Gọi vốn là một trong những bước đầu quan trọng của các startup. Tuy nhiên làm cách nào để có được quyết định rót vốn từ nhà đầu tư? Câu trả lời đó chính là startup phải có được niềm tin nơi nhà đầu tư. Bằng cách chứng minh tính minh bạch về pháp lý. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp gọi vốn cần chuẩn bị trước những gì để quá trình Due Diligence diễn ra thuận lợi, thúc đẩy gọi vốn nhanh chóng hơn.
Startups cần có bước chuẩn bị cụ thể để quá trình due diligence diễn ra nhanh hơn.
1. Cần chuẩn bị những gì trước khi Due Diligence? Phương án kinh doanh hấp dẫn
Phân tích phương án kinh doanh là một phần của quá trình rà soát thương mại (Commercial Due Diligence – CDD). Để CDD diễn ra thuận lợi thì nhà sáng lập cần phải cho nhà đầu tư thấy được định hướng kinh doanh. Và phương pháp để có được lợi nhuận.
Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Bạn có gì khác biệt so với những đối thủ khác? Kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Những câu hỏi mang tính chiến lược cần được trả lời rõ ràng. Nếu muốn có được lòng tin nơi nhà đầu tư.
Một phương án kinh doanh hấp dẫn cần phải cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Không có một kế hoạch kinh doanh nào không tiềm ẩn rủi ro trong nó. Từ rào cản gia nhập thị trường đến chi phí tiếp thị quá cao trong khi giá bán thấp. Không chỉ hấp dẫn, một kế hoạch kinh doanh tốt là một kế hoạch thực tế và khả thi. Đừng chăm chăm “lựa trái anh đào”. Bởi vì hơn ai hết những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn hiểu rằng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Và một viễn cảnh quá tươi đẹp chỉ là “sự ảo tưởng” của nhà hoạch định.
Một kế hoạch kinh doanh hấp dẫn sẽ giúp startups thu hút nhà đầu tư.
2. Cách thức quản trị và điều hành hiệu quả
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không chỉ là một doanh nghiệp có khả năng tạo doanh thu cao. Mà còn biết kiểm soát chi phí tối ưu. Chi phí là một cấu thành trong Bảng cân đối kế toán. Nó tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận công ty, Thuế phải đóng cho Nhà nước. Và dĩ nhiên là lợi tức mà chủ đầu tư nhận được.
Có nhiều loại chi phí, thất thoát khác nhau có thể xảy ra trong một doanh nghiệp non trẻ. Tiền mất đi do những chi tiêu lãng phí chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Bên cạnh những chi phí khó đong đếm khác như cơ hội kinh doanh hay nhân tài nghỉ việc tại công ty.
Do đó, hãy tập trung xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp của mình một cách quy củ để giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Khả năng quản lý nguồn vốn, dòng tiền
Dòng tiền là một trong những đối tượng của rà soát tài chính (Financial Due Diligence – FDD). Lời khuyên hữu ích cho bất cứ doanh nghiệp nào về FDD là hãy chuẩn hóa tài liệu, pháp lý và sổ sách doanh nghiệp ngay từ đầu hoặc trước khi bước vào giai đoạn gọi vốn. Minh bạch là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu, vì vậy cần có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung sổ sách, tài liệu hợp lý; tránh lạm dụng chiêu trò để dối lừa, qua mặt nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư còn quan tâm đến khả năng quản lý nguồn vốn, dòng tiền của startup.
Nhà đầu tư là những bậc thầy về quản lý dòng tiền. Bất cứ chi tiết làm giả số liệu nào cũng không thể qua mắt được họ. Vì vậy, thay vì sử dụng chiêu trò, startup nên tập trung vào khả năng quản lý dòng tiền và nguồn vốn của mình, đồng thời cần có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng “gãy vòng vốn” gây khó khăn cho kinh doanh.
4. Cần chuẩn bị những gì trước khi Due Diligence? Củng cố đội ngũ nhân sự
Yếu tố con người là hạt nhân trong mọi tổ chức, trong đó có startup. Có thể thời gian ban đầu, với nguồn lực và khả năng tổ chức có hạn, bổ máy tổ chức của doanh nghiệp còn lỏng lẻo và có nhiều hạn chế. Nhưng nếu muốn thành công khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, hãy tạo nên một tập thể gắn kết nhằm thực hiện mục tiêu chung, từ đó thuyết phục nhà đầu tư yên tâm rót vốn vào doanh nghiệp của mình.
Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, bộ máy tổ chức nhân sự của startup có thể thay đổi dựa theo nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, dù có nhiều thay đổi trong nhân sự nhưng người sáng lập không bao giờ được phép thay đổi, bởi vì người sáng lập của một startup chính là “linh hồn” và là lý do mà startup đó tồn tại.
Đội ngũ nhân sự là hạt nhân của các startups.
Ngoài những thông tin về Ban quản trị, startup còn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả tài liệu và hồ sơ về đội ngũ lao động bao gồm Hợp đồng lao động, Chứng nhận đóng bảo hiểm lao động hay thậm chí là những Tài liệu về kiện tụng và tranh chấp trước kia với người lao động. Một doanh nghiệp thực hiện đủ và đúng Luật Lao động, đồng thời có chính sách chăm lo cho nhân viên thường được các chủ đầu tư đánh giá rất cao.
5. Kết luận
Trên đây là những lưu ý dành cho startup trước khi thực hiện due diligence. Hãy luôn nhớ rằng: “Thành công trong bước chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thành công!”
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn