Thuật ngữ Due Diligence đang ngày càng được sử dụng nhiều. Đặc biệt trong một số hoạt động của quá trình kinh doanh. Due Diligence là một khâu cực kỳ quan trọng. Hành động này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Đây là quá trình cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ nhất về doanh nghiệp mục tiêu cho nhà đầu tư. Và một trong những hoạt động quan trọng trong Due Diligence là rà soát hoạt động/rà soát thương mại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rà soát thương mại là gì, bao gồm những hoạt động ra sao?
Rà soát hoạt động trong Due Diligence là như thế nào?
1. Khái niệm Due Diligence
1.1 Quá trình hình thành khái niệm Due Diligence
Từ trước thế kỉ 15. Thuật ngữ Due Diligence được sử dụng với ý nghĩa thông thường “một sự nỗ lực cần thiết”. Mãi đến năm 1933, nó mới được chính thức sử dụng trong Luật Chứng khoán của Hoa Kỳ. Theo đó, nó được hiểu theo nghĩa là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý”. Nhằm áp dụng cho các đại lý môi giới chứng khoán.
Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được sử dụng giới hạn trong các hoạt động. Ví dụ như: chứng khoán, mua bán cổ phần. Dần dần nó được sử dụng rộng rãi hơn trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm Due Diligence phổ biến hiện nay
Ngày nay, có rất nhiều khái niệm về Due Diligence khác nhau. Tại Mỹ, Due Diligence được xem là những khảo sát, nghiên cứu phân tích sử dụng các thông số đã được công bố rộng rãi hoặc có thể nhận thức từ bên ngoài. Còn ở các nước thuộc Vương Quốc Anh. Hoạt động Due Diligence là việc đánh giá, khảo sát, nghiên cứu phân tích về các dữ liệu “riêng tư” của công ty mục tiêu.
Theo nghĩa thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Due Diligence hay hoạt động thẩm tra, rà soát đặc biệt. Đây là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng, hoặc một hành động với một tiêu chuẩn nhất định. Hoạt động này bao gồm một số rà soát như rà soát thương mại, rà soát pháp lý, rà soát tài chính và một số hoạt động rà soát khác.
Due Diligence hay hoạt động thẩm tra, rà soát đặc biệt
2. Rà soát hoạt động thương mại trong Due Diligence
2.1 Vai trò của hoạt động rà soát thương mại trong Due Diligence
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của một giao dịch M&A. Đó chính là sự thiếu thông tin về doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải tiến hành hoạt động Due Diligence để có cái nhìn chính xác, đầy đủ nhất. Về hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp. Để từ đó bên mua xác định giá trị của doanh nghiệp, nhận diện những rủi ro hiển hiện hoặc tiềm ẩn.
Tùy theo điều kiện, nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp mục tiêu thực hiện rà soát theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn có thể là rà soát tài chính (Financial Due Diligence), rà soát về thương mại (Commercial Due Diligence), rà soát về pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence).
Ngoài ra, một số khía cạnh khác cũng có thể được rà soát thành các khía cạnh riêng. Chẳng hạn như: Thẩm định thuế (Tax Due Diligence), hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).
Một trong những hoạt động không thể bỏ qua trong quá trình Due Diligence là rà soát thương mại (Commercial Due Diligence – CDD). Rà soát thương mại (Commercial Due Diligence – CDD) tập trung vào môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp mục tiêu đang hoạt động. Ví dụ như đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Cũng như đánh giá các giả định sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những hoạt động không thể bỏ qua trong quá trình Due Diligence là rà soát thương mạiCDD
2.2 Các loại phân tích thông tin cần thiết khi rà soát thương mại (Commercial Due Diligence – CDD):
– Phân tích SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức;
– Phân tích KPCs (Key Purchase Criteria): Các tiêu chí của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm công ty;
– Phân tích CSFs (Critical Success Factors): CSFs là điều mà một DN phải có để hoàn thành mục tiêu, chiến lược của họ;
– Phân tích dự báo (Forecast): Đưa ra quan điểm rõ ràng về viễn cảnh của công ty mục tiêu và khả năng thành công của nó. Đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường và tốc độ dự báo của DN.
2.3 Nội dung mẫu báo cáo CDD cơ bản:
Phần báo cáo | Giải trình |
Điều khoản tham khảo | Tóm tắt các phương pháp được sử dụng để thực hiện báo cáo |
Các vấn đề chủ chốt | Gồm nhiều điểm, tóm tắt tất cả các vấn đề chính |
Kết luận | Kết luận cho mỗi thị trường, các đơn vị kinh doanh và doanh thu được phân tích |
Phân tích | Phân tích tất cả các vấn đề đã nêu ở phần kết luận dựa trên thông tin thực tế. Nếu thông tin không đủ có thể dùng ý kiến cá nhân, miễn là thuyết phục |
Dữ liệu bổ sung | Các bản ghi của tất cả những thảo luận, phỏng vấn quan trọng |
Phụ lục | Tài liệu giải trình cụ thể về công ty hoặc ngành sản xuất |
Rà soát thương mại là một trong những hoạt động không thể bỏ qua trong quá trình Due Diligence
3. Kết luận
Chúng ta vừa tìm hiểu về Due Diligence là gì. Tầm quan trọng của rà soát thương mại trong Due Diligence. Để đưa ra quyết định đầu từ hiệu quả. Thì nhà đầu tư không thể không dựa trên những thông tin chính xác, đầy đủ của quá trình Due Diligence.
Nếu muốn tránh những vấn đề như đầu tư không hiệu quả, đầu tư sai. Bắt buộc bạn cần thông qua Due Diligence. Đặc biệt trong quá trình đó là rà soát thương mại.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn