Profit Station

Tư vấn Doanh nghiệp

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Thông cáo báo chí
    • Thư viện ảnh
    • Liên hệ
  • Sản phẩm & Dịch vụ
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Góc chuyên gia
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Nghề nghiệp

Th1 26 2021

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp khi hoạt động, cần phải chịu sự tác động của hệ sinh thái môi trường kinh doanh. Hệ sinh thái này bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: Liệu có còn tồn tại một thế lực hay nhân tố nào to lớn hơn đằng sau gây ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp. Và gián tiếp tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp hay không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau đây của Profit Station bạn nhé!

Tồn tại một thế lực to lớn hơn có khả năng làm thay đổi môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp là gì?

Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn tồn tại một số nhân tố có khả năng tác động và làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tính chất bắc cầu. Chính những nhân tố này đã, đang và sẽ tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp nhất định lên doanh nghiệp. 

Đó có thể là những nhân tố khách quan tồn tại bên ngoài môi trường doanh nghiệp. Hoặc thậm chí là nhân tố chủ chốt nằm trong chính môi trường kinh doanh. 

Sự nhận biết kịp thời các yếu tố điều chỉnh này giúp doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh hợp lý

2. Các nhân tố nào có thể làm ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp

2.1 Yếu tố thị trường

Một điểm hạn chế của việc phân tích môi trường doanh nghiệp. Đó chính là chỉ phân tích những phần nhỏ của yếu tố thị trường. Ví dụ như: người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, chu kỳ kinh tế,… Trong khi đó, các yếu tố thuộc về thị trường lại là một khía cạnh to lớn khác. Mà chính sự thay đổi của nó sẽ dẫn đến những bước tiến quan trọng. Hoặc sự sụt giảm nghiêm trọng của số lượng và chất lượng các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh. 

Đơn cử như, thị trường quyết định cán cân cân bằng của cung và cầu. Từ đó điều chỉnh số lượng người tiêu dùng hoặc nhà cung cấp cho phù hợp. Bằng sự gia tăng hoặc đào thải. Thị trường cũng góp phần xác định và phân chia các giai đoạn của chu kỳ nền kinh tế. Bao gồm: hình thành, tăng trưởng, phát triển, bão hòa và suy thoái. 

Vì vậy, mọi sự chuyển biến của các yếu tố thuộc về thị trường luôn có thể dẫn đến những sự thay đổi đáng kể của các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó, yêu cầu môi trường bên trong doanh nghiệp có sự điều chỉnh phù hợp để thích nghi.

nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

 

Những yếu tố thuộc về thị trường có ảnh hưởng nhất định đến môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

2.2 Pháp lý và các rào cản thương mại

Pháp lý là một yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp và chính yếu tố chủ chốt này cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 

Mỗi chính sách hay điều luật mà các nước ban hành đều có khả năng thay đổi hoặc điều chỉnh những đặc điểm thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ,… thậm chí là xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa của một quốc gia. 

Một đất nước có pháp luật đãi ngộ cho ngoại thương, không có các rào cản, hạn ngạch về xuất nhập khẩu có thể nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế. Nhanh chóng xác lập các mối quan hệ đối tác, hòa hảo với nhiều nước trên thế giới. 

Ngược lại, cũng chính những chính sách, luật pháp lạc hậu, trọng nền kinh tế ít thành phần, ngăn chặn sự phát triển của kinh tế thị trường cũng khiến cho các yếu tố thuộc về kinh tế trở nên trì trệ, xã hội lạc hậu, công nghệ thông tin lỗi thời,… 

Vậy mới thấy, những điều kiện ưu đãi pháp luật đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường kinh doanh ổn định. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

 

Nền chính trị ổn định với chính sách kinh tế, đối ngoại hòa hảo là điều kiện ổn định để kinh tế phát triển 

2.3 Đối thủ và năng lực cạnh tranh

Tương tự như pháp luật. Đối thủ cạnh tranh chính là một nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp. Cụ thể là môi trường ngành. Đây chính là một nhân tố chủ chốt mà doanh nghiệp cần phải dè chừng. Và sự thay đổi của nhân tố này có thể khiến cục diện cạnh tranh trên thị trường biến đổi đa chiều. Cả theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp.

Có hai loại cấu trúc cạnh tranh chính trong môi trường ngành. Đó là: ngành phân tán và ngành tập trung.

Cấu trúc ngành tập trung

Trong đó, ngành tập trung có ít doanh nghiệp nhưng lại tồn lại một số doanh nghiệp lớn tập trung thâu tóm thị trường, ngược lại, ngành phân tán lại là ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và trình độ, công nghệ, nhân lực của các doanh nghiệp có thể được xem là tương đương với nhau.

nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

 

Mỗi hành động “kéo, thả” của đối thủ đều có thể thay đổi cục diện cạnh tranh trên thị trường

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng. Mà dù doanh nghiệp tồn tại trong bất kì môi trường cạnh tranh nào. Cũng đều chịu tác động của nhân tố này. Ví dụ, trong cấu trúc ngành tập trung. Đối thủ cạnh tranh chủ chốt của các doanh nghiệp là những tập đoàn lớn chiếm lĩnh phần lớn thị phần. 

Trong trường hợp này, các đối thủ cạnh tranh nắm quyền kiểm soát. Cả người tiêu dùng và nhà cung cấp (các yếu tố thuộc về môi trường ngành của doanh nghiệp). Và những thay đổi về công nghệ của đối thủ. Đó chính là nhân tố mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời. Để có thể giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Cấu trúc ngành phân tán

Ngược lại, trong cấu trúc ngành phân tán. Bởi vì trình độ các doanh nghiệp tương đương nhau. Vì thế nếu muốn là người dẫn đầu thị trường. Thì sản phẩm của bạn hoặc là phải khác biệt. Hoặc là phải có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. 

Điều này đòi hỏi bạn có sự thay đổi các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp một cách phù hợp. Bên cạnh đó, phải “rào trước, đón sau” tất cả những sự thay đổi của thị trường, xu thế cải tiến của đối thủ cạnh tranh. Để đảm bảo lúc nào cũng phải giữ một khoảng cách nhất định với đối thủ, không quá xa, cũng không quá gần. Có vậy mới đảm bảo được vị thế cạnh tranh bền vững. 

nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Đảm bảo theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ của đối thủ nếu không muốn trở nên tụt hậu trên thị trường

3. Kết luận

Trên đây là những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp. Và gián tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng qua những thông tin về bài viết này. Bạn đọc sẽ kịp thời nhận biết được những nhân tố nêu trên. Đồng thời đưa ra được những dự báo phù hợp. Để điều hành doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư, Mua bán Doanh nghiệp - M&A

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thẩm định và rà soát thương mại trong Due Diligence

Thẩm định và rà soát thương mại trong Due Diligence

Checklist của Due Diligence trước khi rà soát gồm những gì?

Checklist của Due Diligence trước khi rà soát gồm những gì?

5 loại hình Due Diligence quyết định thành công của thương vụ M&A

5 loại hình Due Diligence quyết định thành công của thương vụ M&A

Tại sao phải thực hiện Due Diligence trước M&A?

Tại sao phải thực hiện Due Diligence trước M&A?

Vai trò của Due Diligence trong M&A

Vai trò của Due Diligence trong M&A

Cách nhìn của người mua-người bán về Due Diligence M&A

Cách nhìn của người mua-người bán về Due Diligence M&A

Bước cơ bản trong quy trình tiến hành thương vụ M&A

Bước cơ bản trong quy trình tiến hành thương vụ M&A

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

ĐIỆN THOẠI
0947 966 905
(Viber & Zalo)
VĂN PHÒNG
Tầng 3, Tòa nhà Khánh Huy,
Số 4 Đỗ Thúc Tịnh, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
EMAIL
contact@profitstation.vn

COPYRIGHT © 2024 - PROFIT STATION COMPANY LIMITED

Zalo
x
x