Diligence là gì? Mục đích và những đối tượng nào nên sử dụng công cụ rà soát Diligence?
Due Diligence đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ
1. Khái niệm về Due Diligence
Due Diligence gọi tắt là DD là hoạt động rà soát đặc biệt, thẩm định pháp lý. Được sử dụng trong việc khảo sát, thẩm định, đánh giá, phân tích dự án, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc dự án. Dựa trên các tiêu chí theo quy định. Tùy thuộc vào từng ngành nghề hoặc thương vụ mà có những tiêu chuẩn Due Diligence khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc luật sư về Due Diligence trong trường hợp của mình.
Due Diligence là lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường
Thuật ngữ Due Diligence được dùng nhiều trong hoạt động M&A. Hay nó còn gọi là mua bán, sáp nhập doanh nghiệp/cá nhân. Quá trình thực hiện hoạt động Due Diligence sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng muốn thẩm tra thông tin. Khái niệm này như một công cụ. Nó giúp bạn chuẩn bị cho quyết định sáp nhập/mua bán để chắc chắn không xảy ra bất kỳ sai sót và sơ suất nào.
2. Vì sao cần sử dụng Due Diligence trước khi đưa ra quyết định
2.1 Vai trò của Due Diligence
Due Diligence được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong nhiều ngành nghề tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nhiều người vẫn thắc mắc sử dụng Due Diligence có lợi ích gì cho doanh nghiệp/cá nhân trước khi thực hiện cuộc giao dịch?
Due Diligence đóng vai trò khá quan trọng. Trong quá trình thẩm tra, đánh giá về đối tượng trước khi tiến hành mua bán hay sáp nhập. Thông thường trước khi thực hiện bất kỳ cuộc giao dịch nào. Bạn đều cần trả lời 3 câu hỏi đó là: Mua/bán gì? Giá cả thế nào? Trình tự pháp lý thực hiện giao dịch diễn ra như thế nào?
Điều cần quan tâm nhất vẫn là những thông tin của bên đối tác. Những thông tin này phải được kiểm tra kỹ lưỡng và có giá trị pháp lý nhất định. Để làm được điều đó, nhà đầu tư cần công cụ Due Diligence. Hoạt động này giúp nhận diện được các rủi ro có trong giao dịch. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra giải pháp cũng như định hướng lâu dài cho đối tác.
Due Diligence giúp doanh nghiệp có những quyết định thông minh
2.2 Phân loại Due Diligence
Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều loại Due Diligence khác nhau phục vụ từng lĩnh vực cụ thể trong từng trường hợp nhất định:
- CDD (Commercial Due Diligence): được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại, CDD dùng để khảo sát thông tin, vị thế cạnh tranh cũng như triển vọng trong tương lai của đối tượng cần điều tra.
- FDD (Financial Due Diligence): trong khi CDD hoạt động chủ yếu về thương mại ở thị trường bên ngoài thì FDD được sử dụng để điều tra thông tin của tài chính nội bộ của đối tượng như vốn chủ sở hữu, mục tiêu tài chính, vốn vay, nợ phải thu, nợ phải trả, dòng tiền.
- LDD (Legal Due Diligence): LDD là dạng điều tra thường gặp nhất trong các cuộc giao dịch mang tính pháp lý. LDD giúp bạn có thể nắm được những rủi ro về mặt pháp lý trong các cuộc giao dịch M&A đối với đối tượng cụ thể.
3. Đối tượng sử dụng và các bước thẩm định Due Diligence
3.1 Đối tượng sử dụng Due Diligence
Due Diligence được sử dụng nhiều trong các giao dịch M&A. Vì vậy nó khá phổ biến vì mang tính pháp lý cao. Đối với Due Diligence cần có kiến thức nhất định để cuộc thẩm tra mang lại kết quả tốt nhất.
Đối tượng dùng Due Diligence rất đa dạng. Có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức để rà soát tình hình hoạt động kinh doanh. Đây là hoạt động mang tính tự nguyện và được pháp luật bảo hộ. Do đó độ tin cậy luôn được bảo đảm.
Việc sử dụng Due Diligence giúp doanh nghiệp xác minh lại độ chính xác của thông tin. Cũng như phần nào loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra trong thương vụ. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Due Diligence. Tuy nhiên theo tình hình thực tế tại Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng Due Diligence. Bởi vì các doanh nghiệp không có đầy đủ các bộ phận như kế toán, kế hoạch tài chính và pháp lý rõ ràng.
Due Diligence áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau
3.2 Các bước thẩm định Due Diligence
Quá trình thẩm định Due Diligence được thực hiện theo các bước như sau:
- Xác định mục tiêu điều tra Due Diligence: tùy vào mục đích của thương vụ như bất động sản, M&A, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vốn thuần vào công ty mà lựa chọn Due Diligence phù hợp.
- Tiếp cận đối tượng điều tra Due Diligence: trước khi thực hiện Due Diligence thì nên xem xét và đánh giá các khía cạnh thực tế của đối tượng cần điều tra. Đồng thời bạn cũng nên xác định cần tìm kiếm loại thông tin nào từ phía đối tượng Due Diligence.
- Phân tích Due Diligence: đây là bước vô cùng quan trọng giúp bạn có thể đánh giá đối tượng dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau.
- Thương thảo hợp đồng: sau khi có bảng phân tích thì tiến hành thương thảo giá cả trong hợp đồng.
- Kết thúc quá trình điều tra Due Diligence: tiến hành thanh toán và thực hiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu.
Quá trình thẩm định Due Diligence được thực hiện theo nhiều bước
4. Kết luận
Due Diligence được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên chỉ mới mới trở nên phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vì vậy nên không được nhiều người biết đến. Nhưng trên thực tế, Due Diligence mang đến giá trị cho các thương vụ nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Không chỉ đơn giản chỉ là cuộc điều tra thông tin. Sử dụng Due Diligence không những giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp mà còn hạn chế được những rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn