Thẩm định Due Diligence là quá trình đặc biệt quan trọng trước khi các doanh nghiệp thực hiện bất kì giao dịch nào liên quan đến mua bán, sáp nhập hay đầu tư. Due Diligence nhằm giúp bạn có thể thẩm định, rà soát, so sánh, phân tích, báo cáo về đối tượng dựa trên nguồn thông tin được cung cấp. Về cơ bản, Due Diligence phụ thuộc vào luật pháp mà có sự khác biệt khi so sánh giữa các quốc gia khác nhau. Về quy định cũng như quy trình thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu quy trình Due Diligence đúng chuẩn diễn ra như thế nào qua bài viết dưới đây.
Due Diligence giúp bạn đánh giá đối tượng trên nhiều khía cạnh khác nhau
1. Lợi ích của rà soát đặc biệt Due Diligence
Due Diligence đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Vì những lợi ích mà nó đem lại cho các doanh nghiệp trong quá trình sáp nhập, mua bán.
Due Diligence chủ yếu tập trung vào những khía cạnh liên quan đến pháp lý, thương mại, tài chính nội bộ trong doanh nghiệp. Nhằm đánh giá tiềm năng phát triển của đối tượng. Cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch trên thương trường.
Rà soát Due Diligence đem lại nhiều giá trị thiết thực trong thương vụ
2. Quy trình Due Diligence đúng chuẩn tại Việt Nam
Nhìn chung, Due Diligence là hoạt động tự nguyện mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Trước bắt đầu thương vụ. Tùy vào số năm hoạt động và tình hình của mỗi doanh nghiệp mà quá trình này sẽ tốn thời gian ngắn hay dài.
Các công ty chuyên môn về thẩm định Due Diligence sẽ luôn hỗ trợ bạn thực hiện quá trình này. Tìm hiểu 10 bước chính trong quy trình Due Diligence tiêu chuẩn ở Việt Nam hiện nay.
Quy trình Due Diligence chuẩn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
Bước 1: Xác định mức vốn hóa của doanh nghiệp
Bước này giúp bạn có thể dễ dàng vẽ ra được đồ thị tăng trưởng của doanh nghiệp muốn đầu tư cũng như quy mô của doanh nghiệp. Ngoài ra bạn còn biết được mức dàn trải của cổ đông sở hữu và trên thị trường tiêu thụ. Tùy thuộc vào quy mô công ty lớn hay nhỏ mà giá trị cổ phiếu cũng sẽ khác nhau.
Một số yếu tố bạn cần quan tâm như giá cổ phiếu trên sàn giao dịch nằm ở đâu? Giá cổ phiếu là niêm yết hay là over the counter? Cổ phiếu của công ty có niêm yết ở nước ngoài hay không? Từ đó bạn có thể đánh giá công ty từ góc độ khách quan nhất trước khi đi vào phân tích sâu hơn.
Bước 2: Xem xét doanh thu, lợi nhuận và biên của doanh nghiệp
Những số liệu về doanh thu, lợi nhuận và biên của doanh nghiệp là con số bạn cần xem xét đầu tiên. Bạn có thể xem thêm thông tin về lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Về biên thì nên đánh giá mức độ tăng trưởng, giảm hay giữ nguyên trong các năm qua. Cần xem sự tăng trưởng có ổn định hay biên độ dao động cao. Ngoài ra cũng nên đánh giá về các báo cáo thường niên, theo quý, theo tháng,…
Bước 3: Xác định vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
Sau khi hoàn thành các bước đánh giá về quy mô, doanh thu, lợi nhuận thường niên của doanh nghiệp. Thì đã đến lúc bạn nên thấy được vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Bạn có thể tham khảo số liệu của vài công ty cùng ngành. Để so sánh xem tình hình hoạt động có sự khác nhau thế nào. Những thông tin về đối thủ so sánh bạn có thể xem trực tiếp trên trang chủ công ty hoặc đọc báo tin tức liên quan.
Bước 4: Định giá doanh nghiệp
Đây là bước phân tích chuyên sâu nhất để định giá doanh nghiệp. Trước khi thực hiện thương vụ mua bán, sáp nhập. Những chỉ số bạn cần phải quan tâm là P/Es, price/earning to growth ratio,…Nếu lợi nhuận là chỉ số có độ biến động cao. Thì nên dựa vào những số liệu về lợi nhuận gần đây nhất để có mức độ chính xác hơn.
Bước 5: Kiểm tra lại ban quản lý công ty và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu
Hãy xem xét người điều hành hiện tại của công ty là ban sáng lập viên hoặc đã có sự thay đổi thành viên hội đồng quản trị. Đồng thời xem xét tỷ lệ sở hữu cổ phiếu giữa các thành viên là bao nhiêu.
Bước 6: Kiểm tra bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Việc kiểm tra bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp rất quan trọng. Giúp xác thực lại tính minh bạch của các số liệu được báo cáo thường niên. Khi xem bảng cân đối kế toán cần chú ý đến các vấn đề. Ví dụ: tiền mặt hiện có của công ty, các khoản nợ vay, công nợ. Đồng thời xem xét tỷ lệ nợ trên vốn xem công ty có đang nợ quá nhiều hay không.
Bước 7: Kiểm tra lịch sử giá cổ phiếu trong từng giai đoạn
Bước này giúp bạn đánh giá được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp qua các năm có sự tăng giảm hay ổn định trong từng giai đoạn nhất định.
Bước 8: Xác định khả năng điều chỉnh và quyền chọn cổ phiếu
Xem các báo cáo mẫu của doanh nghiệp để biết được quyền chọn cổ phiếu hiện nay của doanh nghiệp. Và những mong đợi về khả năng điều chỉnh giá cổ phiếu khi thực hiện quyền.
Bước 9: Đánh giá các kỳ vọng
Phân tích cổ phiếu khá phức tạp và không đảm bảo nhiều. Vậy thì bạn có thể tìm hiểu xem lợi nhuận khả thi trong những năm sắp tới. Để làm được điều này cần đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Như quan hệ với đối tác, những sản phẩm mới, quyền sở hữu trí tuệ,…
Bước 10: Phân tích rủi ro
Cuối cùng trước khi đưa ra quyết định. Bạn cần phân tích và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra để có giải pháp lường trước. Một số khía cạnh có thể đánh giá. Ví dụ như những vấn đề về ban lãnh đạo, pháp lý, khả năng hoạt động của doanh nghiệp,…
Quy trình Due Diligence đúng chuẩn gồm 10 bước
Quy trình Due Diligence đúng chuẩn sẽ được luật pháp bảo hộ nên có tính pháp lý cao. Trên đây là những bước cơ bản trong quy trình Due Diligence. Tùy vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn