Hiện nay, với xu hướng hội nhập và phát triển đã có rất nhiều thương vụ M&A ra đời. Khi một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp. Hoặc nhà đầu tư đang cân nhắc ý định mua bán, sáp nhập. Việc rà soát cẩn thận trước khi thực hiện thương vụ là tất yếu. Hoạt động này sẽ đem lại sự tự tin cho quyết định của nhà đầu tư. Làm thế nào để rà soát hiệu quả? Cần rà soát những vấn đề gì của doanh nghiệp mục tiêu? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong Due Diligence. Đó là hoạt động rà soát pháp lý.
M&A đang là xu thế của thế giới và cả Việt Nam
1. Khái niệm Due Diligence
Để hiểu đúng các hoạt động trong Due Diligence cũng như nắm rõ những vấn đề cần rà soát. Chúng ta cần hiểu: Due Diligence là gì?
Due Diligence hay còn được gọi là hoạt động thẩm tra. Due Diligence là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng sáp nhập mua bán, hoặc kêu gọi đầu tư.
Thuật ngữ này thường được áp dụng rộng rãi hơn đối với các cuộc thẩm tra tự nguyện. Due Diligence hay tiếng việt gọi là “Rà soát đặc biệt”. Thông thường, rà soát đặc biệt có 3 khía cạnh chính khi thực hiện Due Diligence là: pháp lý, tài chính và thương mại.
2. Rà soát pháp lý trong Due Diligence
Một hoạt động rà soát không thể thiếu trong quá trình Due Diligence. Đó chính là rà soát pháp lý (Legal Due Diligence). Hoạt động này, nhằm tìm hiểu cơ sở pháp lý của đối tượng.
Ngoài ra, việc xem xét các khía cạnh pháp lý cũng bao gồm trợ giúp soạn thảo các hợp đồng khi thực hiện thương vụ, xem xét tính chất pháp lý của các khoản vay, quyền sở hữu các bất động sản, lao động hoặc các vấn đề khác liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp.
Thông thường, việc xem xét các khía cạnh pháp lý sẽ do các Công ty Luật phụ trách thẩm định. Hoạt động thẩm định pháp lý nhằm tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý. Từ đó giúp đánh giá những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp.
Không một nhà đầu tư nào có thể tự tin rót vốn vào công ty, dự án nào. Khi họ chưa tiến hành các hoạt động rà soát, đặc biệt là rà soát về vấn về pháp lý. Việc phát hiện các lỗ hổng pháp lý trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư tránh được nhiều vấn đề. Ví dụ như trường hợp không minh bạch, pháp lý không rõ ràng…của doanh nghiệp mục tiêu.
Rà soát pháp lý là một trong những việc quan trọng của Due Diligence
3. Một số vấn đề cơ bản mà thẩm định pháp lý doanh nghiệp cần rà soát:
3.1 Rà soát tính pháp lý của hồ sơ thành lập và hoạt động.
Một số giấy tờ cần phải rà soát như:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế,
– Danh sách cổ đông/ Thành viên sáng lập của Doanh nghiệp,
– Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
– Điều lệ doanh nghiệp và một số tài liệu liên quan khác.
– Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (nếu có)
3.2 Rà soát tình pháp lý về vốn và chủ sở hữu.
– Các biên bản, thoả thuận, hợp đồng góp vốn giữa các sáng lập viên/ thành viên/ cổ đông sáng lập/ cổ đông hiện hữu.
– Danh sách thành viên/ Sổ đăng ký cổ đông/ Giấy chứng nhận vốn góp/ Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần và tài liệu tương đương (nếu có).
– Biên bản định giá tài sản góp vốn/ Chứng thư thẩm định giá tài sản góp vốn. Chứng từ, tài liệu chứng minh giao dịch chuyển khoản cho vấn đề góp vốn,
3.3 Rà soát nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức
– Danh sách và thông tin cá nhân của: Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị; Đại hội đồng cổ đông; các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp (cấp bậc quản lý/ trưởng phòng trở lên).
– Các biên bản, quyết định, thông báo liên quan đến việc thuê/ bổ nhiệm/ hình thức tuyển dụng khác/ bãi nhiệm/ miễn nhiệm/ xử lý kỷ luật các nhân sự quản lý, điều hành doanh nghiệp
– Tất cả biên bản họp, nghị quyết/ quyết định của hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên và đại hội đồng cổ đông về các vấn đề của doanh nghiệp, Ban giám đốc, quyết định của Tổng giám đốc/Giám đốc (nếu có).
3.4 Về lao động
– Các loại hợp đồng lao động không xác định thời gian.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Hợp đồng mùa vụ/theo công việc nhất định dưới 12 tháng.
– Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
– Danh sách người lao động được đóng bảo hiểm xã hội và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kèm theo xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
– Thang, bảng lương đã đăng ký.
– Các quy chế lao động nội bộ: Quy chế xử lý kỷ luật lao động; Quy chế bảo mật; Quy chế thưởng – phụ cấp – hỗ trợ;
– Toàn bộ tài liệu, hồ sơ về việc xử lý kỷ luật lao động, tranh chấp về lao động, chấm dứt/tạm ngừng/điều chỉnh quan hệ lao động (nếu có).
Rà soát pháp lý giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về vấn đề pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu
3.5 Về Hợp đồng giao dịch
– Hợp đồng thuê/hợp tác sử dụng mặt bằng/cho mượn/chuyển nhượng mặt bằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Văn bản uỷ quyền/chấp thuận/chỉ định nhân sự ký kết/tham gia thực hiện hợp đồng/ giao dịch tương ứng.
3. 6 Về thuế và kế toán
– Bộ báo cáo tài chính các năm, tờ khai thuế giá trị gia tăng.
– Sổ kế toán doanh nghiệp (nhật ký chung), sổ phục ngân hàng.
– Hoá đơn chứng từ đầu ra và đầu các năm.
– Biên lai, xác nhận, thông báo về việc hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền thuế các năm.
– Tài liệu, thông tin về tranh chấp, khiếu nại về thuế (nếu có).
3.7 Về tài sản
– Danh mục tài sản được sở hữu/thuê hoặc cho thuê/được sử dụng dưới hình thức khác bởi doanh nghiệp.
– Các văn bản có liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp/chủ sở hữu doanh nghiệp.
– Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc sở hữu các tài sản cố định của doanh nghiệp.
– Các thỏa thuận cho vay/cầm cố/bảo lãnh/thế chấp/mua bán/hình thức khác ảnh hưởng đến quyền sở hữu của doanh nghiệp với tài sản hiện tại và trong tương lai (nếu có).
3.8 Về ngân hàng và tín dụng
– Danh sách và thông tin chi tiết tài khoản ngân hàng kể cả tài khoản cá nhân được chỉ định nhận thanh toán (nếu có).
– Các xác nhận chính thức từ ngân hàng về tình trạng tài khoản doanh nghiệp và bảng sao kê giao dịch tài khoản doanh nghiệp trong 03 năm tài chính gần nhất.
– Toàn bộ hợp đồng, thỏa thuận tín dụng khác với ngân hàng/tổ chức được ngân hàng chỉ định/ tổ chức khác có liên quan (nếu có).
3.9 Về điều kiện kinh doanh – giấy phép
– Toàn bộ các giấy phép/chứng nhận/chấp thuận/xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thông báo, đăng ký khác cho mọi loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (giấy phép) hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp có giá trị tương đương.
– Các loại giấy phép khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.
– Và các giấy tờ có liên quan khác
3.10 Về xử phạt, tranh chấp và tố tụng
– Danh sách và tài liệu có liên quan đến các tranh chấp của doanh nghiệp/cổ đông sáng lập/thành viên sáng lập.
– Biên bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính/thanh tra/kiểm tra do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Rà soát pháp lý của doanh nghiệp không thể thiếu trong Due Diligence
Chúng ta vừa tìm hiểu cụ thể về rà soát pháp lý của doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động rà soát cực kỳ quan trọng trong quá trình Due Diligence. Từ quá trình rà soát này, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn thực tế, tổng quan nhất về các vấn đề. Ví dụ như, pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu cũng như những tranh chấp hiện có và tránh các vấn đề mâu thuẫn, phát sinh sau này.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn