Hầu hết các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) hay kêu gọi đầu tư đều thực hiện rà soát đặc biệt (Due Diligence). Vì hoạt động này mang tính pháp lý cao và đem lại cái nhìn khách quan trên nhiều khía cạnh khác nhau của đối tượng cần thẩm định.
Hoạt động M&A hiện nay đang trở thành thế mạnh của thị trường Việt Nam. Vì nó mang lại nhiều lợi ích như cộng hưởng, cải thiện tình hình tài chính, tận dụng quy mô dài hạn, giảm thiểu chi phí ngắn hạn, tận dụng nguồn lực có sẵn,…
Due Diligence giúp đo lường những rủi ro trong thương vụ M&A
1. Trước khi thực hiện thủ tục Due Diligence cần xem xét khía cạnh nào?
Hoạt động mua bán sáp nhập hay còn gọi là Merging and Acquisition được dự báo là ngày càng sôi động. Và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang toàn cầu hóa như hiện nay. Thì M&A đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho cả bên bán lẫn bên mua.
Thế nhưng hoạt động M&A cũng tiềm ẩn vô số rủi ro dẫn đến nhiều thương vụ bị thất bại. Do đó, quá trình rà soát đặc biệt Due Diligence sẽ là giải pháp hiệu quả. Giúp thẩm định những yếu tố rủi ro tác động xấu đến hoạt động M&A.
Due Diligence như bản tóm tắt tình hình của doanh nghiệp
Về cơ bản thì Due Diligence được đánh giá trong 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xem xét đối tượng mục tiêu
Trong tất cả các bước thì xem xét đối tượng mục tiêu đóng vai trò quan trọng nhất. Bước này nhằm thẩm định, điều tra, phân tích, đánh giá, báo cáo về đối tượng cụ thể trên nhiều phương diện khác nhau.
1.1 Những bản báo cáo tài chính:
Thông thường thương vụ M&A chỉ được thực hiện đối với những doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trên 5 năm. Do đó, cần phải xem các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong vòng từ 3-5 năm trở lại đây để xác thực tính minh bạch.
Một số số liệu cần đánh giá như tỷ suất lợi nhuận, mức độ tương quan giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính thường niên,…
1.2 Những khoản phải thu và phải chi:
Tiến hành kiểm tra các khoản thu và chi của doanh nghiệp. Cũng như thời hạn thanh toán hóa đơn là bao lâu. Ngoài ra cũng tìm hiểu các khoản công nợ của doanh nghiệp xem có bị rơi vào các khoản nợ xấu hay không.
1.3 Đội ngũ nhân viên:
Xem xét và đánh giá đội ngũ nhân viên chủ chốt của công ty khá quan trọng. Cần dựa trên một số cơ sở như lực lượng nhân viên, thâm niên của các nhân viên, tỷ lệ thay đổi nhân viên từng phòng ban, khả năng tiếp tục ở lại công ty khi có sự thay đổi về người chủ sở hữu,…
1.4 Khách hàng:
Dữ liệu về khách hàng của doanh nghiệp sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động của công ty. Dữ liệu khách hàng sẽ giúp đánh giá được nhóm khách hàng tiềm năng. Cũng như khách hàng trung thành, đối tác. Chính sách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, giải quyết khiếu nại hay tranh chấp như thế nào.
1.5 Vị trí kinh doanh:
Đối với một số công ty mảng retail (bán lẻ). Thì vị trí kinh doanh rất quan trọng vì thông qua đó có thể đánh giá tình hình kinh doanh của công ty.
1.6 Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường:
Cần đặt ra câu hỏi về vị thế của doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn dễ dàng định giá được doanh nghiệp trên thị trường cùng ngành.
1.7 Cơ sở vật chất:
Ngoài ra cũng cần xem xét về phương diện cơ sở vật chất hiện tại của doanh nghiệp có cần tu sửa nhiều hay không.
Bước 2: Đàm phán giá
Khả năng thành công hay thất bại trong thương vụ M&A phụ thuộc rất nhiều vào bước đàm phán giá hợp lý giữa các bên có liên quan.
Bước 3: Hoàn tất hoạt động M&A
Sau khi thực hiện xong các bước trên thì hoạt động M&A đã thành công.
Due Diligence được đánh giá trong 3 bước cơ bản
2. Vì sao Due Diligence đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ?
Due Diligence không chỉ đơn thuần là thuật ngữ trong hoạt động kinh doanh. Mà nó còn là cơ sở pháp lý đánh giá trong các thương vụ M&A.
Giả sử nếu không có hoạt động Due Diligence thì sẽ rất khó dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như hình dung được bức tranh toàn cảnh trong tương lai của doanh nghiệp trên thị trường.
Rà soát đặc biệt Due Diligence đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. Dựa trên các bảng báo cáo LDD, FDD, CDD,… Và từ các tài liệu và các thông tin được cung cấp. Vì vậy, những báo cáo Due Diligence sẽ là phương tiện hiệu quả giúp thẩm định, rà soát được những rủi ro. Và đồng thời định giá doanh nghiệp nhanh chóng. Thế nhưng để thực hiện Due Diligence cần sự đồng thuận và hợp tác của các bên liên quan.
Due Diligence góp phần quan trọng trong quyết định mua bán và sáp nhập
3. Kết luận
Thẩm định chi tiết Due Diligence là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ như: bất động sản, tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin. Due Diligence giữ một vai trò hết sức quan trọng trong các thương vụ M&A.
Không chỉ mang giá trị pháp lý. Due Diligence còn giúp bạn đo lường được những rủi ro không mong muốn với đối tượng cụ thể. Do đó, hoạt động này quyết định nhiều đến sự thành công. Hay thất bại trong việc mua bán, sáp nhập cũng như huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn