Tại Việt Nam, theo nhiều thống kê kinh tế thì 80% số lượng startup không duy trì hoạt động được đến năm thứ 3. Các công ty khởi nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn, rủi ro và thách thức trong suốt những năm đầu tiên. Một trong số những thử thách đó chính là việc gọi vốn đầu tư. Vì sao có rất ít startup gọi vốn thành công? Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu khiến các startup khó gọi vốn đầu tư.
1. Startup khó gọi vốn đầu tư do cạnh tranh về nguồn vốn
Hiện nay, nhiều startup hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, số lượng đơn vị đầu tư lại ít hơn hẳn số startup cần gọi vốn. Vì vậy, các nhà khởi nghiệp phải tìm kiếm và thu hút những nhà đầu tư. Để được rót vốn cho mô hình kinh doanh của mình. Kết quả là xảy ra sự cạnh tranh khắc nghiệt về nguồn vốn cho startups.
Về phía nhà đầu tư, chắc chắn là họ luôn mong muốn đồng vốn của mình sẽ tạo ra lợi nhuận khi rót vào startups. Do đó họ sẽ xem xét rất nhiều các yếu tố. Để đánh giá khả năng thành công của bên khởi nghiệp. Các nhà đầu tư Việt thường chọn những startup đã có vị trí trên thị trường. Startup đã xây dựng thương hiệu, phần nào đạt mức độ thành công. Cũng như có số lượng khách hàng nhất định và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì thế mà các startup phải nỗ lực không ngừng để quảng bá thương hiệu. Thông qua các hoạt động tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ …
Số lượng đơn vị đầu tư ít hơn hẳn số lượng startup cần gọi vốn dẫn đến cạnh tranh về nguồn vốn.
2. Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đội ngũ nhân sự chất lượng
Không ít các công ty startup đang thực hiện chủ trương tiết kiệm cho việc tuyển dụng nhân sự. Thông thường là họ chỉ chọn sinh viên thực tập hoặc mới ra trường. Để trả mức lương thấp nhằm giảm chi phí. Hậu quả là chất lượng của phần lớn đội ngũ này chưa được cao. Do thiếu cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm, cần được đào tạo trong một khoảng thời gian nhất định.
Thêm vào đó là sự thiếu ổn định của các đối tượng này. Sinh viên sẽ kết thúc quá trình làm việc sau kỳ thực tập, người mới tốt nghiệp có xu hướng đổi chỗ làm liên tục sau vài tháng học hỏi kinh nghiệm. Điều này sẽ gây thêm khó khăn cho hoạt động của startup. Trong khi đó thì những ứng viên giỏi lại đòi hỏi cao về mức lương, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc … Đây là những điều mà đa số các công ty khởi nghiệp khó đáp ứng được.
Vấn đề nhân sự luôn là một trong những bài toán hóc búa cho các startups.
Rất khó để các startup sở hữu một đội ngũ nhân viên đạt hiệu quả tốt, chấp nhận “kề vai sát cánh” trong giai đoạn ban đầu đầy khó khăn. Vấn đề nhân sự vì thế luôn được xem là bài toán hóc búa cho các nhà khởi nghiệp.
3. Startup khó gọi vốn đầu tư do thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Việc trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản lẫn nâng cao trong lĩnh vực mà bạn muốn khởi nghiệp là thật sự cần thiết. Trong thực tế thì nhiều nhà sáng lập của các startup Việt lại không chuẩn bị hay cập nhật các kiến thức quan trọng.
Lấy ví dụ điển hình là một công ty mới chuyên về công nghệ. Thì đội ngũ nhân sự làm việc trong mảng này cần phải cập nhật những xu hướng mới nhất. Cũng như các công nghệ tiên tiến được phát triển trên thế giới. Đó là cách để cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường. Cũng như được đông đảo khách hàng, đối tác tin tưởng. Ngoài việc không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Lời khuyên hoặc gợi ý của họ có thể là những bài học quý giá. Mà bạn khó tìm được trong các tài liệu chuyên môn.
4. Gặp áp lực về thời gian
Đối với các startups, thời gian vô cùng quý giá. Vì những nhà đầu tư luôn muốn nhanh chóng thu được lợi nhuận. Áp lực này có thể dẫn đến những quyết định thiếu chính xác cho hoạt động của bên khởi nghiệp. Khiến tình hình càng thêm khó khăn, gây căng thẳng cho cả hai phía.
Nhà đầu tư luôn muốn nhanh chóng thu lợi nhuận nên đối với các startup thời gian là vô cùng quý giá.
Hơn thế nữa, trong thời gian đầu hoạt động startup thường phải bù lỗ. Và nếu tình hình này diễn ra lâu dài thì sẽ khiến doanh nghiệp còn non trẻ không thể cầm cự nổi. Vì thế mà nhà đầu tư và startup sẽ đặt mục tiêu sinh lợi nhuận từ 3-6 tháng hoạt động và có tín hiệu phát triển theo hướng khả quan. Điều này được thực hiện khi đội ngũ điều hành startup biết cách sắp xếp. Và tập trung nguồn lực để hoàn thành những kế hoạch và mục đích cụ thể.
5. Kết luận
Việc đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong giai đoạn khởi đầu khiến các startup khó gọi vốn đầu tư. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần “thép” nếu bạn đang ấp ủ ý định bắt tay vào xây dựng mô hình kinh doanh mới. Làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn, cách xử lý những quyết định sai lầm, các rủi ro có thể gặp phải … đều phải được dự tính trước. Đừng ngại học hỏi những nhà khởi nghiệp đã thành công. Một trong những lời khuyên chân thành của họ là đừng nản lòng, cứ từng bước một mà tiến gần hơn trên con đường đã chọn. Luôn có chiến lược cụ thể và huy động tất cả nguồn lực cho những mục tiêu quan trọng nhất sẽ là những tiêu chí để hấp dẫn nhà đầu tư.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn