Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence – LDD) là một cuộc điều tra vào doanh nghiệp. Bằng cách rà soát các tài liệu và phỏng vấn nhân viên có liên quan. Legal Due Diligence sẽ được thiết lập khi một doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư quan tâm đến việc mua một doanh nghiệp hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Quá trình Legal Due Diligence sẽ tìm cách tiết lộ tất cả các sự kiện, thông tin quan trọng. Và các khoản nợ tiềm tàng của một doanh nghiệp. Dựa vào đó, bộ phận thẩm định sẽ thu thập và phân tích – làm nền tảng để doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư quyết định chính xác hơn.
Kiểm tra về mặt pháp lý luôn là vấn đề được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu
Vậy trên thực tế , Legal Due Diligence được tiến hành như thế nào?
1. Quy trình tiến hành Legal Due Diligence
Quá trình Thẩm định pháp lý – Legal Due Diligence thường có 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn điều tra và xác minh và cuối cùng là giai đoạn kết luận.
Trong đó giai đoạn điều tra và xác minh là giai đoạn tiêu tốn nhiều thời gian nhất.
1.1 Giai đoạn chuẩn bị tiến hành Legal Due Diligence
Giai đoạn này của quá trình Thẩm định pháp lý nhằm mục đích xác định mục tiêu. Và đưa ra những ưu tiên hàng đầu mà người thẩm định cần phải điều tra. Thông thường, người thẩm định sẽ xác định một mục tiêu trung tâm. Hoặc nhiều mục tiêu quan trọng nhỏ hơn nhưng có phần nổi bật so với các mục tiêu còn lại. Thẩm định pháp lý thường bị bởi áp lực về mặt thời gian và ngân sách. Vì vậy, điều quan trọng là người thẩm định phải biết ưu tiên thông tin nào là quan trọng nhất.
Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đem lại nền tảng hoàn hảo cho cả quy trình Legal Due Diligence
1.2 Giai đoạn điều tra và xác minh
Thông thường, bộ phận thẩm định có thể là một luật sư hoặc một đội ngũ luật sư. Họ tiền hành thu thập các sự kiện và tài liệu. Những phát hiện sẽ cho phép họ đưa ra ý kiến pháp lý về việc bán hay mua có đáng giá hay không. Việc điều tra bao gồm nhiều phần khác nhau, cụ thể như sau:
- Thiết lập một bức tranh toàn cảnh về đối tượng cần được điều tra. Người thẩm định phải xây dựng những cuộc điều tra để làm rõ các câu hỏi xoay quanh mục tiêu trung tâm.
- Cung cấp tài liệu và phỏng vấn. Danh sách về các tài liệu và các cuộc phỏng vấn cần thiết cho một cuộc điều tra thẩm định pháp lý có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên với độ dài của nó. Công việc của đội ngũ những người thẩm định phải rất kỹ lưỡng trong việc thu thập thông tin. Xem xét các thông tin đó và thiết lập một chu trình. Để làm sao cho những người có liên quan mà bạn sắp phỏng vấn phải có thái độ sẵn sàng đáp ứng những câu hỏi của bạn.
Phỏng vấn luôn là cách thức hàng đầu để xác minh thông tin
1.3 Giai đoạn kết luận
Kết quả của một cuộc thẩm định pháp lý sẽ được xem xét lại vào cuối quy trình điều tra. Trong kết quả, bộ phận thẩm định sẽ trình bày các thông tin thu thập được một cách ngắn gọn nhất có thể. Bộ phận thẩm định cũng sẽ trình bày một bản tóm tắt kết quả. Trong đó sẽ chỉ ra những khám phá quan trọng nhất của một doanh nghiệp.
Kết quả của một quá trình thẩm định pháp lý thường được cung cấp dưới dạng những phân tích. Từ đó bộ phận thẩm định sẽ đưa ra ý kiến về tính hợp lệ của việc bán hoặc mua.
Các kết quả có thể được cung cấp ở định dạng bằng văn bản. Hoặc cuộc trò chuyện bằng lời nói. Điều này phụ thuộc vào quy mô điều tra và sở thích của luật sư và khách hàng.
Kết quả của quá trình thẩm định luôn là thứ mà nhà đầu tư quan tâm hàng đầu
Có thể thấy quy trình để tiến hành Legal Due Diligence rất phức tạp. Nó đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận của bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, khó khăn trong quy trình Legal Due Diligence không chỉ dừng lại ở ngay cách thức tiến hành. Mà còn tồn tại rất nhiều những khó khăn chủ quan và cả khách quan.
2. Những khó khăn trong quá trình tiến hành Legal Due Diligence:
2.1 Thông tin khó xác thực
Legal Due Diligence cần rất nhiều thông tin và dữ liệu về doanh nghiệp mục tiêu. Thông tin có thể do chính doanh nghiệp đó cung cấp cho phía nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư phải tự tìm kiếm. Từ đó, phát sinh một vấn đề khó khăn về tính xác thực của các thông tin thu thập được.
Các thông tin phục vụ cho quá trình Legal Due Diligence do chính doanh nghiệp cung cấp đôi khi đã được chỉnh sửa vì nhiều mục đích, làm mất đi tính chính xác của chúng. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có sự tuân thủ hoàn hảo về mặt pháp lý. Mặt khác, khi bộ phận thẩm định không mấy tin tưởng vào thông tin do doanh nghiệp mục tiêu cung cấp nên quyết định tiếp cận cơ quan nhà nước để thu thập thông tin thì cũng không mấy khả quan hơn vì thủ tục rườm rà và hết sức chậm chạp.
Việc xác thực các thông tin luôn là vấn đề “khó nhằn” trong quá trình thẩm định
2.2 Sự áp lực về mặt thời gian
Từ quy trình tiến hành Legal Due Diligence kể trên có thể thấy rằng. Quá trình thẩm định pháp lý đòi hỏi rất nhiều thời gian để có thể tiến hành một cách quy củ. Tuy nhiên, đôi khi các nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn để chờ đợi bộ phận thẩm định tiến hành step-by-step. Nhà đầu tư luôn muốn có thật nhiều thông tin, nhưng khung thời gian và mặt ngân sách luôn bị giới hạn trong một chừng mực nhất định. Vì vậy, chính áp lực này có thể khiến bộ phận thẩm định bỏ sót rất nhiều thông tin quan trọng.
2.3 Tính khách quan của kết quả thẩm định pháp lý
Dù vô tình hay cố ý, thì các cá nhân tham gia vào quá trình thẩm định pháp lý đôi khi không đảm bảo được sự khách quan. Đặc biệt là khi nhà đầu tư sử dụng luật sư nội bộ của công ty để tiến hành. Sự hứa hẹn hoặc thụ hưởng về mặt lợi ích nào đó có thể được mời chào và khiến kết quả thẩm định không thực sự khách quan. Vì vậy, nếu các nhà đầu tư cần sự khách quan tuyệt đối, hãy tìm đến bên thẩm định thứ ba – bên không có sự liên quan về mặt lợi ích nào trong thương vụ mua bán để đảm bảo sự khách quan và công bằng tuyệt đối.
Kết quả thẩm định có chủ quan hay không đóng vai trò rất quan trọng
3. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm một góc nhìn về Legal Due Diligence. Đây là một thủ tục cần thiết và vô cùng phức tạp. Vì vậy để khai thác hiệu quả từ Legal Due Diligence. Các nhà đầu tư nên nắm rõ những khó khăn và hạn chế để tìm cách khắc phục trong quá trình mua bán và sáp nhập.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn